Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam
Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia 6 tháng đầu năm, Philippines chi 1,2 tỷ USD mua gạo Việt Nam Giá gạo Việt Nam trở lại đỉnh sau 6 tháng mất “ngôi vương” |
Giá gạo Việt Nam đang tăng ngược chiều so với các đối thủ Thái Lan và Pakistan. |
Giá gạo Việt Nam tăng ngược chiều với các đối thủ
Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, hiện giá gạo Việt Nam đang tăng ngược chiều so với các đối thủ Thái Lan và Pakistan. Gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch ở mức 575 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan 14 USD/tấn, và gạo Pakistan 34 USD/tấn.
Gạo 25% tấm của Việt Nam cũng tăng lên 539 USD/tấn, cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan, Pakistan lần lượt là 27 USD/tấn và 22 USD/tấn. So với các quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới, gạo Việt xuất khẩu đang có mức giá cao nhất.
Đây cũng là sự trở lại ấn tượng của gạo Việt bởi cách đây một tháng, gạo xuất khẩu của nước ta đều thấp hơn gạo Thái Lan, Pakistan, và Myanmar.
Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo hôm nay (19/8) duy trì ổn định. Thị trường lúa giao dịch cầm chừng, giá lúa neo ở mức cao.
Cụ thể, tại An Cư (Sóc Trăng), giao dịch ổn định, kho mua chậm, giá ổn định, ít gạo đẹp. Tại Sa Đéc (Đồng Tháp) vắng gạo, kho mở mua đều, giá chợ mua chậm lại.
Với mặt hàng gạo, giá gạo ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Cụ thể, gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu giữ ở mức 11.750 - 11.900 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 giữ ở mức 13.850 - 13.900 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Hương lài 20.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, ghi nhận tại các địa phương, nhu cầu khá, giá neo cao, thương lái ra hàng chậm, cho giá cao. Tại Cần Thơ, nông dân chào bán nhiều, giao dịch chậm. Tại Kiên Giang, giá lúa chững, thương lái hỏi mua nhiều, chủ yếu mua lúa gần ngày cắt.
Cụ thể, theo cập nhật từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá dao động quanh mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.400 - 8.500 đồng/kg; lúa OM 5451 giá ở mức 8.000 - 8.200 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 8.500 - 8.700 đồng/kg; lúa OM 380 dao động từ 7.800 - 8.000 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Cũng theo đó, thị trường nếp ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp IR 4625 (tươi) 7.800 - 7.900 đồng/kg ổn định so với ngày hôm qua. Nếp An Giang (tươi) 7.000 - 7.200 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.
Ông Nguyễn Văn Đôn Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết, trong khoảng nửa tháng trở lại đây, công ty liên tục xuất các lô hàng sang thị trường Philippines với khối lượng tăng hơn 30% so với tháng 7.
Theo ông Đôn, thông thường những tháng cuối năm là thời điểm các nước đều tăng nhập khẩu gạo. Đặc biệt, năm nay hai thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines và Indonesia đều thông báo tăng lượng gạo nhập khẩu.
Philippines tăng lượng gạo nhập khẩu từ 4,2 triệu tấn lên 4,5 - 4,7 triệu tấn. Còn Indonesia cho biết, có thể nhập khẩu đến 4,3 triệu tấn gạo thay vì 3,6 triệu tấn như thông báo từ đầu năm 2024. Nguyên nhân là sản lượng gạo mà quốc gia này sản xuất từ đầu năm đến tháng 8 thấp hơn 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, trong 7 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 5,1 triệu tấn gạo, với kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam đang ở mức rất cao. Có thời điểm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn, sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn...
Xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể cán mốc 8 triệu tấn
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến. |
Ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - đánh giá, nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống của gạo Việt như Philippines, Indonesia, Ghana, Malaysia, Singapore... tiếp tục duy trì ở mức cao. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Với đà tăng nhập khẩu của các đối tác, ông Nam cho rằng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay có thể cán mốc khoảng 8 triệu tấn, thu về hơn 5 tỷ USD - mức kỷ lục mới của ngành.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, gạo là mặt hàng đứng thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp (sau gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, rau quả, cà phê); đồng thời cũng là một trong những mặt hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao.
Theo ông Tiến, hiện tại, gạo Việt Nam có nhiều giống được đánh giá chất lượng hàng đầu thế giới. Chẳng hạn, Việt Nam đã có bộ giống lúa thơm ngắn ngày, mỗi năm có thể sản xuất 2-3 vụ, năng suất cao và gạo dẻo thơm. Đây là bộ giống mà các nước sản xuất, xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Thái Lan… không có được.
Để thúc đẩy xuất khẩu gạo trong những tháng cuối năm, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị đánh giá về tình hình sản xuất lúa gạo trong nước và xuất khẩu gạo, đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, tập trung gỡ vướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chủ tịch Tân Long khẳng định không có liên quan gì tới Bulog |
Indonesia tăng lượng đấu thầu, gạo Việt có cơ hội sau lùm xùm giá? |
Cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm còn rất lớn |