Gạo Việt lại được "trao" cơ hội lớn

Indonesia tiếp tục phát đi thông báo mời thầu gạo, theo nội dung thông báo, sản lượng nước này mong muốn mua vào lên đến 350.000 tấn.
6 tháng đầu năm, Philippines chi 1,2 tỷ USD mua gạo Việt Nam Giá gạo Việt Nam trở lại đỉnh sau 6 tháng mất “ngôi vương” Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam
Indonesia tiếp tục mời thầu 350.000 tấn gạo.
Indonesia tiếp tục mời thầu 350.000 tấn gạo.

Sản lượng mua vào cao nhất từ trước tới nay

Trong đợt mời thầu tháng 8 Bulog tăng sản lượng mua vào lên đến 350.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay. Lời mời được gởi đến các nguồn cung gạo gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Pakistan.

Lý do Bulog phải tăng sản lượng được cho là nửa đầu năm 2024, trung bình mỗi tháng Indonesia mời thầu khoảng 300.000 tấn gạo. Từ tháng 7, Bulog đã tăng lượng mời thầu thêm 20.000 tấn lên 320.000 tấn. Tuy nhiên kết quả mở thầu không được như mong muốn, nước này chỉ mua được khoảng trên 200.000 tấn.

Trong đợt mở thầu tháng 7 vừa qua của Bulog, các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu nhiều nhất với 7/12 lô, đạt 185.000 tấn, mức giá trúng thầu là 563 USD/tấn. Các lô còn lại Indonesia mua gạo có nguồn gốc từ Myanmar. Trong khi đó, các doanh nghiệp Thái Lan hầu như không mặn mà với thị trường Indonesia khi có ít doanh nghiệp tham gia đấu thầu và giá chào thầu cao hơn Việt Nam trên 20 USD/tấn, doanh nghiệp Pakistan đưa giá chào thầu lên tới 592 USD/tấn.

Chính phủ Indonesia dự kiến phải nhập khẩu đến 4,3 triệu tấn gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, sau 5 tháng đầu năm nhập khẩu thuận lợi với mỗi tháng mua được khoảng 300.000 tấn đến tháng 6 nước này không thể mở thầu vì tình trạng ách tắc hàng hoá ở các cảng biển. Sang tháng 7 mặc dù Bulog tăng sản lượng mời thầu nhưng do trả mức giá quá thấp nên lượng mua vào không đủ.

Mặt bằng giá mới

Hiện tại nguồn cung gạo Việt Nam không còn nhiều do vụ Hè Thu sắp kết thúc.
Hiện tại nguồn cung gạo Việt Nam không còn nhiều do vụ Hè Thu sắp kết thúc.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện nay đang cao nhất thế giới, đạt 578 USD/tấn; trong khi gạo Thái Lan đứng thứ 2 với 566 USD/tấn và gạo Pakistan thứ 3 là 539 USD/tấn.

Thống kê 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo với kim ngạch 3,27 tỷ USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 25,1% trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 4,7 tỷ USD, với giá trung bình là 575 USD/tấn, tăng 18,26% so với năm 2022. Trước tác động từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu thiết lập mặt bằng giá mới theo hướng có lợi cho các quốc gia xuất khẩu gạo lớn, trong đó có Việt Nam.

Tính đến ngày 15/7/2024, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước đạt khoảng 25 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ. Theo dự báo, sản lượng gạo hàng hóa xuất khẩu năm 2024 của Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung ở các tỉnh vùng ĐBSCL.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có thể cán mốc khoảng 8 triệu tấn, thu về hơn 5 tỷ USD, mức kỷ lục mới của ngành trồng trọt.

Hiện tại nguồn cung gạo Việt Nam không còn nhiều do vụ Hè Thu sắp kết thúc và vụ Thu Đông sản lượng không lớn. Từ nay đến cuối năm, lượng gạo hàng hóa không quá dồi dào nên giá gạo sẽ duy trì ở mức cao. Trong khi đó, ngoài Indonesia thì Philippines - thị trường xuất khẩu truyền thống của gạo Việt Nam và nhiều thị trường khác cũng có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn gạo trong năm nay. Hiện tại giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn so với các nước khác nên các doanh nghiệp cũng thận trọng trong việc tham gia đấu thầu để tránh trình trạng "càng bán càng lỗ" đã xảy ra trước đây.

Cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm còn rất lớn Cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm còn rất lớn
Chiếm thị phần lớn tại Singapore, gạo Việt có cơ hội chinh phục các thị trường khó tính? Chiếm thị phần lớn tại Singapore, gạo Việt có cơ hội chinh phục các thị trường khó tính?
Sau lùm xùm giá, doanh nghiệp Việt trúng 7/12 gói thầu xuất khẩu gạo vào Indonesia Sau lùm xùm giá, doanh nghiệp Việt trúng 7/12 gói thầu xuất khẩu gạo vào Indonesia
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam trong tháng 10 để kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Cuối tuần qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số một thế giới đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng phi basmati. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, đã có những nhận định về tác động của quyết định này đối với thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về gần 4.000 tỷ đồng. Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD.
Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), lễ hội diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9.
Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng Nga

Đưa hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng Nga

Tại Trung tâm Triển lãm Crocus Expo, Moscow, Liên bang Nga, 50 doanh nghiệp Việt Nam, trưng bày hàng hóa trên diện tích 250m2 với các mặt hàng: Cà phê, quế, hồi, điều, gạo và các sản phẩm từ gạo, nguyên liệu thực phẩm, tiêu, đồ uống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động