Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể Thêm thách thức đối với gạo Việt Xuất khẩu gạo cần “vượt chướng ngại vật” để về đích
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan
Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan.

Việt Nam giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Thương vụ Việt Nam tại Philippines vừa cho biết theo thông tin thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10.2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Con số này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2023 (trong 10 tháng cùng kỳ năm 2023, Philippine nhập khẩu 2,84 triệu tấn gạo), và vượt qua tổng lượng gạo nhập khẩu năm 2023 của Philippines theo tính toán của cơ quan này (Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines thống kê tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines năm 2023 là 3,61 triệu tấn).

Đáng chú ý, Việt Nam vẫn giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines. Tính đến cuối tháng 10.2024, Philippines nhập khẩu 2,91 tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.

Đứng thứ 2 là Thái Lan với 457.673,28 tấn, chiếm 12,4%.

Tiếp theo là Pakistan với 162.369,48 tấn, chiếm 4,5%, Myanmar và Ấn Độ lần lượt là 114.766,75 tấn và 22.039,04 tấn.

Như vậy Việt Nam giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan và các quốc gia xuất khẩu gạo khác.

Philippines là thị trường có nhiều tiềm năng

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan
Các loại gạo khác nhau được bày bán tại một cửa hàng ở Cubao, Quezon, Philippines hôm 11/8. Ảnh: Philstar

Bộ Công Thương đánh giá, với khoảng cách địa lý gần, tương đồng về văn hóa tiêu dùng... Philippines là thị trường có nhiều tiềm năng cho các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 4,86 tỷ USD - vượt qua con số 4,67 tỷ USD của cả năm 2023.

Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng năm 2024 ước đạt hơn 626 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023. Đây cũng là mức giá bình quân cao kỷ lục so với những năm trước đó.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đánh giá, năm ngoái Việt Nam xuất khẩu hơn 8 triệu tấn. Năm nay mới 10 tháng, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới 7,8 triệu tấn. Nếu tính cả hai tháng cuối năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam chắc chắn sẽ vượt con số của năm 2023.

Ông Lê Anh Nam, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Lương thực A An (Tập đoàn Tân Long) cho biết, thị trường Philippines và châu Phi rất thích gạo Việt Nam. Đặc biệt là gạo DT8, OM18 và OM545. Thời gian qua, thị trường này vẫn đều đặn mua vào nên các kho trữ gạo thơm đến giờ vẫn có hiệu quả.

Tham tán Thương mại - Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines Phùng Văn Thành chia sẻ, gạo Việt Nam hiện đang có bốn lợi thế lớn tại thị trường Philippines.

Thứ nhất, nhiều doanh nghiệp gạo của Việt Nam đã có quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà nhập khẩu gạo của Philippines, đã tạo được uy tín, lòng tin trong xuất khẩu gạo với các bạn hàng Philippines.

Điển hình, tại Hội nghị thượng đỉnh Lúa gạo quốc tế, do Hiệp hội các doanh nghiệp thương mại gạo tổ chức từ ngày 27/11 đến 1/12/2023 tại đảo Cebu, Philippines, đoàn các doanh nghiệp gạo của Việt Nam đã tham gia, trong đó có ba doanh nghiệp, gồm: doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí, Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Thái Bình gửi mẫu gạo tham gia và đã đạt giải thưởng gạo ngon nhất.

Thứ hai, gạo của Việt Nam có phẩm cấp chất lượng vừa phải, phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân Philippines, từ số lượng lớn dân số có thu nhập trung bình và thấp cho đến các tầng lớp giàu có, giá cả phải chăng nên có tính cạnh tranh.

Thứ ba, nguồn cung gạo của Việt Nam ổn định cả về số lượng và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Philippines. Khoảng cách địa lý gần nên chi phí thấp và thuận tiện trong chuyên chở.

Thứ tư, Việt Nam cũng tận dụng được ưu thế trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP),... trong khi các đối tác ngoài ASEAN của Philippines (như Ấn Độ, Pakistan) không có.

Để xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philippines bền vững, ông Phùng Văn Thành khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước ngoài việc tiếp cận xuất khẩu sang thị trường mới phải luôn quan tâm duy trì đảm bảo vị thế số 1 xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines. Bởi hiện nay, Thái Lan cũng đang tìm cách gia tăng sản lượng, thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines và cạnh tranh với gạo của Việt Nam.

Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cần tiếp tục phối hợp tốt với Bộ Công Thương, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Philippines để triển khai các chương trình xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm gạo của Việt Nam. Tiếp tục giữ vững và đảm bảo chất lượng gạo ổn định, không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm gạo xuất khẩu qua đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng gạo vào thị trường Philippines.

Ông Phùng Văn Thành cũng lưu ý doanh nghiệp cần đa dạng các mặt hàng gạo xuất khẩu, không chỉ quá tập trung vào các sản phẩm gạo có chất lượng cao phục vụ cho người có thu nhập cao, mà còn cần khai thác tiềm năng của gạo chất lượng trung bình, chất lượng thấp hơn để phục vụ cho một số lượng lớn người dân có thu nhập trung bình và thấp.

Gạo Việt lại được Gạo Việt lại được "trao" cơ hội lớn
Nguồn cung thắt chặt, giá gạo xuất khẩu “chạm đỉnh” trong 3 tháng Nguồn cung thắt chặt, giá gạo xuất khẩu “chạm đỉnh” trong 3 tháng
Indonesia muốn nhập thêm 900.000 tấn gạo trong 4 tháng cuối năm Indonesia muốn nhập thêm 900.000 tấn gạo trong 4 tháng cuối năm
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam trong tháng 10 để kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Cuối tuần qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số một thế giới đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng phi basmati. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, đã có những nhận định về tác động của quyết định này đối với thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về gần 4.000 tỷ đồng. Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD.
Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), lễ hội diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9.
Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động