Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/3/2024: Giá gạo đẹp nhích nhẹ
Giá lúa gạo đã quay đầu tăng và được dự báo khó giảm trở lại Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/3: Điều chỉnh tăng với các loại lúa nếp Giá lúa gạo hôm nay ngày 6/3: Điều chỉnh tăng với lúa |
Các kho lựa mặt gạo mua vào, giá gạo đẹp nhích nhẹ. |
Giá lúa gạo hôm nay ngày 8/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng.
Ghi nhận tại các địa phương hôm nay lúa và gạo về nhà máy ổn định, các kho mua đều. Tại An Giang, các kho lựa mặt gạo mua vào, giá gạo đẹp nhích nhẹ. Tại Tân Hiệp (Kiên Giang), lúa tiếp tục về nhiều. Giá các loại lúa sáng nay ít biến động.
Với mặt hàng lúa, ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ, Tiền Giang… bình quân giá lúa tươi mua tại ruộng ở mức 7.300 - 8.200 đồng/kg.
Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 504 ở mức 7.300 - 7.500 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.400 - 7.500 đồng/kg; lúa nếp tươi Long An dao động quanh mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa nếp 3 tháng tươi ở mức 7.900 - 8.200 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc 7.800 - 8.000 đồng/kg lúa Nàng hoa 9 dao động 7.500 - 7.700 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, giá gạo các loại có xu hướng nhích nhẹ 100 - 200 đồng/kg. Tại An Cư, (Cái Bè, Tiền Giang), giá gạo nguyên liệu OM 18, ở mức 12.500 - 12.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo Đài thơm 8 ở mức 12.900 – 13.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Với các loại gạo còn lại, giá đi ngang. Theo đó, gạo nguyên liệu OM 5451 dao động quanh mức 11.900 - 12.000 đồng/kg; OM 380 11.500 - 11.700 đồng/kg; gạo nguyên liệu Nhật ở mức 12.700 - 12.800 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 21 ở mức 14.000 - 14.100 đồng/kg; gạo nguyên liệu ST 24 ở mức 14.500 - 14.700 đồng/kg.
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), giá gạo thơm đẹp 12.000 - 12.100 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; gạo OM 5451 đẹp dao động quanh mốc 11.400 -11.600 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; gạo IR 504 ở mức 11.300 - 11.500 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; OM 380 ở mức 11.900 - 12.200 đồng/kg; RVT ở mức 12.700 – 13.200 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá một số loại gạo quay đầu giảm. Theo đó, giá gạo thường dao động quanh mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.00 - 18.000 đồng/kg, giảm 500 - 1.000 đồng/kg.
Với các loại gạo còn lại giá đi ngang. Cụ thể, gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay duy trì ổn định. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, gạo tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 579 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 557 USD/tấn; gạo 100% tấm ổn định ở mức 478 USD/tấn.
Nguyên nhân giá gạo xuất khẩu liên tục giảm
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, giá gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam trong ngày 4/3 tiếp tục điều chỉnh giảm thêm 16 USD, xuống mức 578 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm 15 USD còn 555 USD/tấn; gạo 100% tấm giảm 20 USD còn 478 USD/tấn.
Như vậy, từ giữa tháng 2 đến nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu Việt Nam đã liên tục giảm gần 60 USD/tấn và giảm 85 USD/tấn so với đỉnh 663 USD/tấn vào tháng 12/2023.
Nguyên nhân của tình hình được nhìn nhận là do ở thời điểm này, các khách hàng lớn giảm mua sau khi đã nhập khẩu một số lượng lớn gạo. Bên cạnh đó, nguồn lúa gạo dồi dào hơn do các nước Thái Lan, Philippines, Indonesia đều đang bước vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân giống như nước ta. Điều này khiến nhiều nhà nhập khẩu bớt áp lực mua hàng và tiếp tục kỳ vọng giá tốt hơn trong thời gian tới.
Bà Phan Mai Hương, chuyên gia thị trường, đồng sáng lập chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News, phân tích, trước hết phải xác định giá gạo xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với đỉnh điểm năm 2023 nhưng vẫn cao so với mặt bằng bình quân nhiều năm. Xu hướng giảm giá gạo gần đây là diễn biến thuận theo quy luật cung - cầu của thị trường. Nhu cầu lương thực thế giới vẫn cao nhưng không cấp bách như giai đoạn trước.