Chuyên gia nhận định thời điểm Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam Gạo “nhái” Ông Cua được bán công khai trên Shopee Điều gì sẽ xảy ra nếu Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo? |
Lệnh cấm nếu được bãi bỏ cũng phải vào thời điểm tháng 10 - 11. |
Tại cuộc họp báo thường kỳ 6 tháng đầu năm của Bộ NN-PTNT diễn ra chiều 28/6, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, đã thông tin dự báo những khả năng có thể ảnh hưởng đến thị trường gạo của Việt Nam, khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng.
Ông Nguyễn Như Cường cho rằng, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 40% sản lượng. Do đó, tất cả các động thái, quyết định liên quan đến xuất khẩu gạo của nước này đều có tác động đến tất cả các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, là những nước nước xuất khẩu gạo lớn.
Thứ nhất là ảnh hưởng nhu cầu sản lượng nhập gạo của các đối tác của Việt Nam. Khi các đối tác có thêm lựa chọn từ nhà cung cấp Ấn Độ, gạo của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh, có thể sản lượng sẽ ít đi.
Thứ hai là tác động đến giá gạo. Nhưng theo dõi tình hình hiện nay, nhu cầu gạo của thế giới vẫn cao và sản lượng không phải là quá dư thừa nên nếu Ấn Độ có gỡ bỏ lệnh hạn chế xuất khẩu gạo trắng thì cũng ít có ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Lệnh cấm nếu được bãi bỏ cũng phải vào thời điểm tháng 10 – 11?
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. |
Các chuyên gia và doanh nghiệp đều khẳng định, rất khó có câu trả lời chính xác vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là tính "khó lường" trong việc thực thi chính sách của Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới. Những người thận trọng cho rằng lệnh cấm nếu được bãi bỏ cũng phải vào thời điểm tháng 10 - 11/2024. Một số khác nhận định lệnh cấm có thể kéo dài đến giữa năm 2025, thay vì dỡ bỏ hoàn toàn thì rất có thể sẽ là nới lỏng từng phần.
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, phân tích: Dù có kho dự trữ khá lớn, nhưng Ấn Độ là nước đông dân nhất thế giới với trên 1,4 tỉ người nên áp lực về an ninh lương thực rất lớn. Một yếu tố khác là sản lượng lúa mì và khoai tây của nước này vừa qua cũng không được tốt do thời tiết bất lợi. Chính vì vậy, nếu Ấn Độ có ý định khôi phục chính sách xuất khẩu gạo bình thường như trước đây thì nhiều khả năng phải chờ đến khi đợt thu hoạch vụ kharif kết thúc. Kharif là vụ lúa lớn nhất trong năm ở Ấn Độ và thường kết thúc vào khoảng tháng 10 - 11.
"Nếu Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ khiến nguồn cung trên thị trường thế giới tăng nên giá sẽ giảm. Tuy nhiên, trong trường hợp đó khả năng họ sẽ xả kho dự trữ và bán gạo cho các thị trường truyền thống như châu Phi, Trung Đông, nên không ảnh hưởng nhiều đến các thị trường truyền thống của VN. Tuy nhiên, đây là giai đoạn nhạy cảm, chúng ta cũng không nên chủ quan. Tôi vừa có chuyến công tác từ Indonesia trở về, ở đó họ đang có nhu cầu lớn về gạo. Với dân số lên đến 280 triệu người, nhu cầu tiêu thụ gạo của Indonesia rất cao. Chúng ta cần chăm sóc tốt thị trường này và các thị trường truyền thống như Philippines hay Malaysia, và xây dựng tinh thần hợp tác lâu dài với các thị trường nhiều tiềm năng này", GS Bùi Chí Bửu nhận định.
Năm 2023, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam vượt qua các đối thủ để vươn lên dẫn đầu thế giới. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VF) báo cáo, tháng 11/2023, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đạt mức 653 USD/tấn, cao hơn gần 93 USD so với mặt hàng cùng loại của Thái Lan, cao hơn Pakistan là 90 USD/tấn. Với mặt hàng gạo 25% tấm, gạo Việt Nam bán được giá 638 USD/tấn, cao hơn 118 USD/tấn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan và cao hơn Pakistan 150 USD/tấn.
Trong quý 1/2024, theo Tổng cục Hải quan, giá gạo xuất khẩu bình quân của doanh nghiệp Việt Nam đạt 653,9 USD/tấn, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước
Chia sẻ về những thách thức đối với ngành trồng trọt từ nay đến cuối năm 2024, ông Nguyễn Như Cường cho biết thêm, những ngành hàng lớn như: cà phê, hồ tiêu sẽ không có gì ảnh hưởng bởi sản lượng xuất khẩu trong niên vụ 2023-2024 đã được thu hoạch. Riêng đối với mặt hàng rau quả và gạo, nếu không có yếu tố bất thường về thời tiết và dịch bệnh ở miền Nam thì sẽ đảm bảo kế hoạch và mục tiêu đề ra.
Xuất cấp gạo cho 5 địa phương dịp giáp hạt năm 2024 |
Giá gạo xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh |
Đấu thầu gạo xuất khẩu: Áp giá sàn hay tuân thủ quy luật cạnh tranh? |