Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể
Thêm một thương hiệu gạo Việt chinh phục thị trường Nhật Bản Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao? |
Giá gạo Việt Nam bị tác động không đáng kể. |
Giá gạo Việt Nam không suy yếu mạnh
Nửa tháng sau khi Ấn Độ tuyên bố mở kho, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm lao dốc. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm đến hơn 30 USD/tấn, giá gạo 5% tấm của Pakistan cũng rơi khỏi mốc 500 USD/tấn. Và đối với Việt Nam, giá gạo 5% tấm giảm khoảng 20 USD/tấn, ở mức giá 534 USD/tấn tính đến ngày 19/10.
Mặc dù nhìn chung giá gạo có sự suy yếu, nhưng gạo Việt vẫn duy trì ổn định với giá xuất khẩu cao nhất thế giới. Và trong thời gian tới, theo các chuyên gia, giá gạo của nước ta sẽ không suy yếu mạnh do nhu cầu từ các thị trường truyền thống của nước ta như: Indonesia, Philippines, Singapore vẫn đang duy trì ổn định ở mức cao.
Ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Hiện tại, thị trường gạo thế giới phân cực sâu sắc. Nguyên nhân do Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo trắng non-basmati trở lại khiến giá gạo 5% tấm nhiều nước giảm về dưới mức 500 USD/tấn. Đáng nói, dù chịu tác động chung của thị trường nhưng gạo trắng 5% tấm của VN vẫn giữ được giá trên 530 USD/tấn. Đó là đối với phân khúc gạo thông dụng. Còn phân khúc gạo thơm chất lượng cao thì đến nay VN vẫn thiếu nguồn cung và giá rất tốt.
"Chúng tôi xuất khẩu gạo thơm DT8 cho các khách hàng trong khu vực mức 670 USD/tấn (giá FOB, giao tại cảng TP.HCM). Trong nửa đầu tháng 10, Philippines có chậm lại để quan sát giá cả sau khi Ấn Độ mở kho. Tuy nhiên, ngày 18.10, họ tăng mua trở lại sau khi thấy giá gạo thơm VN không giảm. Đây là giai đoạn thị trường Philippines cũng như nhiều khách hàng truyền thống của VN tích cực mua vào để chuẩn bị cho mùa cao điểm tiêu thụ cuối năm nên xu hướng giá khó có thể giảm", ông Trọng nhận định.
Không chỉ đứng ở mức giá cao, gạo ST25 Việt nam còn tăng giá mạnh. Bà Dương Thanh Thảo, Phó Giám đốc Công ty CP Gạo Ông Thọ (TP HCM), doanh nghiệp chuyên các dòng gạo ST cho hay giá gạo ST25 vẫn đứng ở mức cao do nguồn cung khan hiếm.
Hiện đang bước vào cuối vụ gạo ST25 trồng tại Đắk Lắk với giá thu mua lúa tươi khoảng 12.300 đồng/kg, cao hơn giữa vụ khoảng 700 đồng/kg. Do giá lúa ở mức cao nên giá gạo ST25 sỉ ở mức từ 31.000 – 33.000 đồng/kg (đơn hàng có lượng mua tối thiểu vài tấn), giá bán lẻ cho người tiêu dùng khoảng 38.000 đồng/kg.
"Giá gạo ST25 đang ở mức kỷ lục nên đối tác nhập khẩu khá e dè, có đơn vị chờ cả tháng cho giá giảm nhưng giá không giảm thì mới mua hàng và số lượng mua cũng ít hơn trước. Hiện chúng tôi xuất khẩu gạo ST25 với giá khoảng 1.600 USD/tấn trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ khoảng 1.100 – 1.200 USD/tấn" – bà Thảo thông tin.
Gạo ST25 tăng giá mạnh từ vụ hè thu vừa qua khi sản lượng sụt giảm do nông dân giảm trồng để chuyển sang các giống lúa dễ trồng hơn như: OM18, DT8, Nàng Hoa 9,… Ngoài ra, trời mưa nhiều khi thu hoạch hè thu cũng khiến giống lúa nhạy cảm thời tiết như ST25 bị giảm chất lượng. Giá lúa ST25 tăng, kéo theo giá gạo ST25 tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg, tùy thương hiệu. Riêng gạo ST25 Ông Cua của công ty gia đình ông Hồ Quang Cua tăng giá 2 đợt vào đầu tháng 9, tổng cộng tăng 3.500 đồng/kg, bán lẻ khoảng 44.400 đồng/kg.
