Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?

Ấn Độ mới nới lỏng xuất khẩu đã làm dấy lên lo ngại gạo Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn trong bối cảnh giá thì giảm mà nguồn cung trong nước thì thấp hơn.
Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, cơ hội cho gạo Việt bứt phá Giá gạo Việt Nam trở lại đỉnh sau 6 tháng mất “ngôi vương” Ấn Độ thúc đẩy xuất khẩu trở lại đã tác động mạnh đến giá gạo
Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?
Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?

Giá lúa gạo cùng chịu ảnh hưởng

Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường (trừ basmati - loại gạo phổ biến của các nước khu vực Nam Á) và đưa thuế xuất khẩu về 0%, trong bối cảnh tồn kho tăng cao, mùa thu hoạch mới sắp bắt đầu. Thị trường toàn cầu có thêm nguồn cung từ gạo Ấn Độ, khiến Việt Nam chịu ảnh hưởng khi thêm cạnh tranh.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa gạo tháng 10 giảm đáng kể. Lúa tại ruộng trung bình đạt 6.736 đồng/kg, ở kho là 8.342 đồng/kg, hạ lần lượt 507-600 đồng so với tháng trước. Các loại gạo 5%, 15%, và 25% tấm cũng giảm 200-400 đồng/kg so với tháng 9.

Giá lúa gạo cuối tuần này tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng, giảm 100 đồng/kg. Giá lúa duy trì ổn định.

Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa cuối tuần này ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày trước đó. Cụ thể: IR 50404 giá ở mức 6.800 - 7.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức giá 7.800 - 8.000 đồng/kg, lúa OM 5451 ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa OM 18 có giá 7.500 - 7.800 đồng/kg; OM 380 dao động 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa Nhật ở mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.

Ghi nhận tại các địa phương như Đồng Tháp, Sóc Trăng nguồn về ít, kho mua vào chậm, giá ổn định.

Trên thị trường gạo, giá gạo ghi nhận tăng, giảm trái chiều cuối tuần so với ngày trước đó. Hiện giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.200 - 10.400 đồng/kg tăng 100 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 ở mức 12.400 - 12.600 đồng/kg giảm 100 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.950 - 9.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 đang ở mức 9.500 - 9.600 đồng/kg; giá cám khô ở mức 5.950 - 6.050 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã khá ổn định trở lại sau nhiều phiên giảm. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 440 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 538 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 510 USD/tấn.

Nhiều doanh nghiệp lúa gạo nhận định nguồn cung gạo dồi dào khiến giá lúa gạo hạ nhiệt. Tuy nhiên, giá gạo khó giảm sâu do nhu cầu toàn cầu vẫn tăng.

Việc Ấn Độ quay lại xuất khẩu gây áp lực lên gạo 5% và 25% tấm. Trên thị trường quốc tế, gạo 5% tấm của Việt Nam hiện giảm 25-30 USD so với tháng trước. Gạo Thái Lan cũng lao dốc 40-50 USD, về 500 USD/tấn. Tương tự, mỗi tấn gạo Pakistan và Ấn Độ quanh 489-490 USD/tấn.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cho rằng, gạo Việt khó giảm giá sâu do các nước như Philippines, Indonesia và Malaysia vẫn tăng mua.

Giá gạo có thể tiếp tục giảm nhưng không dưới 500 USD/tấn

Ấn Độ nới xuất khẩu gạo: Giá lúa gạo Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?
Giá gạo Việt Nam sẽ không giảm quá sâu.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, giá gạo Việt Nam sẽ không giảm quá sâu khi nhu cầu từ các thị trường truyền thống của nước ta như: Indonesia, Philippines, Singapore… đang tăng cao.

Indonesia, thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, vừa mở thầu mua 450.000 tấn gạo, với yêu cầu giao hàng trong tháng 10 và 11. Theo dự báo, Indonesia có thể nhập khẩu tới 4,3 triệu tấn gạo trong năm nay, vượt mức 3,6 triệu tấn đã công bố từ đầu năm. Nguyên nhân là do sản lượng gạo của nước này trong giai đoạn 8 tháng đầu năm nay đã giảm gần 10% so cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, Philippines, một trong những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng hạ thuế và dự kiến tăng lượng gạo nhập khẩu từ 4,2 triệu tấn lên khoảng 4,5-4,7 triệu tấn trong năm 2024.

Nhận định về diễn biến giá gạo trong thời gian tới, ông Quỳnh cho rằng, những tháng cuối năm, giá gạo 5% tấm và 25% tấm của Việt Nam có thể tiếp tục giảm nhưng không dưới 500 USD/tấn do áp lực nguồn cung từ Ấn Độ. Mặc dù vậy, trong bối cảnh nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu của nước ta đang ở mức cao và nhu cầu nội địa cũng được kỳ vọng sẽ tăng cao khi dịp Tết Nguyên đán, giá gạo nước ta có thể sẽ hồi phục trở lại trong giai đoạn cuối năm nay và đầu năm sau. Để phát triển bền vững, ngành lúa gạo nước ta cần tập trung xây dựng chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Ngoài ra, các địa phương cũng cần xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển thương hiệu theo hướng "lúa sinh thái", "lúa phát thải thấp" để nâng cao giá trị cho mặt hàng gạo xuất khẩu.

