Chinh phục thị trường Thái Lan: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?
Doanh nghiệp Việt kỳ vọng cơ hội từ đàm phán Doanh nghiệp Việt tận dụng "thời gian vàng" để xuất khẩu Doanh nghiệp Việt cần “tư duy mới” để vượt sóng thuế quan Mỹ |
Thách thức và tiềm năng trong xuất khẩu sang Thái Lan
![]() |
Sự kiện nhằm tìm kiếm giải pháp tận dụng cơ hội và vượt qua những rào cản khi đưa hàng hóa Việt Nam đến thị trường láng giềng này. |
Sáng 22/5, hội thảo “Thách thức, cơ hội và tiềm năng khi xuất khẩu vào thị trường Thái Lan” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức đã thu hút sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp. Sự kiện nhằm tìm kiếm giải pháp tận dụng cơ hội và vượt qua những rào cản khi đưa hàng hóa Việt Nam đến thị trường láng giềng này.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Hồ Thị Quyên - Phó Giám đốc ITPC nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan những năm gần đây. Hai nước đã tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý cùng hệ thống giao thông thuận tiện qua các hành lang kinh tế Đông – Tây và phía Nam để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư và logistics. Hiện tại, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực ASEAN, trong khi Việt Nam đứng thứ hai trong các đối tác của Thái Lan tại khu vực này.
Nhiều hiệp định quan trọng như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi về thuế quan, thúc đẩy xây dựng chuỗi cung ứng và mở rộng thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp hai bên.
Theo bà Quyên, năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 20,26 tỷ USD, tăng 6,36% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt khoảng 7,81 tỷ USD, chủ yếu là điện thoại và linh kiện, máy móc thiết bị, sắt thép và nông sản. Trái cây tươi, thủy sản, cà phê cũng là nhóm sản phẩm được thị trường Thái Lan ưa chuộng.
Tính đến quý I/2025, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 5,17 tỷ USD, tăng 8,36% so với cùng kỳ năm trước. Hai bên đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 25 tỷ USD vào năm 2025, đồng thời triển khai chiến lược “Ba kết nối” nhằm thúc đẩy hợp tác trong chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối, song song với chiến lược tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Dù vậy, doanh nghiệp Việt vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt, như rào cản kỹ thuật, cạnh tranh gay gắt, sự thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng, cũng như yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Bà Hồ Thị Quyên khuyến nghị các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì sự linh hoạt trong sản xuất và cập nhật kịp thời thông tin thị trường để thích ứng và vượt qua những khó khăn này.
Tiềm năng lớn từ sản phẩm nông sản và hàng tiêu dùng
![]() |
Để thâm nhập hiệu quả thị trường Thái Lan, doanh nghiệp Việt cần vượt rào cản kỹ thuật, chủ động cải tiến, cập nhật xu hướng và nâng cao chất lượng sản phẩm. |
Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc Truyền thông Tập đoàn Central Retail Việt Nam chia sẻ, về cơ hội mở rộng xuất khẩu hàng Việt tại Thái Lan thông qua các sự kiện thường niên như “Tuần lễ hàng Việt Nam tại Thái Lan” được tổ chức từ năm 2016. Đây là nền tảng vững chắc giúp gần 500 doanh nghiệp Việt tiếp cận người tiêu dùng Thái Lan, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản.
Nhiều mặt hàng như vải thiều, nhãn, thanh long đã được xuất khẩu ổn định qua hệ thống bán lẻ của Central Group và được người tiêu dùng Thái Lan yêu thích. Sự kiện “Tuần hàng Việt Nam” lần đầu tổ chức tại Udon Thani tháng 11/2024 cũng đã thu hút nhiều sản phẩm đa dạng như nông sản, thực phẩm chế biến, trà, cà phê và thủ công mỹ nghệ đạt chuẩn quốc tế. Udon Thani, với cộng đồng kiều bào Việt Nam đông đảo, là thị trường tiềm năng để quảng bá văn hóa và sản phẩm Việt Nam.
Một bước tiến quan trọng là lễ ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2026 – 2028 giữa Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương Việt Nam), Tập đoàn Central Group và Central Retail, nhân dịp Thủ tướng Thái Lan thăm Việt Nam. Chương trình này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, đặc biệt tại thị trường Thái Lan và các thị trường khu vực.
Ông Chailermchai Pornsiripiyakool - Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail, nhấn mạnh doanh nghiệp Việt cần chú trọng thiết kế bao bì đạt chuẩn quốc tế, tuân thủ quy định về nhãn mác và tạo sức hút qua các chương trình khuyến mãi. Hải sản, khoai lang, cà phê, gia vị và thanh long là những mặt hàng có tiềm năng lớn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhập khẩu khắt khe của Thái Lan, bao gồm giấy phép FDA và chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Ông Nguyễn Khánh Duy Thịnh - Quản lý Đối ngoại của Central Retail, cũng lưu ý các nhà cung cấp cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ, chứng nhận chất lượng rõ ràng và báo giá minh bạch. Central Retail ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp thông tin rõ ràng để xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Với dân số hơn 70 triệu người và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, thị trường Thái Lan mang đến cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác tiềm năng này hiệu quả, các doanh nghiệp cần chủ động vượt qua các rào cản kỹ thuật, liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và cập nhật xu hướng tiêu dùng. Việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn như Central Retail và tận dụng các chương trình xúc tiến thương mại sẽ là chìa khóa để hàng Việt ngày càng vươn xa tại thị trường Thái Lan.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Nông dân 9x ở Đắk Nông trồng sầu riêng hữu cơ cho quả quanh năm, luôn "cháy hàng"

Tín dụng xanh bứt tốc, tăng trưởng hơn 21%/năm

Đổi mới sáng tạo – Chìa khóa nâng tầm thương hiệu Việt

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Bảy nội dung thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chăn nuôi nội địa tăng tốc giành lại thị phần 33 tỷ USD

TH khánh thành nhà máy sữa tại Nga: Dấu mốc mới cho thương hiệu Việt toàn cầu

Phát triển sản phẩm thiên nhiên: Cơ hội từ Nghị quyết 68

Eximbank bổ nhiệm hai cựu thành viên HĐQT giữ chức Phó Tổng Giám đốc
