Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam
Giá heo hơi chạm mốc 81.000 đồng/kg, ai được hưởng lợi? Giá cà phê trên hai sàn tăng mạnh, trong nước hướng đến mức 135.000 đồng/kg Cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ thương chiến? |
![]() |
Ốc hương, nghêu và điệp được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng. |
Trong quý I/2025, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đạt tổng kim ngạch 63 triệu USD, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đã vươn lên vị trí dẫn đầu, với tổng giá trị nhập khẩu hơn 23 triệu USD, tăng gần 2.000%.
Nếu quý I/2024, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) chỉ chiếm 4%, thì sang quý I/2025 thị trường này đã nhảy vọt lên chiếm tới 37%. Con số này vượt xa các thị trường quan trọng khác như EU với 18 triệu USD, Mỹ với hơn 6 triệu USD.
Các loại nhuyễn thể có vỏ mà khách hàng tại Trung Quốc ưa chuộng nhất là ốc hương, nghêu và điệp. Trong đó, Trung Quốc chi tới 16 triệu USD để mua ốc hương sống từ Việt Nam, chi gần 5 triệu USD để mua nghêu sống và gần 3 triệu USD để mua điệp đông lạnh.
Những sản phẩm này tiêu thụ tốt tại các vùng ven biển phía Nam Trung Quốc - nơi có ngành dịch vụ ăn uống phát triển.
Việc Trung Quốc chi mạnh tay nhập các loại nhuyễn thể có vỏ nói trên cho thấy rõ xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng sản phẩm tươi sống và đông lạnh chất lượng cao. Đây là lợi thế lớn cho doanh nghiệp sản xuất và chế biến nhuyễn thể của Việt Nam để mở rộng thị phần tại thị trường đầy tiềm năng này.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), đến hết tháng 4 năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 640 triệu USD, tăng mạnh 60% so với cùng kỳ năm 2024. Trung Quốc chính thức vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
VASEP cho biết, trong bối cảnh thị trường truyền thống EU đưa ra nhiều quy định khắt khe hơn, Trung Quốc nổi lên như một thị trường chiến lược. Ngoài tiêu thụ sản lượng lớn, quy chuẩn về nhập khẩu vào thị trường này linh hoạt; hệ thống tiêu thụ đa dạng từ siêu thị đến chợ đầu mối.
Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 4/2025 vừa qua đã tạo thêm động lực mạnh mẽ cho quan hệ thương mại song phương. Hai bên cam kết tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông thủy sản, thúc đẩy quy trình thông quan thuận lợi hơn, mở rộng “luồng xanh” cho hàng tươi sống của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, giúp rút ngắn thời gian và chi phí logistics.
Để tận dụng tối đa cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đầu tư sâu vào chất lượng sản phẩm, quy trình bảo quản sau thu hoạch, và hệ thống truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, việc bảo đảm chuẩn hóa quy trình nuôi trồng và kiểm dịch cũng là yếu tố then chốt để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối với hệ thống logistics và các đầu mối thương mại biên giới để tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển. Việc tận dụng tốt các chính sách mới được thống nhất sau chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm lợi thế trong đàm phán giá cả và mở rộng thị phần tại thị trường đầy tiềm năng này.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới

Mở cửa thị thực, kết nối số, thúc đẩy du lịch xanh

Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo khơi thông điểm nghẽn, bứt phá xuất khẩu nông lâm thủy sản

Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%
