Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam nhập khẩu gạo từ một số nước như Campuchia và đây là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường theo quy luật cung cầu.
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam Là "cường quốc" xuất khẩu gạo, vì sao Việt Nam vẫn chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu mặt hàng này? Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng
Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường
Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7 triệu tấn với trị giá 4,37 tỷ USD. Nếu tính về kim ngạch, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 23,5%.

Cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hai con số, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta cũng tăng rất mạnh. Trong tháng 9 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta tăng vọt 154,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 117 triệu USD.

Tính chung sau 9 tháng, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tổng cộng 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay.

Theo ghi nhận, trong 3 năm gần đây, nhập khẩu gạo có xu hướng tăng từ 689 triệu USD (năm 2022) lên 860 triệu USD (2023) và dự kiến năm 2024 lên đến 1,3 tỷ USD.

Trả lời trên Báo Người Lao Động về vấn đề nhập khẩu gạo của Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết Việt Nam nhập khẩu gạo từ một số nước như Campuchia và đây là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường theo quy luật cung cầu.

"Hiện tại, tiêu thụ lúa gạo của nông dân vẫn tốt, mức lợi nhuận hơn 35% nên gạo nhập khẩu hiện chưa ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu gạo" - ông Phùng Đức Tiến nói thêm.

Ở chiều xuất khẩu, trước diễn biến mới của Ấn Độ, ông Phùng Đức Tiến nói rằng đây không phải là lần đầu Ấn Độ thực hiện chính sách cấm xuất khẩu sau đó quay lại thị trường nên ngành gạo Việt Nam đã có năng lực phòng vệ. Tuy Ấn Độ là quốc gia mạnh về lương thực nhưng Việt Nam cũng có quá trình xây dựng vùng nguyên liệu, xây cuối liên kết và có thị phần trên thị trường nên không bị ảnh hưởng lớn. Đặc biệt, Việt Nam có đến hơn 80% sản lượng gạo là loại chất lượng cao, không cùng phân khúc với gạo thông dụng.

"Vừa qua, siêu bão số 3 có ảnh hưởng 200.000 ha diện tích trồng lúa tại các tỉnh phía Bắc nhưng do năng suất lúa năm nay tăng tại các vùng trọng điểm nên không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng chung. Dự báo cả năm 2024, Việt Nam có thể xuất khẩu được 8 triệu tấn gạo" – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nói về lý do Việt Nam chi ra gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng năm 2024. Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, trên thực tế, các sản phẩm lúa gạo có nhiều phân khúc khác nhau như: gạo để nấu cơm; gạo nguyên liệu để chế biến ra bánh, bún, phở,...

Do đó, trong vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, nước ta cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp trong trường hợp cần thiết; hoặc nhập gạo từ quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ để chế biến thực phẩm, làm phụ phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Còn theo các doanh nghiệp, việc tăng cường nhập khẩu gạo trong thời gian vừa qua là do xu hướng trồng lúa đã thay đổi. Nông dân chuyển sang sản xuất gạo thơm chất lượng cao để xuất khẩu, trong khi nhu cầu làm bún, phở trong nước chỉ cần loại gạo giá rẻ, có độ nở tốt. Điều này khiến các doanh nghiệp chọn nhập loại gạo phù hợp với nhu cầu này để giảm chi phí đầu vào.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập thêm lúa gạo từ các nước láng giềng, trong đó có Campuchia nhằm đảm bảo kịp hoàn thành đơn hàng cuối năm.

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt
Bộ Công Thương kiểm tra 5 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo Bộ Công Thương kiểm tra 5 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo
Australia ưu tiên nhập khẩu gạo từ Việt Nam với số lượng lớn Australia ưu tiên nhập khẩu gạo từ Việt Nam với số lượng lớn
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Hàng trăm nghìn tấn "báu vật" của Campuchia tiếp tục đổ về Việt Nam

Hàng trăm nghìn tấn "báu vật" của Campuchia tiếp tục đổ về Việt Nam

Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu điều từ thị trường Campuchia trong 8 tháng năm 2024, đạt 797.000 tấn, tăng 32% về lượng và 25% về trị giá so với cùng kỳ.
Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt vượt ngưỡng 4%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn đã tăng lên trên 4%/năm.
Tại sao tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng cao kỷ lục?

Tại sao tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng cao kỷ lục?

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến tháng 7/2024, Lượng tiền gửi từ người dân chảy vào hệ thống ngân hàng đạt 6,838 triệu tỉ đồng, tăng 305.672 tỷ, tương ứng với 4,68% so với thời điểm cuối năm 2023. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, phản ánh xu hướng người dân tìm kiếm sự an toàn trong việc gửi tiền vào ngân hàng trong bối cảnh các yếu tố kinh tế không ổn định.
Người dân gửi 6,838 triệu tỉ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Người dân gửi 6,838 triệu tỉ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Tính đến cuối tháng 7/2024, lượng tiền gửi vào ngân hàng của dân cư đạt 6,838 triệu tỉ đồng, đây là mức được xem là cao nhất từ trước đến nay.
Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao.
ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3

ADB viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão số 3

ADB đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).
Sau "chiến dịch" xác thực sinh trắc học, số tài khoản lừa đảo giảm mạnh

Sau "chiến dịch" xác thực sinh trắc học, số tài khoản lừa đảo giảm mạnh

Theo đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, số tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 giảm khoảng 72% so với trung bình 7 tháng đầu năm, khi chưa thực hiện xác thực sinh trắc học.
Bảo hiểm bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3

Bảo hiểm bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3

Tính đến ngày 20/9, tổng số tiền ước tính thiệt hại do bão số 3 và chi trả quyền lợi bảo hiểm là 9.013 tỷ đồng.
Tại sao LPBank lùi ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường gần 2 tháng?

Tại sao LPBank lùi ngày họp Đại hội đồng cổ đông bất thường gần 2 tháng?

Ngân hàng LPBank (Mã CK: LPB) vừa thông báo về việc thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) phiên họp bất thường năm 2024.
Hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Đây là chia sẻ của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại hội nghị triển khai giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, ngày 20/9.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động