Ông Huỳnh Thế Vinh, Giám đốc điều hành Công ty CP Vinh Hiển Farm (TP HCM) nói rằng gạo ST25 là gạo có thương hiệu, được nhiều người quan tâm chú ý nhưng thị phần không lớn. "Các gia đình ăn gạo ST25 thường dùng gạo rất ít, mỗi tháng khoảng 5 kg gạo nên chi phí tăng thêm hàng tháng không đáng kể. Tại công ty chúng tôi, dòng gạo này chỉ chiếm khoảng 3-5% thị phần" – ông Vinh bày tỏ.
Cũng theo ông Vinh, thị trường gạo lớn nhất tại TP HCM thuộc về phân khúc giá bán lẻ từ 20.000 – 25.000 đồng/kg và phân khúc này giá vẫn ổn định.
Sự cạnh tranh đang gia tăng trên thị trường gạo toàn cầu
Dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2025 được điều chỉnh tăng 4%. |
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường phi Basmati, mở ra một thời kỳ với nguồn cung dồi dào và giá cả phải chăng hơn cho người tiêu dùng toàn cầu.
Dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2025 được điều chỉnh tăng 4% lên 56,3 triệu tấn, cao hơn một chút so với dự báo trước đó và là mức cao thứ hai được ghi nhận. Sự gia tăng này chủ yếu nhờ nguồn cung xuất khẩu tặng mạnh, đặc biệt là từ Ấn Độ.
Việc Ấn Độ trở lại thị trường được kỳ vọng sẽ giúp ổn định giá gạo toàn cầu, mang lại lợi ích cho các nước nhập khẩu . Dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2025 được điều chỉnh tăng 3 triệu tấn, lên 21 triệu tấn, trong khi dự báo đối với Brazil, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đều giảm.
Dự báo nhập khẩu năm 2025 của nhiều quốc gia cũng được nâng lên do kỳ vọng giá gạo giảm và nguồn cung xuất khẩu dồi dào hơn, với Trung Quốc, Nepal và Philippines ghi nhận mức tăng mạnh nhất.
Sản lượng gạo toàn cầu trong mùa vụ 2024-2025 dự kiến đạt mức kỷ lục 530,4 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước đó. Ấn Độ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng này, cùng với các quốc gia khác như Ai Cập, Guyana, Nhật Bản và Venezuela. Philippines là ngoại lệ duy nhất với dự báo sản lượng giảm.
Tin tốt cũng đến với thị trường gạo Mỹ. Dự báo sản lượng gạo của Mỹ trong mùa vụ 2024-2025 được điều chỉnh tăng nhẹ lên 219,8 triệu tạ Mỹ (1 tạ Mỹ bằng 100 pound, tương đương khoảng 45,36 kg), mức cao nhất kể từ mùa vụ 2020-2021. Nhập khẩu gạo của nước này dự kiến đạt kỷ lục 46,5 triệu tạ Mỹ. Tổng xuất khẩu gạo dự kiến đạt 101 triệu tạ Mỹ, cao hơn 3% so với một năm trước và là mức cao nhất kể từ mùa vụ 2016-2017.
Giá gạo tại Thái Lan đã giảm 10-13% trong tháng qua, chủ yếu do nguồn cung toàn cầu dồi dào hơn sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm trong những tuần gần đây, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023 là 550 USD/tấn trong tuần kết thúc ngày 8/10 sau khi duy trì ở mức cao hơn trong tháng 9. Giá gạo 5% tấm của Pakistan cũng giảm xuống còn 485 USD/tấn, tương đương mức giá tối thiểu mà Ấn Độ quy định cho gạo trắng thường phi Basmati xuất khẩu.
Báo cáo của USDA đã vẽ ra một bức tranh lạc quan cho thị trường gạo toàn cầu trong năm 2025. Nguồn cung dồi dào hơn, giá cả cạnh tranh hơn và nhu cầu ổn định được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và góp phần vào an ninh lương thực toàn cầu.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 19/10/2024 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng nhẹ 100 đồng/kg. Giá lúa duy trì ổn định.
Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Cụ thể: IR 50404 giá ở mức 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.800 - 8.000 đồng/kg, lúa OM 5451 ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.500 - 7.800 đồng/kg; OM 380 dao động 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, ngày 19/10/2024, giá gạo ghi nhận tăng nhẹ so với ngày hôm qua. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.400 - 10.600 đồng/kg giảm tăng 100 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.550 - 12.700 đồng/kg.
Bà Phan Mai Hương, đồng sáng lập chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News, cho biết Việt Nam xuất khẩu hàng giá trị cao và nhập về các sản phẩm gạo thông dụng giá trị thấp phục vụ chế biến và chăn nuôi. Hoạt động này mang lại lợi ích kinh tế và bằng chứng là Việt Nam vẫn duy trì xuất siêu gạo với con số ngày càng tăng.
Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường |
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt 46,28 tỷ USD |
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn |