6 tháng đầu năm, Philippines chi 1,2 tỷ USD mua gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất vào Philippines 6 tháng đầu năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 40,9% so với nửa đầu năm 2023.
Cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm còn rất lớn Chiếm thị phần lớn tại Singapore, gạo Việt có cơ hội chinh phục các thị trường khó tính? Sau lùm xùm giá, doanh nghiệp Việt trúng 7/12 gói thầu xuất khẩu gạo vào Indonesia
6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt gần 2,93 tỷ USD
6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt gần 2,93 tỷ USD.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines đạt gần 2,93 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao vào thị trường Philippines là gạo, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 40,9% so với nửa đầu năm 2023, chiếm 41% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 175,2 triệu USD, clanhke (clinker) và xi măng đạt 171,1 triệu USD, cà phê đạt 133,8 triệu USD, điện thoại các loại và linh kiện đạt 132,6 triệu USD.

Những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đạt từ trên 50 triệu đến 100 triệu USD vào thị trường Philippines trong 6 tháng đầu năm 2024 bao gồm phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 89,6 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 87,6 triệu USD, sắt thép các loại đạt 62,6 triệu USD, hàng dệt may đạt 60,6 triệu USD, giày dép các loại đạt 51,9 triệu USD.

Tháng 6 năm nay, Philippines đã giảm thuế nhập khẩu gạo từ 35% xuống còn 15%, áp dụng đến năm 2028, đồng thời dự kiến tăng lượng nhập khẩu từ 4 triệu lên 4,5 triệu tấn. Đây là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam trong nửa cuối năm.

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Philippines với kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm.

Kể từ năm 2019 đến nay, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan và vươn lên trở thành nhà cung ứng gạo lớn nhất, quan trọng nhất của thị trường Philippines (do nước này ban hành và thực thi Luật số 11203 cho phép tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu gạo).

Gạo của Việt Nam chiếm trên 80% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines, cho thấy đây là một thị trường vô cùng tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á. Gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines đang có bốn lợi thế lớn gồm:

Chất lượng và giá cả gạo vừa phải, phù hợp với thị hiếu, thói quen tiêu dùng và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân Philippines;

Nguồn cung gạo của Việt Nam ổn định cả về số lượng và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của Philippines;

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã xây dựng được uy tín, lòng tin với các bạn hàng Philippines nên giữ được nhiều khách hàng truyền thống, lâu năm;

Doanh nghiệp Việt tận dụng được ưu thế trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà hai bên tham gia, như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA); Hiệp định RCEP... trong khi các đối tác ngoài khu vực ASEAN của Philippines như Ấn Độ hay Pakistan không có.

Đây là một lợi thế lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên tiếp tục tận dụng có hiệu quả.

Gạo Việt Nam phù hợp thị hiếu, đáp ứng với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Gạo Việt Nam phù hợp thị hiếu, đáp ứng với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Philippines là một nước sản xuất lúa gạo, tuy nhiên trong nhiều năm qua sản lượng lúa gạo trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nên nước này phải nhập khẩu nhiều từ bên ngoài.

Năm 2024 dự báo sẽ có nhiều biến động khó lường, tuy nhiên lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ cùng với việc Trung Quốc và Indonesia gia tăng nhập khẩu gạo đã phần nào tạo thêm cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Vì vậy, các doanh nghiệp nội địa cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo vị thế số 1 về xuất khẩu gạo của Việt Nam tại thị trường Philippines, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo Việt tại Philippines nói riêng và trên thị trường quốc tế nói chung.

Philippines có quy mô dân số lớn, tính đến năm 2022 Philippines là nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 7 châu Á và thứ hai trong khu vực ASEAN. Do vậy, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân Philippines khá đa dạng và phong phú. Tuy nhu cầu tiêu thụ lớn nhưng người tiêu dùng lại chủ yếu phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu do sản xuất trong nước khá hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường Philippines cũng không đòi hỏi quá cao hay quá khắt khe về tiêu chuẩn và chất lượng của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản, rau củ quả của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trường hơn và có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.

Người Philippines ưa chuộng gạo của Việt Nam Người Philippines ưa chuộng gạo của Việt Nam
Điều gì sẽ xảy ra nếu Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo? Điều gì sẽ xảy ra nếu Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo?
Chuyên gia nhận định thời điểm Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo Chuyên gia nhận định thời điểm Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

ADB lần thứ hai liên tiếp vinh danh HDBank là ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại

ADB lần thứ hai liên tiếp vinh danh HDBank là ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’ từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động tài trợ thương mại, hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Xuất khẩu thủy sản tháng 8 trên đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%

Trừ mặt hàng mực, bạch tuộc có doanh số xuất khẩu giảm 15% trong tháng 8, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực khác đều có tăng trưởng 2-3 con số.
Ngân hàng nào đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường?

Ngân hàng nào đang có lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về ba ngân hàng PvcomBank, HDBank, MSB vượt mốc 8%.
Cảnh báo wedsite giả mạo Kho bạc Nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo wedsite giả mạo Kho bạc Nhà nước để lừa đảo

Mới đây, Kho bạc Nhà nước đã phát cảnh báo về hành vi giả mạo trang web, sử dụng logo và giao diện giống hệt cổng thông tin chính thức, nhằm đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.
Từ 1/1/2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Từ 1/1/2025, chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể chuyển tiền online

Ngân hàng Nhà nước quy định từ 1/1/2025 chủ tài khoản ngân hàng phải xác thực tài khoản chính chủ mới được giao dịch.
Hơn 10 ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1% đến 0,9%

Hơn 10 ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất từ 0,1% đến 0,9%

Các nhà băng tư nhân tăng lãi suất từ 0,1% đến 0,9% có thể kể đến VPBank, Techcombank, ACB, Sacombank, TPBank, SHB.
Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn, tại sao Việt Nam vẫn phải nhập khẩu dầu thô?

Dù được đánh giá là quốc gia giàu tài nguyên và là nước sản xuất dầu, xuất khẩu mạnh dầu thô, song Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu từ các quốc gia khác.
Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Vì sao Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam?

Bangladesh đang tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam khi các trang trại gia cầm thương mại lớn mở rộng hoạt động.
Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu cà phê

Hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành hàng cà phê được xây dựng thành công sẽ góp phần tạo ra chiến lược phát triển ngành hàng bền vững, minh bạch. Từ đó quyết liệt hơn trong công tác điều hành sản xuất nông nghiệp để nông sản khẳng định vị trí, uy tín, thương hiệu trên trường quốc tế…
“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ

“Bơm” hơn 1 triệu tỷ đồng vào nền kinh tế: Thách thức không hề nhỏ

Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 15%, hệ thống NH sẽ phải bơm ra nền kinh tế 1,135 triệu tỉ đồng trong 5 tháng cuối năm, bình quân mỗi tháng bơm ra 227.000 tỉ đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động