Bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân

Các sản phẩm như ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo sẽ xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc theo Nghị định thư mới được ký kết, đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Cơ hội đưa nông sản An Giang chinh phục thị trường thế giới Gia Lai mở rộng thị trường nông sản qua không gian mạng
, chanh leosẽ xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc
Chanh leo sẽ xuất khẩu theo đường chính ngạch sang Trung Quốc.

Thêm 4 nông sản Việt xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam ngày 14-15/4, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung.

Theo Tuyên bố chung, hai bên ký Nghị định thư với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc như ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo.

Bên cạnh các mặt hàng trên, Trung Quốc đang tích cực triển khai thủ tục cấp phép chính thức cho các mặt hàng nông sản Việt như hoa quả có múi, dược liệu đông y có nguồn gốc thực vật. Ngược lại, phía Việt Nam sẽ đẩy nhanh nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc.

Hai bên cũng đẩy nhanh xây dựng cửa khẩu thông minh tại các lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc). Đồng thời, mô hình này sẽ được cân nhắc nhân rộng tại các cửa khẩu khác đủ điều kiện, gồm cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng. Các "kết nối mềm" về hải quan thông minh sẽ được nâng cấp.

Phía Trung Quốc sẵn sàng tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và địa phương liên quan khác. Hai bên sẽ phối hợp nâng hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu, lối mở, cặp chợ biên giới, giảm tải áp lực thông quan.

Hiện 14 loại nông sản Việt đã được xuất khẩu chính ngạch sang nước láng giềng, đem lại doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Năm ngoái, người tiêu dùng Trung Quốc chi 4,6 tỷ USD để mua rau quả Việt. Tính riêng 11 tháng, sầu riêng đứng đầu với hơn 2,84 tỷ USD, thanh long khoảng 320 triệu USD, chuối 220 triệu USD, mít 240 triệu USD.

Các văn kiện này được kỳ vọng giúp thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Trước đó, xuất khẩu các loại rau quả sang Trung Quốc cũng tăng mạnh nhờ hai nước cùng tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các Nghị định thư ký giữa hai nước.

Đừng ngủ quên trên vinh quang

Các Nghị định thư xuất khẩu sản phẩm đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho doanh nghiệp trong sản xuất sản phẩm theo hướng chuẩn hoá, đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Đơn cử tổ yến là một trong những sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Từ cuối năm 2023, những lô sản phẩm tổ yến Việt Nam đầu tiên đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư đã ký.

Công ty CP Yến sào Khánh Hòa là doanh nghiệp tiên phong được cấp mã số nhà yến và nhà máy chiếu xạ tại Nha Trang đạt tiêu chuẩn HACCP. Hiện nay, các lô tổ yến sạch, yến thô của công ty đang được đối tác Trung Quốc đặt hàng qua kênh chính ngạch. Việc Trung Quốc chấp nhận tổ yến chính ngạch giúp ngành yến Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển chuyên nghiệp hơn.

Hay chanh leo Tây Nguyên đã và đang bước vào cuộc chơi tỷ đô khi được hàng loạt thị trường cấp phép mở cửa như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tại Gia Lai, Công ty CP Nafoods Tây Nguyên – thành viên Tập đoàn Nafoods – là đơn vị đi đầu về vùng nguyên liệu và chế biến chanh leo. Với hơn 300 ha chanh leo và mạng lưới liên kết hơn 500 hộ dân, Nafoods đã xuất khẩu lô hàng chanh leo tươi đầu tiên gần 100 tấn sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị chỉ vài ngày sau khi ký nghị định thư.

“Trước kia, chanh leo chỉ đi dạng sơ chế. Nay chúng tôi đưa cả trái tươi vào hệ thống phân phối Trung Quốc” – đại diện doanh nghiệp cho hay.

Bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Trung Quốc vốn là thị trường vô cùng quan trọng của nông sản Việt Nam. TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá, bên cạnh việc ký nghị định thư với Trung Quốc, mới đây, nông sản Việt còn dồn dập tin vui khi trái bưởi đã được kinh doanh ở hệ thống phân phối cao cấp tại Hàn Quốc. Điều này cho thấy một điều quan trọng: Nông sản Việt không còn đi đường vòng, mà đang đi thẳng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng để duy trì lâu dài, yếu tố then chốt là kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc và sự đầu tư bài bản từ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng, đừng ngủ quên trên vinh quang. Những nghị định thư vừa ký mới chỉ là bước đầu. Nếu không có vùng trồng được kiểm soát chặt chẽ, khâu chế biến sạch, quản lý truy xuất rõ ràng thì nguy cơ bị rút giấy phép rất cao.

