Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại) khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép (certain Iron or Steel Pipe and Tube) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội Việt Nam-Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong vụ việc bán phá giá cá tra, basa
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt. Ảnh minh hoạ
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt. Ảnh minh hoạ

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết đã nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại) khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép (certain Iron or Steel Pipe and Tube) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, rà soát cuối kỳ thuế chống bán phá giá nhằm mục tiêu đánh giá xem lệnh áp thuế chống bán phá giá hiện hành có nên được duy trì hay dỡ bỏ hay không. Đồng thời, về cơ bản là để xác định xem việc xóa bỏ thuế có khả năng dẫn đến việc tiếp tục hay tái diễn tình trạng bán phá giá gây hại cho ngành sản xuất trong nước hay không, thường là sau một thời gian nhất định (5 năm) kể từ khi lệnh áp thuế ban đầu được áp dụng.

Sản phẩm thuộc đối tượng rà soát được phân loại theo mã HS là: Các mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép thuộc các mã HS sau: 7306.19, 7306.29, 7306.30, 7306.40, 7306.50; 7306.61, 7306.69, 7306.90 nhập khẩu từ Việt Nam, ứng với 171 mã HS theo Luật Hải quan Thái Lan.

Nguyên đơn là Metal tube and sheet Processing Manufactures Association. Mức thuế đang áp dụng từ 6,97% đến 51,61% kể từ tháng 2/2020. Thuế chống bán phá giá trên sẽ tiếp tục được áp dụng dưới hình thức tiền đặt cọc trong thời gian 1 năm kể từ ngày 13/2/2025 hoặc cho đến lúc có kết quả rà soát cuối cùng.

Theo đó, bản câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam kể từ ngày 24/2/2025. Các doanh nghiệp không nhận được bản câu hỏi điều tra và muốn tham gia vụ việc có thể gửi yêu cầu tới cơ quan điều tra trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng công báo khởi xướng (tức muộn nhất là ngày 25/2/2025).

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, các bên liên quan được đề nghị gửi thông tin và bình luận về vụ việc, yêu cầu tổ chức điều trần tới cơ quan điều tra trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng được đăng trên công báo (tức muộn nhất là ngày 12/3/2025, có thể xin gia hạn).

Trước đó, ngày 4/2/2025, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đã nhận được thông tin về việc Cục Ngoại Thương Thái Lan (DFT) khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép carbon cán nguội (Cold Reduced Carbon Steel in Coils and not in Coils) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).

Sản phẩm thép bị điều tra rà soát được phân loại theo mã HS: 7209.1500, 7209.1600, 7209.1700, 7209.1820, 7209.1890, 7209.2500, 7219.2600, 7209.2700, 7209.2810, 7209.2890, 7209.9010, 7209.9090, 7211.2310, 7211.2320, 7211.2330, 7211.2390, 7211.2910, 7211.2920, 7211.2930, 7211.2990, 7225.5000.

DFT đã ban hành bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi là 16 giờ 30' ngày 7/3/2025 (giờ Bankok). Để kịp thời ứng phó với vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) thông báo cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có liên quan; khuyến nghị các doanh nghiệp tham gia nếu cần thiết.

Đồng thời khuyến nghị các doanh nghiệp, xuất khẩu có liên quan đăng ký tham gia và trả lời bản câu hỏi điều tra đúng thời hạn và thể thức quy định. Hợp tác đầy đủ và toàn diện với cơ quan điều tra (gồm trả lời bản câu hỏi điều tra, gửi ý kiến bình luận…) trong toàn bộ quá trình vụ việc để tránh bị kết luận không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ (thường dẫn tới kết quả bất lợi). Đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn, thể thức và thời hạn quy định.

Ngoài ra, cần liên lạc, phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Do đặc thù là một ngành công nghiệp xương sống, có tính cạnh tranh cao giữa các quốc gia nên thép là một trong những mặt hàng bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất trên thế giới.

Kể từ vụ việc đầu tiên đến tháng 11/2024, các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến sản phẩm thép là 80 vụ việc (chiếm khoảng 30% số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường nước ngoài); trong đó kiện chống bán phá giá (47 vụ), kiện chống trợ cấp (4 vụ), kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp (7 vụ), kiện điều tra áp dụng biện pháp tự vệ (13 vụ), kiện chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (9 vụ).

Tính theo quốc gia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đứng đầu là Hoa Kỳ (18 vụ), sau đó lần lượt là Malaysia (10 vụ), Canada (8 vụ), Thái Lan (8 vụ), Ấn Độ (5 vụ), EU (4 vụ), Indonesia (4 vụ), Mexico (3 vụ), và các quốc gia khác.

Đặc biệt, trong năm 2024, ngành thép đã đối diện 7 vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, chiếm khoảng 26% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trong năm 2024. Các vụ việc bao gồm 6 vụ điều tra chống bán phá giá khởi xướng bởi Canada (tháng 3/2024), Hàn Quốc (tháng 5/2024), Ấn Độ (tháng 8/2024), EU (tháng 8/2024), Thái Lan (tháng 9/2024), Malaysia (tháng 10/2024); và 1 vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp khởi xướng bởi Hoa Kỳ (tháng 9/2024).

Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng Gia hạn điều tra chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực thêm 6 tháng
Canada áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với dây thép từ Việt Nam Canada áp mức thuế chống bán phá giá tạm thời đối với dây thép từ Việt Nam
Thép ngoại ồ ạt vào Việt Nam, thép nội trước nguy cơ mất thị trường Thép ngoại ồ ạt vào Việt Nam, thép nội trước nguy cơ mất thị trường


Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động