Mở rộng kết nối, lan tỏa giá trị nông sản Việt

Mùa hè là thời điểm sôi động của thị trường nông sản. Nhiều chương trình kết nối, xúc tiến tiêu thụ được triển khai tại các địa phương nhằm hỗ trợ nhà vườn, hợp tác xã mở rộng kênh phân phối, quảng bá thương hiệu và nâng tầm giá trị nông sản Việt.
Bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân “Tinh hoa trái cây Việt” - Nơi hội tụ hương sắc nông sản Việt Nam Nông sản Việt nỗ lực thích ứng trong “cuộc chơi” thị trường khắt khe

Đưa nông sản về gần người tiêu dùng

Mở rộng kết nối, lan tỏa giá trị nông sản Việt
Thu hoạch sầu riêng tại huyện Long Thành (Đồng Nai). Ảnh Phan Anh

Trong tháng 5, không khí tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) trở nên sôi động hơn thường lệ. Sở Công Thương Đồng Nai phối hợp cùng Công ty CP Bất động sản Thống Nhất đã tổ chức các hội nghị kết nối giao thương giữa tổ hợp tác, hợp tác xã của các huyện, thành phố trong tỉnh với tiểu thương, đầu mối tiêu thụ tại chợ. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại Đồng Nai năm 2025, hướng đến mục tiêu kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, giảm khâu trung gian, tăng hiệu quả đầu ra.

Anh Nguyễn Hữu Dũng, nông dân trồng sầu riêng tại thị trấn Long Giao (huyện Cẩm Mỹ), chia sẻ: “Trước đây chúng tôi chủ yếu bán sầu riêng cho thương lái nên không chủ động được giá cả. Việc tham gia kết nối giao thương giúp tôi và tổ hợp tác có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với tiểu thương tại chợ đầu mối, tìm kiếm đối tác lâu dài, từ đó từng bước xây dựng thương hiệu cho trái sầu riêng địa phương.”

Theo ông Nguyễn Ngọc Nhân, Trưởng ban Quản lý chợ đầu mối Dầu Giây, trung bình mỗi ngày đêm, chợ nhập khoảng 250 tấn hàng hóa, trong đó nông sản, trái cây từ Đồng Nai chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt vào mùa hè, nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây như xoài, bưởi, chôm chôm, quýt, sầu riêng tăng mạnh. Việc tổ chức các hoạt động kết nối trực tiếp với tổ hợp tác, hợp tác xã và hộ nông dân đã giúp tăng lượng hàng địa phương được tiêu thụ thông qua chợ, đồng thời ổn định đầu ra cho nông sản trong mùa vụ cao điểm.

“Sau mỗi hoạt động kết nối, chúng tôi đều tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh phương thức tổ chức phù hợp. Những sản phẩm như xoài, quýt, chôm chôm hay sầu riêng đều đã có đầu ra ổn định hơn nhờ tiếp cận thị trường thông qua chợ,” ông Nhân cho biết thêm.

Sở Công Thương Đồng Nai cũng dự kiến vào cuối tháng 5 sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị giao thương giữa các doanh nghiệp, nhà cung cấp trong và ngoài tỉnh với hệ thống phân phối tại Đồng Nai. Mục tiêu là đưa sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của các địa phương vào hệ thống phân phối nội địa, gia tăng độ phủ và sức cạnh tranh cho hàng Việt.

Ông Nguyễn Văn Lĩnh, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Xúc tiến thương mại Đồng Nai, khẳng định: “Hoạt động kết nối vào chợ đầu mối không chỉ tạo điều kiện để nhà vườn, hợp tác xã mở rộng mạng lưới phân phối mà còn giúp các tiểu thương tại chợ tiếp cận nguồn cung ổn định, chất lượng từ chính địa phương. Đây là nền tảng quan trọng để nông sản Đồng Nai từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước.”

Lan tỏa giá trị trái cây Việt

Mở rộng kết nối, lan tỏa giá trị nông sản Việt
Một trong những sự kiện nổi bật là Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần thứ 21 - Suoi Tien Farm Festival 2025, diễn ra từ ngày 1/6 đến 31/8 tại TP.HCM với chủ đề “Làm nông giữ gốc - dân tộc giữ hồn - hội nhập thời đại”.

Song song với hoạt động kết nối thực tế tại địa phương, các chương trình xúc tiến thương mại quy mô lớn cũng được triển khai mạnh mẽ nhằm đưa hình ảnh nông sản Việt đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước. Một trong những sự kiện nổi bật là Lễ hội Trái cây Nam Bộ lần thứ 21 - Suoi Tien Farm Festival 2025, diễn ra từ ngày 1/6 đến 31/8 tại TP.HCM với chủ đề “Làm nông giữ gốc - dân tộc giữ hồn - hội nhập thời đại”.

Sự kiện do Công ty CP Du lịch Văn hóa Suối Tiên phối hợp cùng các Sở Văn hóa và Thể thao, Công Thương TP.HCM và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM tổ chức. Năm nay, lễ hội có nhiều điểm mới khi kết hợp hài hòa giữa các giá trị truyền thống và yếu tố hiện đại của du lịch, thương mại và công nghệ. Phó Tổng Giám đốc phụ trách Marketing - Sales của Suối Tiên, bà Bùi Thị Tố Trinh, cho biết: “Chúng tôi mong muốn lan tỏa giá trị nông sản Việt không chỉ qua hình thức trưng bày mà còn bằng các hoạt động tương tác, ứng dụng công nghệ để nâng tầm trải nghiệm.”