Có thể kể đến việc gần đây, Trung Quốc đưa ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng cho hàng Việt.

Hai năm trước khi sầu riêng được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, kim ngạch mặt hàng này bùng nổ mạnh mẽ, tăng trưởng 300%. Nhưng từ đầu năm, họ bắt đầu siết các yêu cầu kỹ thuật, lượng mua loại quả này sụt giảm. Tính tới cuối tháng 2, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc giảm tới 83%, còn 27 triệu USD. Từ vị trí số 1, loại quả này rơi xuống thứ 3, sau thanh long và chuối sang thị trường tỷ dân.

Nguyên nhân do các lô hàng sầu riêng nhập khẩu đều phải có kết quả phân tích dư lượng Cadmium và chất vàng O tại phòng thí nghiệm được công nhận. Cadmium là kim loại nặng độc hại có thể tích tụ trong thực phẩm, còn chất vàng O là phẩm nhuộm công nghiệp, cả hai đều bị kiểm soát gắt gao do có nguy cơ gây ung thư. Không riêng Việt Nam, các nước xuất khẩu loại trái này đều bị ảnh hưởng bởi quy định siết chất lượng, khiến quy trình thông quan phức tạp, kéo dài.

Gần đây, Trung Quốc còn áp dụng chính sách kiểm tra 100% lô hàng sầu riêng từ Việt Nam, làm chậm thời gian thông quan, tăng nguy cơ hư hỏng và khiến doanh nghiệp xuất khẩu thận trọng hơn. Đại diện Hiệp hội Rau quả bày tỏ lo ngại nếu những hàng rào kỹ thuật này tiếp tục siết chặt với các loại nông sản khác, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đề xuất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các cơ quan có kế hoạch bài bản để nâng chất lượng nông sản Việt. Thay vì đưa ra văn bản chỉ đạo, nhà chức trách nên hỗ trợ nông dân kiểm soát chặt từ vùng trồng, đất canh tác, đến quy trình trồng trọt, đóng gói và kiểm định, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường láng giềng.

Để duy trì và mở rộng thị phần, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho rằng doanh nghiệp cần chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, đầu tư vào chất lượng và truy xuất nguồn gốc để tránh bị loại khỏi cuộc chơi.

Cùng quan điểm, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng tỷ lệ tận dụng các FTA giữa hai nước chưa cao, khoảng 30-40%, do năng lực tuân thủ của doanh nghiệp và thiếu chiến lược thị trường rõ ràng.

"Đây là điểm nghẽn cần sớm tháo gỡ nếu muốn tăng sức cạnh tranh hàng Việt tại thị trường láng giềng", ông Phú nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, theo ông Võ Quan Huy, Việt Nam cần tiếp cận thị trường tỷ dân này bài bản và khôn ngoan hơn. Tức là, doanh nghiệp cần đầu tư đúng mức để nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm và xây dựng chuỗi sản xuất, từ chọn giống, làm đất tới đóng gói bao bì, cung ứng chuyên nghiệp hơn.

Sức bật của nông sản Việt! Sức bật của nông sản Việt!
Xóa lời nguyền Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 14-15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký kết với Tổng cục Hải quan Trung Quốc một số nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Việc Mỹ áp thuế đối ứng với với nhiều nước trên thế giới đã gây chấn động đối với ngành cà phê khi mức thuế đối ứng được đưa ra với Việt Nam lên tới 46%, thuộc top những quốc gia chịu mức thuế cao nhất. Hiện mức thuế đối ứng đang được tạm hoãn, điều này tạo không gian để các doanh nghiệp thay đổi về công nghệ và chuỗi cung ứng.
Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số

Với 1,4 tỷ dân, Trung Quốc tiếp tục là thị trường trọng điểm, có tầm quan trọng to lớn đối với xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Nếu chúng ta quyết tâm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh thì bức tranh thương mại nông sản Việt Nam - Trung Quốc sẽ có sự đột phá và khởi sắc, góp phần tạo nên diện mạo mới cho miền núi, vùng cao, biên giới nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2515/BCT-XNK ngày 10/4/2025 về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Bộ Nông nghiệp Mỹ và các cơ quan thẩm quyền của Mỹ, xem xét miễn trừ một số nhóm hàng nông thủy sản không cạnh tranh trực tiếp từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

Ngày 9/4/2025, mức thuế đối ứng Mỹ ban hành với gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ dao động từ 10-50% có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn 90 ngày và mức thuế đối ứng trong thời gian này khoảng 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tạm hoãn sẽ là cơ hội cho Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiến hành đàm phán.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động