Ông Phạm Thái Bình - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) - khẳng định việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo chắc chắn ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo. Vì nguồn cung gạo sẽ dồi dào hơn, tuy nhiên không nên so sánh gạo 5% tấm của Việt Nam với gạo Ấn Độ.

Tên gạo 5% tấm của Việt Nam và Ấn Độ thì giống nhau nhưng chất lượng 5% tấm của Việt Nam hoàn toàn khác so với 5% tấm của Ấn Độ, Pakistan. Vì gạo 5% tấm của Việt Nam ngon, tươi, mới và hợp khẩu vị để dùng cho người dân ăn, còn gạo 5% tấm của Ấn Độ là hàng tồn kho nên các nước chỉ nhập khẩu về làm nguyên liệu chế biến thực phẩm. Thậm chí Việt Nam cũng nhập gần cả tỉ USD để chế biến bún, bánh các loại...

"Các thị trường truyền thống của chúng ta như Philippines, Indonesia không thể nhập gạo 5% tấm của Ấn Độ thay thế gạo 5% tấm của Việt Nam được. Vì phẩm chất gạo Ấn Độ khác hoàn toàn gạo Việt Nam. Do đó gạo Việt Nam ít bị ảnh hưởng, còn gạo thơm, gạo ST của Việt Nam hiện nay đang tăng, không có hàng", ông Bình nói.

Ông Bình dự báo giá lúa sắp tới chắc chắn bị ảnh hưởng, nhưng không ảnh hưởng gì đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. Vì phân khúc gạo của Việt Nam tập trung vào gạo chất lượng cao, gạo hạt dài có giá trị cao hơn.

Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/3: Điều chỉnh tăng với lúa Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/3: Điều chỉnh tăng với lúa
Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/3/2024: Giá gạo đẹp nhích nhẹ Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/3/2024: Giá gạo đẹp nhích nhẹ
Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/3: Tiếp tục xu hướng đi ngang Giá lúa gạo hôm nay ngày 11/3: Tiếp tục xu hướng đi ngang
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng nhẫn vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC sáng nay tăng sốc thêm 1 triệu đồng/lượng, lên tới 86 triệu đồng, trong khi đó giá vàng nhẫn lập kỷ lục mới khi vượt 84 triệu đồng/lượng.
Thị trường tiêu xuất hiện xu hướng tăng giá đáng mừng

Thị trường tiêu xuất hiện xu hướng tăng giá đáng mừng

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm tăng nhẹ so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 143.000 đồng/kg đến 144.000 đồng/kg.
Yếu tố nào khiến giá cà phê lại đồng loạt giảm?

Yếu tố nào khiến giá cà phê lại đồng loạt giảm?

Sau phiên đầu tuần tăng mạnh, giá cà phê 2 sàn điều chỉnh giảm một nửa. Trong nước, giá cà phê hôm nay 16/10 trong khoảng 113.300 - 113.900 đồng/kg.
Tăng giá điện: EVN có thoát lỗ?

Tăng giá điện: EVN có thoát lỗ?

Giá điện tăng 4,8% sau thời gian dài duy trì bán dưới giá thành sản xuất, vấn đề được dư luận quan tâm nhất lúc này là EVN liệu có thoát lỗ? Vì sao tăng giá điện?
Tập đoàn Hàn Quốc sắp đầu tư thêm 4 tỉ USD tại Việt Nam

Tập đoàn Hàn Quốc sắp đầu tư thêm 4 tỉ USD tại Việt Nam

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tập đoàn Hyosung dự kiến đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam.
Giá tiêu trong nước có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới

Giá tiêu trong nước có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm giảm nhẹ so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 143.000 đồng/kg đến 144.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới tăng sốc, trong nước biến động trái chiều

Giá cà phê thế giới tăng sốc, trong nước biến động trái chiều

Giá cà phê trong nước hôm nay ghi nhận sự biến động trái chiều, giao dịch trong khoảng 113.100 - 113.600 đồng/kg.
Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt, gần 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn bất ngờ tăng vọt, gần 84 triệu đồng/lượng

Chiều 14/10, giá vàng nhẫn đột ngột tăng mạnh cả hai chiều, lên 83,8 triệu đồng/lượng, lập mức cao kỷ lục mới. Giá vàng miếng SJC cũng vọt lên 85 triệu đồng/lượng (bán ra), đắt thêm 500.000 đồng mỗi lượng.
Đại lý giải phóng bớt lượng tiêu dự trữ trong kho để lấy vốn thu mua cà phê

Đại lý giải phóng bớt lượng tiêu dự trữ trong kho để lấy vốn thu mua cà phê

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm không thay đổi so với hôm qua. Qua đó, giữ mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 143.000 đồng/kg đến 144.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 2 tuần liên tiếp

Nguyên nhân khiến giá cà phê giảm 2 tuần liên tiếp

Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm tại các địa phương trọng điểm, trung bình giảm 400 đồng/kg nằm trong khoảng 113.000 - 113.700. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 113.600đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 113.700 đồng/kg.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động