Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% tuy tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh số lượng xuất khẩu sang thị trường này, nhưng việc “cào bằng” mức thuế nhập khẩu gạo đối với tất cả các nước ở mức 35% lại khiến Việt Nam gặp khó khăn hơn.
Xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021 Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm giảm cả về lượng và giá trị Xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 715.717 tấn trong 4 tháng
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo...

Tháng 5/2021, Philippines đã hạ thuế suất ưu đãi (MFN) đối với nhập khẩu gạo xuống 35% từ 40% đối với các lô hàng trong khối lượng tiếp cận tối thiểu (MAV) và 50% đối với các lô hàng ngoài MAV. Điều này làm cân bằng mức thuế suất áp dụng đối với các lô hàng từ các nhà xuất khẩu gạo ASEAN và ngoài ASEAN.

Các quan chức Chính phủ Philippines cho biết, động thái này nhằm đa dạng hóa nguồn nhập khẩu gạo của Philippines trong bối cảnh giá gạo từ các nước láng giềng ASEAN tăng và các mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với sản xuất trong nước.

Ngày 30/5/2021, Sắc lệnh số 135 năm 2021 của Tổng Thống Philippines về việc “Tạm Thời điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với gạo căn cứ theo Mục 1611 của Đạo luật số 10863, hay là Đạo luật về hiện đại hóa hải quan và thuế quan”, có hiệu lực thi hành.

Theo đó, mức thuế suất nhập khẩu gạo của Philippines giảm xuống còn 35% (trước đây là 40% đối với gạo nhập khẩu theo hạn ngạch và 50% đối với gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch). Chính sách này được áp dụng trong vòng một năm, kể từ ngày 30/5/2021.

"Chính sách mới về thuế quan MFN có thể sẽ ít tác động hơn đến các nhà cung cấp ở Tây Bán cầu so với các nhà xuất khẩu ngoài ASEAN khác ở châu Á. Xuất khẩu từ Tây Bán cầu dự kiến sẽ vẫn bị hạn chế do giá cả, thuế quan và chi phí vận chuyển cao hơn giá nội địa của Philippines ", báo cáo ngũ cốc toàn cầu hàng tháng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết.

Các nước ngoài ASEAN, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan, có giá cả cạnh tranh hơn và thuế quan giảm sẽ khiến giá thấp hơn.

Tuy nhiên, USDA cũng cho rằng, các nhà xuất khẩu ngoài ASEAN, chẳng hạn như Ấn Độ và Pakistan, sẽ cần phải nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và xây dựng mối quan hệ kinh doanh ở Philippines nếu họ muốn tận dụng quyết định giảm thuế gạo của nước này.

Mặc dù Ấn Độ có tiềm năng mở rộng thị phần lớn nhất tại Philippines, USDA cho biết Việt Nam sẽ vẫn là nhà cung cấp gạo chính của nước này.

Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt Nam

Với việc cắt giảm thuế quan, USDA đã nâng dự báo nhập khẩu gạo của Philippines trong năm nay lên 2,1 triệu tấn so với ước tính trước đó là 2 triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính mới nhất của USDA vẫn thấp hơn 14,28% so với 2,45 triệu tấn gạo mà Philippines nhập khẩu vào năm ngoái.

Liên quan đến việc Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ ra rằng, việc Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 35% tuy tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh số lượng xuất khẩu sang thị trường này nhưng việc “cào bằng” mức thuế nhập khẩu gạo đối với tất cả các nước ở mức 35% lại khiến Việt Nam gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu gạo. Bởi “trước khi có chính sách giảm thuế này của Philippines, Việt Nam vẫn đang được hưởng thuế suất xuất khẩu gạo 35%”.

“Việt Nam mất đi ưu thế về thuế so với các nước khác, gặp cạnh tranh gay gắt về giá từ các nước xuất khẩu gạo truyền thống như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan…”, Công văn của Cục Xuất Nhập khẩu gửi VFA và các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo nêu rõ.

Như vậy, lợi thế của Việt Nam vẫn giữ nguyên và lợi thế của các nước tăng lên. Điều này cho thấy gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm ưu thế tại thị trường Philippines ít nhất là trong vòng 1 năm cho đến khi chính sách giảm thuế này được thay đổi.

Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo Việt
Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị giảm ưu thế tại thị trường này

Chính vì vậy, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ ký hợp đồng với những thương nhân Philippines đã được Bộ Nông nghiệp Philippines cấp Giấy Chứng nhận vệ sinh và Kiểm dịch thực vật (SPS-IC). Hơn nữa, chính sách giảm thuế này có thể thay đổi bất cứ lúc nào nên các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình, đánh giá đầy đủ các rủi ro chính sách để xây dựng phương án giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng phù hợp, đồng thời có phương án đề phòng rủi ro trong kinh doanh.

