Xuất khẩu chiếm 50% toàn cầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hồ tiêu?
Giá hồ tiêu trong nước ổn định, xuất khẩu tăng mạnh nhờ giá bán cao Giá hồ tiêu trong nước giảm tới 4.000 đồng/kg Giá hồ tiêu sẽ thủng mốc 150.000 đồng/kg? |
![]() |
Dù giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, Việt Nam vẫn đều đặn nhập khẩu một lượng lớn tiêu từ các nước. |
"Vua xuất khẩu" vẫn phải nhập hàng
Theo ông Hoàng Phước Bính, chỉ trong tháng 4/2025, Việt Nam đã nhập khẩu 5.688 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 5.209 tấn tiêu đen và 479 tấn tiêu trắng, với kim ngạch lên đến 36,7 triệu USD. So với tháng trước, khối lượng nhập khẩu tăng 15,1% và giá trị tăng tới 27,2%, tiệm cận mức kỷ lục của tháng 5/2021.
Nguồn cung chủ yếu đến từ Brazil (chiếm 66,7% tổng lượng nhập khẩu), đạt 3.792 tấn – tăng gần 24%. Bên cạnh đó, Campuchia cũng tăng vọt lượng cung ứng lên 1.171 tấn – tăng tới 127,8%. Tính chung 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập tổng cộng 15.374 tấn hồ tiêu với giá trị kim ngạch 88,3 triệu USD – tăng 25,3% về lượng và 104,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều ý kiến cho rằng việc quốc gia dẫn đầu xuất khẩu lại phải nhập khẩu tiêu là điều bất thường. Tuy nhiên, ông Bính cho rằng đây là xu hướng bình thường trong cơ chế thị trường. “Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu tiêu chủ yếu để phục vụ chế biến xuất khẩu, giúp giữ vững vị thế xuất khẩu hạt tiêu trên thị trường quốc tế,” ông nhấn mạnh.
Mặc dù chất lượng tiêu Brazil không sánh bằng tiêu Việt, nhưng nhờ giá thấp, các doanh nghiệp thường phối trộn tiêu nhập khẩu với tiêu trong nước để tối ưu chi phí và tăng sức cạnh tranh. Xu hướng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn phổ biến tại nhiều quốc gia khác.
Giá tiêu sẽ tăng trong trung và dài hạn
![]() |
Ông Hoàng Phước Bính – nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê. Ảnh T.T |
Bên cạnh những con số về xuất nhập khẩu, ông Hoàng Phước Bính cũng đưa ra nhận định đáng chú ý về thị trường tiêu Trung Quốc – một thị trường lớn nhưng hiện vẫn chưa nhập khẩu nhiều từ Việt Nam. Nguyên nhân chính nằm ở tình hình kinh tế nội tại, thủ tục xuất nhập khẩu và chiến lược kìm giá của nước này.
Tuy nhiên, giá tiêu tại Trung Quốc hiện đang cao hơn giá tiêu Việt Nam từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg, cho thấy khả năng nước này sẽ sớm tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới.
Về diễn biến giá cả, ông Bính nhận định giá hồ tiêu có xu hướng tăng do cung cầu không cân đối. Tính đến cuối tháng 4/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đạt 510,6 triệu USD, tuy giảm 10,6% về lượng nhưng lại tăng 45% về giá trị. Điều này phản ánh nhu cầu vẫn cao nhưng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu do sản lượng sụt giảm và nông dân không muốn bán ra ở mức giá chưa đạt kỳ vọng.
“Mất mùa và diện tích trồng tiêu không tăng do nông dân chuyển sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn sẽ khiến nguồn cung khó cải thiện trong năm nay,” ông Bính cảnh báo. Ông dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu trong trung và dài hạn.
Việc Việt Nam nhập khẩu hồ tiêu trong khi là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới không phải là nghịch lý mà là sự lựa chọn chiến lược trong sản xuất và chế biến. Trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu hạn chế, nhu cầu tăng và sản lượng trong nước sụt giảm, giá hồ tiêu được dự báo sẽ tiếp tục đi lên – là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp nhưng cũng là thách thức cho chiến lược phát triển bền vững ngành hàng này.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 21 tỷ USD: Nỗ lực vượt sóng thương mại

Kết nối yến sào, sầu riêng Việt với thị trường tỷ dân qua cửa khẩu thông minh

Nông sản bứt phá, trụ cột mới thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đầu năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo khơi thông điểm nghẽn, bứt phá xuất khẩu nông lâm thủy sản

Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ

Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này
