Hải quan vào cuộc tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Cục Hải quan vừa yêu cầu các Chi cục Hải quan địa phương tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên thông quan nhanh đối với hàng nông lâm thủy sản, đặc biệt là sầu riêng – mặt hàng đang gặp nhiều thách thức xuất khẩu do kiểm soát bổ sung từ nước nhập khẩu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Nông sản Việt nỗ lực thích ứng trong “cuộc chơi” thị trường khắt khe Siết chặt kiểm soát chất lượng, nâng tầm thương hiệu sầu riêng Việt Nam Bắc Giang kết nối vải thiều – lan tỏa thương hiệu nông sản quốc gia
Hải quan vào cuộc tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng
Cục Hải quan vừa yêu cầu các Chi cục Hải quan địa phương tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên thông quan nhanh đối với hàng nông lâm thủy sản, đặc biệt là sầu riêng.

Ưu tiên thông quan, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng

Ngày 28-5, Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có văn bản gửi các Chi cục Hải quan địa phương, yêu cầu tạo điều kiện thông quan ngay đối với hàng hóa nông lâm thủy sản, đặc biệt là sầu riêng và các loại nông sản dễ hư hỏng trong thời điểm thu hoạch chính vụ. Đây là bước triển khai thực hiện Công điện số 59 ngày 8-5 và Công điện số 71 ngày 23-5 của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan hải quan cũng nhấn mạnh việc giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quy trình thủ tục, phối hợp với cơ quan liên quan để cập nhật, phổ biến chính sách thuế quan, nhập khẩu của các nước tới doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi gây phiền hà, cản trở hoạt động thương mại.

Theo Công điện 71, sầu riêng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng trưởng nhanh và giá trị cao. Năm 2024, diện tích trồng sầu riêng đạt gần 180.000 ha, sản lượng ước 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 3,2 tỉ USD, chiếm 47% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu vẫn gặp khó do một số nước nhập khẩu áp dụng thêm biện pháp kiểm soát và những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy đối thoại song phương, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản

Đoàn công tác của Bộ NN-MT do Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm trưởng đoàn làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Ảnh: Bộ NN-MT
Đoàn công tác của Bộ NN-MT do Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm trưởng đoàn làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Ảnh: Bộ NN-MT

Từ ngày 27 đến 29-5, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã sang Trung Quốc làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) để tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sầu riêng và chuẩn bị cho vụ vải thiều 2025.

Tại buổi hội đàm với bà Tôn Mai Quân – Tổng cục trưởng GACC, hai bên thống nhất triển khai nhiều giải pháp như thiết lập “luồng xanh” nông sản, ưu tiên thông quan nhanh các loại quả tươi vào vụ chính, kéo dài thời gian làm việc tại cửa khẩu, kể cả cuối tuần và ngoài giờ hành chính. Trung Quốc cũng sẽ cử đoàn công tác sang Việt Nam kiểm tra thực địa các vùng trồng bưởi, chanh để xây dựng dự thảo Nghị định thư xuất khẩu.

Hai bên đồng thuận đẩy nhanh ký kết các nghị định thư còn lại, bao gồm thủy sản khai thác và thủy sản tươi sống. Việt Nam cũng đã xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến cá tầm và thức ăn chăn nuôi nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời, đề xuất thành lập cơ chế họp cấp bộ trưởng luân phiên hàng năm để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong thương mại nông sản.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam – Trung Quốc năm 2024 đạt 17,8 tỉ USD, tăng 14,6% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 13,5 tỉ USD (tăng 14,3%), nhập khẩu đạt 4,3 tỉ USD (tăng 21%).

Riêng 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 5,07 tỉ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ. Đến nay, hai nước đã ký kết 28 thỏa thuận ghi nhớ và nghị định thư về xuất nhập khẩu nông sản.

Nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có 15 loại trái cây (sầu riêng, chuối, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, măng cụt, chanh leo, ớt, khoai lang, thạch đen), cùng các sản phẩm như tổ yến, cá sấu, khỉ nuôi, bột cá, thức ăn chăn nuôi, sữa và các loại thủy sản.

Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn
Truy xuất nguồn gốc – “Chìa khóa vàng” nâng tầm giá trị sản phẩm Truy xuất nguồn gốc – “Chìa khóa vàng” nâng tầm giá trị sản phẩm
Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Ninh) năm nay đánh dấu một vụ mùa bội thu. Không chỉ đạt sản lượng cao nhất trong nhiều năm, vải thiều Lục Ngạn còn hiện diện khắp các hệ thống siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử, trong các khu công nghiệp và thị trường quốc tế... nhờ sự vào cuộc trong xúc tiến của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng địa phương.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động