Ngành dệt may - da giày có nguy cơ mất lợi thế nếu không thoát khỏi “vòng kim cô” gia công
![]() |
Ngành dệt may - da giày có nguy cơ mất lợi thế nếu không thoát khỏi “vòng kim cô” gia công. |
Tận dụng cơ hội từ FTA, mở rộng thị trường xuất khẩu
Sáng 30/5/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, với chủ đề “Xúc tiến thương mại đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai thác các thị trường FTA cho sản phẩm dệt may và da giày Việt Nam”. Hội nghị được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến, dưới sự chủ trì của ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại.
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh, đây là cơ hội để doanh nghiệp trao đổi thông tin, lắng nghe phân tích từ các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và cập nhật tình hình thị trường xuất khẩu. Đại diện các hiệp hội ngành hàng như Lefaso và VITAS khẳng định vai trò chủ lực của dệt may - da giày, đồng thời nêu rõ những khó khăn đang gặp phải trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt.
Ngành da giày Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu, với 95% sản lượng dành cho thị trường nước ngoài. Riêng 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu ngành này tăng 16%, trong đó doanh nghiệp nội địa chiếm 28% thị phần – dấu hiệu tích cực so với trước đây.
Ngành dệt may cũng ghi nhận tín hiệu khả quan với hơn 17,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2025, tăng 9% so với cùng kỳ. Các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tăng trưởng ổn định, trong đó xuất khẩu sang Liên bang Nga tăng mạnh tới 55,5%, mở ra cơ hội thâm nhập thị trường mới nổi.
Với 17 Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực, Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh về thuế quan. Tuy nhiên, đại diện các hiệp hội cũng cảnh báo: để tận dụng tốt FTA, doanh nghiệp phải chủ động chuyển đổi từ gia công sang phát triển sản phẩm, tăng hàm lượng giá trị gia tăng, đồng thời đầu tư vào sản xuất xanh và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế ngày càng khắt khe.
Gia công không còn là “phao cứu sinh” tại các thị trường lớn
![]() |
Trước những thách thức của biến động thị trường xuất khẩu, Hội nghị tập trung chuyên sâu thảo luận, nắm bắt thông tin và tối đa hóa cơ hội tại các thị trường mới, các thị trường FTA đối với hai ngành hàng dệt may, da giày. |
Tại hội nghị, bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada – cảnh báo nguy cơ mất thị phần nếu ngành dệt may - da giày tiếp tục phụ thuộc vào đơn hàng gia công. Dù xuất khẩu sang Canada đã tăng mạnh từ khi CPTPP có hiệu lực, nhưng đà tăng trưởng hiện đang chững lại trước sự vươn lên nhanh chóng của các đối thủ như Bangladesh, Campuchia, Indonesia và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, từ ngày 1/1/2025, Việt Nam không còn được hưởng ưu đãi thuế phổ cập từ Canada, khiến sức cạnh tranh giảm đáng kể. Trong khi đó, thị trường này ngày càng đặt ra các yêu cầu khắt khe liên quan đến trách nhiệm xã hội, truy xuất nguồn gốc và sản xuất bền vững. Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada phải tuân thủ tiêu chuẩn OEKO-TEX®, GOTS, GRS và các quy định mới về hóa chất PFAS, EPR...
Dù vẫn giữ vị trí thứ hai về xuất khẩu da giày sang Canada, song Việt Nam đang bị đe dọa ở phân khúc chủ lực là giày thể thao và giày giá rẻ – nơi Trung Quốc, Indonesia và Campuchia đang vươn lên mạnh nhờ lợi thế về quy mô sản xuất và khả năng thích ứng nhanh với xu hướng thị trường.
Theo bà Quỳnh, để duy trì đà tăng trưởng, doanh nghiệp Việt cần chuyển hướng sang phát triển thương hiệu riêng, tập trung vào các phân khúc ngách như thời trang nữ trung niên, thời trang trẻ có thu nhập thấp, giày bảo hộ, quần áo tơ lụa, nội thất may mặc... Ngoài ra, cần linh hoạt tham gia các hợp đồng OEM với số lượng nhỏ để đáp ứng nhu cầu của các startup và doanh nghiệp nhỏ tại Canada – nhóm khách hàng có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hiệu quả.
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Canada cũng nhấn mạnh, việc tích cực tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế và hiện diện thực tế tại các kênh phân phối sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường hiệu quả hơn, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào mô hình gia công truyền thống, từ đó xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững trong dài hạn.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Vải thiều Lục Ngạn 2025 bội thu, xuất khẩu tăng mạnh: Thành công từ chỉ đạo tới hành động

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ
