Giá gạo xuất khẩu đang rẻ nhất thế giới:

Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt

Từ vị trí đứng đầu về giá, thời gian gần đây giá gạo Việt Nam liên tục lao dốc, xuyên thủng mốc 400 USD/tấn. Ở mức này, mặt hàng được ví như “hạt ngọc Việt” đang có giá rẻ nhất châu Á.
Lần đầu tiên xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 5 tỷ USD Tăng sức cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam
Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt
Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt.

Gạo Việt vào đà giảm giá mạnh

Cập nhật mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hôm 7/2, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm xuất khẩu của nước ta giảm còn 399 USD/tấn. Theo đó, gạo Việt đang có giá rẻ nhất châu Á khi thấp hơn hàng cùng loại của Thái Lan tới 32 USD/tấn, thấp hơn hàng Ấn Độ 14 USD/tấn và Pakistan 5 USD/tấn.

Điều này rất hiếm khi xảy ra, bởi trên thị trường thế giới, gạo Việt có cùng phân khúc và chất lượng với gạo Thái Lan. Mặt hàng này của nước ta chủ yếu cạnh tranh với hàng Thái, còn giá luôn cao hơn hàng Ấn Độ và Pakistan.

Đáng chú ý, với mức 399 USD/tấn, giá gạo Việt thấp hơn cả mốc 533 USD/tấn ghi nhận vào ngày 19/7/2023 (thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo).

Còn so với giá đỉnh 663 USD/tấn hồi cuối tháng 11/2023, giá gạo 5% tấm xuất khẩu đã giảm 264 USD/tấn, tương đương mức giảm 39,8%.

Đây cũng là mức giá thấp nhất kể từ năm 2023 tới nay. Không chỉ vậy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn cả giá gạo 25% tấm của Thái Lan (410 USD/tấn).

Tương tự, gạo 25% tấm xuất khẩu của nước ta cũng giảm chỉ còn 371 USD/tấn. Trong khi đó, mặt hàng cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan có giá lần lượt là 410 USD/tấn, 394 USD/tấn và 377 USD/tấn.

Lý giải về nguyên nhân giá gạo Việt xuất khẩu lao dốc, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm giá này là do Ấn Độ nới lỏng lệnh hạn chế xuất khẩu gạo sau 2 năm tạm đóng cửa, làm tăng nguồn cung trên thị trường quốc tế và tạo áp lực cạnh tranh đối với các nước xuất khẩu khác, bao gồm Việt Nam.

Bên cạnh đó, hiện nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia đang chững lại, do các nước này đã tích lũy đủ lượng gạo dự trữ trong năm 2024 và hiện đang chờ giá giảm thêm trước khi tiếp tục mua.

“Giá gạo xuất khẩu bình quân trước đây lên tới 623 USD/tấn thì nay chỉ còn 441 USD/tấn, giá gạo giảm là do Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo trở lại, cùng với đó là một số quốc gia đã tự túc được một phần lương thực”, ông Phùng Đức Tiến nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Vĩnh Trọng - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) - cho hay, giá gạo xuất khẩu giảm sâu là do đang gặp áp lực đầu ra khi nhiều doanh nghiệp còn tồn kho và năm nay vụ chính thu hoạch sớm, được mùa. Trong khi đó, về phía nhập khẩu 2 thị trường lớn nhất là Philippines và Indonesia cũng còn tồn kho năm cũ nên chưa mua vội và họ biết Việt Nam vào vụ mới, nguồn cung dồi dào nên chờ để có giá tốt hơn nữa.

Chuyên gia đề xuất giải pháp gì?

Tìm giải pháp bền vững cho gạo Việt
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Ảnh TTXVN

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nói giá gạo không thể nào tăng mãi được, khi đã lên đến đỉnh thì sẽ phải giảm, ông Hải cho hay "Sản lượng gạo trên thế giới dồi dào sẽ tác động đến giá gạo của thế giới, trong đó có cả các nước như Thái Lan, Pakistan chứ không riêng Việt Nam".

Thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã tập trung nâng cao chất lượng gạo và xây dựng thương hiệu gạo khá tốt, từ đó đã tìm kiếm được những thị trường truyền thống như Indonesia, Philippines… Tuy nhiên, ở giai đoạn này, doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng và Bộ Tài chính cũng cần hoàn thuế xuất khẩu sớm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Với vai trò quản lý nhà nước, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp xúc tiến xuất khẩu gạo để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.

Trước sự tụt giảm của giá gạo xuất khẩu, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường là vấn đề cần được đặt ra. Theo đó, cùng với thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines.

Cũng theo ông Phùng Đức Tiến, trong năm 2024, Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 46,1%. Indonesia và Malaysia là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần tương ứng là 13,2% và 7,5%.

So với năm 2023, giá trị xuất khẩu gạo năm 2024 sang thị trường Philippines tăng 48,9%, thị trường Indonesia tăng 16,6%, thị trường Malaysia tăng 2,1 lần. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất ở thị trường Malaysia với mức tăng 2,1 lần; thị trường có giá trị xuất khẩu giảm mạnh nhất là Trung Quốc với mức giảm 68,4%.

“Với thị trường Philippines, năm 2024 chúng ta xuất trên 2,9 triệu tấn gạo và thu về một khoản tương đối tốt. Đối với thị trường Indonesia, đang xúc tiến để giữ khối lượng xuất khẩu gạo ổn định và giá phù hợp theo từng thời điểm.

Mặt khác, về thị trường Halal, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo một số doanh nghiệp đã có những sản phẩm xuất khẩu. Bộ đã triệu tập các doanh nghiệp họp bàn và thúc đẩy các giải pháp để chúng ta bước vào những thị trường mới, để làm sao mà duy trì được quy mô và đà tăng trưởng trong năm 2025”, ông Phùng Đức Tiến nói.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1-2025, nước ta xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo, thu về 308 triệu USD, dù tăng 1% về khối lượng nhưng giá trị lại giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết ngày 5-2, giá gạo Việt Nam xuất khẩu tiếp tục giảm, loại 5% tấm chỉ còn 404 USD/tấn (đầu tháng 2-2024 giá khoảng 640 USD/tấn). Mức giá này xuống thấp nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây.

Xuất khẩu gạo cần “vượt chướng ngại vật” để về đích Xuất khẩu gạo cần “vượt chướng ngại vật” để về đích
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan
Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu sắn Việt Nam?

Vì sao thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu sắn Việt Nam?

Nguyên nhân Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh nhập khẩu sắn lát là do giá ngô thấp nên các nhà máy chế biến sắn tăng tỷ lệ sử dụng ngô thay cho sắn lát.
Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Ngành gỗ Việt Nam cần chuẩn bị gì trước thay đổi của thị trường xuất khẩu?

Hoa Kỳ đang chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này thời gian tới sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Xuất khẩu nông lâm thủy sản “về đích” trước một tháng

Tính đến hết tháng 11 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 56,74 tỷ USD tăng 19% so với cùng kỳ. Đáng nói, con số này vượt mục tiêu đề ra 54 - 55 tỷ USD cho cả năm 2024 và đang tự tin để hướng tới kỷ lục mới 60 tỷ USD.
Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Cơ hội để nông sản Việt tiến vào thị trường Halal

Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 - sân chơi thú vị cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư

Sáng 14/11, Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024) đã khai mạc tại Cung Văn hóa hữu Nghị Việt- Xô. Triển lãm kéo dài đến ngày 16/11.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Việt Nam chi gần 1,2 tỷ USD mua gạo để làm gì?

Trong 10 tháng qua, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động