Các doanh nghiệp cần tăng cường giám sát chất lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo uy tín tuyệt đối cho gạo của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay; kịp thời phát hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có thể gây mất uy tín cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trong năm nay, USDA dự báo Philippines sẽ vẫn là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục là nhà nhập khẩu lương thực hàng đầu thế giới.

Cũng theo USDA, việc thay đổi thuế nhập khẩu của Philippines có khả năng thay đổi các nhà cung cấp của nước này.

Nhập khẩu gạo của Philippines giảm nhưng dự trữ vẫn ở mức cao

Về tình hình nhập khẩu gạo của Philippines, tờ Business Mirror cho biết nhập khẩu gạo của Philippines từ tháng 1 đến tháng 5 đã giảm 11,8% xuống 1,026 triệu tấn so với 1,163 triệu tấn của năm ngoái.

Dữ liệu của Cục Công nghiệp Thực vật (BPI) do BusinessMirror thu thập và phân tích cho thấy khối lượng nhập khẩu gạo trong giai đoạn 5 tháng thấp hơn 137,1 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam vẫn là nguồn nhập khẩu hàng đầu của nước này khi chiếm 91% tổng sản lượng. Tuy nhiên, nhập khẩu gạo từ Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 đã giảm 3,2% xuống 937,3 nghìn tấn so với 968,3 nghìn tấn được ghi nhận một năm trước.

Mặc dù lượng gạo nhập khẩu giảm nhưng tồn kho gạo của Philippines tính đến ngày 1/4 đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng là 2,444 triệu tấn, dựa trên dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê Philippines (PSA).

Số liệu của PSA cho thấy, lượng gạo tồn kho đến ngày 1/4 cao hơn 3,2%, tương đương 77.000 tấn so với 2,367 triệu tấn được ghi nhận một năm trước. Đồng thời, tồn kho gạo của Philippines cũng đã tăng 17,5% so với mức 2,080 triệu tấn của tháng trước đó.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê liên tục tăng nóng: Làm gì để tránh thiệt hại dồn về một phía?

Giá cà phê trong nước và thế giới lần lượt xô đổ các kỷ lục giá thiết lập những tuần trước đó. Tại Tây Nguyên, giá cà phê nhân xô sắp cán mốc 130.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Nhiều nhà đầu tư đổ xô bán vàng SJC trước phiên đấu giá

Trước phiên đấu giá vàng SJC (sáng 23/4), nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa sẽ tương đối rủi ro.
Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn bất ngờ giảm trong ngày đầu đấu thầu vàng miếng SJC

Tính đến 5h30 sáng 22/4, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 81,65-83,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, vàng nhẫn quay đầu giảm về mốc 76 triệu đồng/lượng.
Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều chặng bay từ Hà Nội, TP.HCM đến địa phương vào thời gian bắt đầu kỳ nghỉ 30/4, 1/5 đã kín chỗ, tính chất di chuyển "lệch đầu" đã thể hiện rõ nét.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá sầu riêng giảm mạnh

Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá sầu riêng giảm mạnh

So với thời điểm trước ngày 10/4, giá sầu riêng đã giảm hơn 50%. Lý giải về nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng các nước khác như Thái Lan, Malaysia đã bắt đầu vào thu hoạch chính vụ, sản lượng cao vì thế việc sầu riêng Việt Nam rớt giá cũng là điều bình thường.
Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng”

Mới đầu hè, nhiều người đã đổ xô mua quạt tích điện đề phòng “cháy hàng”

Để đề phòng tình trạng “cháy hàng” khi vào cao điểm nắng nóng, thời điểm hiện tại mặc dù mới đầu hè, nhiều người đã tìm mua quạt tích điện để mong được giá “mềm”.
Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ: Thị trường phản ứng ra sao?

Ngày 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng với giá 25.450 đồng/USD, thấp hơn mức trần 23 đồng nhằm “hạ nhiệt” tỷ giá.
Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Giá chung cư tăng nóng, chuyên gia tư vấn cách mua hợp túi tiền

Thời gian gần đây, thị trường ghi nhận hiện tượng giá căn hộ chung cư, đất nền, thổ cư tăng “chóng mặt", các chuyên gia bất động sản đưa ra lời khuyên khách hàng cần phải tỉnh táo, lựa chọn các sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính và pháp lý đảm bảo.
Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Gần 17.000 lượng vàng miếng sẽ được đấu thầu vào sáng 22/4

Thời gian bắt đầu đấu thầu vàng miếng là 10 giờ sáng ngày 22/4/2024. Địa điểm đấu thầu tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (NHNN), số 25 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hình thức đấu thầu là đấu thầu theo giá.
Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Giá vàng nhẫn tăng mạnh vẫn tạo ra cơn sốt

Nhu cầu mua vàng nhẫn tăng vọt, SJC giới hạn mỗi khách được mua tối đa 5 chỉ trong một lần giao dịch. Nhưng mức này là quá ít với nhiều người có nguyện vọng tích trữ và đầu tư.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động