Tại lễ hội, hàng trăm loại trái cây tươi ngon đầu mùa từ khắp mọi miền đất nước được giới thiệu đến công chúng với mức giá ưu đãi như: đào Sa Pa, mận Hà Nội, bơ sáp Đắk Lắk, xoài cát Hòa Lộc, măng cụt Lái Thiêu, dưa hấu Long An, nhãn xuồng Trà Vinh… Đặc biệt, Hội thi Nghệ thuật tạo hình bằng trái cây năm nay được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo nghệ nhân từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh lân cận. Đây không chỉ là sân chơi sáng tạo mà còn là cách quảng bá hình ảnh nông sản đầy cảm xúc, gần gũi với công chúng.

Một điểm mới đáng chú ý là việc Sở Công Thương TP.HCM dự kiến tổ chức Ngày hội Quảng bá nông sản 2025 trong khuôn khổ lễ hội, kết hợp hình thức bán hàng trực tuyến qua livestream trên mạng xã hội. Hoạt động này có sự tham gia của nhiều KOLs, KOCs nổi tiếng – những người có ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của giới trẻ hiện nay. Hình thức mới mẻ này kỳ vọng sẽ giúp nông sản Việt tiếp cận người tiêu dùng thế hệ mới một cách nhanh chóng, sinh động và hiệu quả hơn.

Từ sàn chợ đầu mối đến không gian lễ hội sáng tạo, các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá nông sản đang dần chuyển mình theo hướng linh hoạt, đa kênh, bền vững. Điều đó không chỉ giúp người nông dân tăng thu nhập mà còn từng bước nâng tầm giá trị, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt trên thị trường nội địa và quốc tế.

Xuất khẩu rau quả 2025: Củng cố nội lực, vượt rào cản kỹ thuật Xuất khẩu rau quả 2025: Củng cố nội lực, vượt rào cản kỹ thuật
Chinh phục thị trường Thái Lan: Doanh nghiệp Việt cần làm gì? Chinh phục thị trường Thái Lan: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?
Nông sản Việt nỗ lực thích ứng trong “cuộc chơi” thị trường khắt khe Nông sản Việt nỗ lực thích ứng trong “cuộc chơi” thị trường khắt khe
Xuất khẩu rau quả: Giữ vững thị trường Trung Quốc bằng chất lượng Xuất khẩu rau quả: Giữ vững thị trường Trung Quốc bằng chất lượng
Hải quan vào cuộc tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng Hải quan vào cuộc tháo gỡ vướng mắc xuất khẩu sầu riêng
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Ách tắc thanh long, ớt, đậu bắp: Khi giấy phép trở thành “nút thắt” xuất khẩu

Từ đầu tháng 7 đến nay, hàng loạt lô hàng thanh long, ớt, đậu bắp xuất khẩu sang châu Âu bị ách tắc tại TP.HCM do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi trong phân cấp quản lý theo Thông tư mới, khiến doanh nghiệp thấp thỏm vì nguy cơ chậm giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hợp đồng.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Biến thử thách thành cơ hội: Gỗ Việt vượt sóng lớn, vươn xa

Dù chịu áp lực từ chính sách thuế mới của Hoa Kỳ và hàng loạt rào cản kỹ thuật, ngành gỗ Việt Nam vẫn duy trì thặng dư thương mại 6,69 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2025, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhờ chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường và đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái nội địa bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP giúp mở rộng thị trường xuất khẩu

Với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều các sản phẩm đặc sản, sản vật mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.
Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Bộ NN-MT lên kịch bản ứng phó với thuế quan Mỹ, giữ mục tiêu xuất khẩu 65 tỉ USD năm 2025

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường diễn ra ngày 3/7, ông Trần Gia Long - phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính - cho biết để chủ động ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ, bộ đã xây dựng ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP phải là thương hiệu, bản sắc quốc gia trên thị trường quốc tế

Sản phẩm OCOP không chỉ dừng lại ở quy mô địa phương mà cần được định vị như một thương hiệu hàng hóa quốc gia. Mỗi sản phẩm OCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sách phù hợp, với chất lượng cao, câu chuyện văn hóa riêng, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ hiện đại để vươn ra thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Xuất khẩu chững lại, doanh nghiệp kỳ vọng bứt tốc nửa cuối năm 2025

Trong tháng 6/2025, bức tranh toàn cảnh của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục cho thấy những dấu hiệu suy yếu về nhu cầu, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng đáng chú ý về sản lượng và kỳ vọng thị trường ổn định hơn trong thời gian tới.
Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thị trường đối mặt nguy cơ áp thuế đối ứng. Nhờ thế mạnh về giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định và sự tin tưởng ngày càng cao từ người tiêu dùng Mỹ, thương hiệu cá tra Việt đang khẳng định chỗ đứng vững chắc tại một trong những thị trường khó tính nhất thế giới.
Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Kết nối sản xuất và thương mại đặc sản vùng cao Tây Bắc

Chiều 1/7, Diễn đàn “Kết nối sản xuất và thương mại nông lâm sản các tỉnh Tây Bắc” chính thức diễn ra tại tỉnh Sơn La.
Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Trong 5 tháng đầu năm 2025, lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam tăng tới 78%, trị giá tăng hơn 112%. Sức ép từ thịt ngoại đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi và đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải tái định vị thương hiệu, cải tổ chuỗi giá trị để giữ vững thị phần trong nước. Trong bối cảnh 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh chính thức vận hành, nhiều vùng chăn nuôi lớn được sáp nhập, tạo điều kiện thuận lợi – nhưng cũng không ít áp lực – cho chiến lược cạnh tranh và phát triển thương hiệu thịt nội địa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động