Thêm nhiều nông sản Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ngày 14-15/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký kết với Tổng cục Hải quan Trung Quốc một số nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Nông sản Việt chất lượng tốt, Mỹ không có nhiều lựa chọn thay thế Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản Thương mại nông sản Việt Nam – Trung Quốc nhìn từ những con số
Ớt, chanh leo, tổ yến Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc
Ớt, chanh leo, tổ yến Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Cụ thể, các nghị định thư được ký kết gồm: Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả ớt; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chanh leo; Nghị định thư về yêu cầu an toàn và kiểm dịch động, thực vật đối với cám gạo và cám gạo chiết ly làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; Nghị định thư về các yêu cầu kiểm dịch, kiểm tra và vệ sinh thú y đối với các sản phẩm tổ yến thô và tổ yến sạch.

Bên cạnh các mặt hàng trên, Trung Quốc đang tích cực triển khai thủ tục cấp phép chính thức cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam như hoa quả có múi, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật. Phía Việt Nam sẽ đẩy nhanh nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN. Năm ngoái, người tiêu dùng Trung Quốc chi 4,6 tỷ USD để mua rau quả Việt. Tính riêng 11 tháng, sầu riêng đứng đầu với hơn 2,84 tỷ USD, thanh long khoảng 320 triệu USD, chuối 220 triệu USD, mít 240 triệu USD.

Hiện 14 loại nông sản Việt đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân, đem lại doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Trong đó, 6 mặt hàng hai bên đã ký Nghị định thư xuất khẩu (dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi và khoai lang) và 6 mặt hàng truyền thống chưa được chuẩn hóa bằng Nghị định thư xuất khẩu (thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít). Riêng mặt hàng chanh leo, ớt đang được xuất khẩu thí điểm.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy chào các em thiếu nhi.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy chào các em thiếu nhi.

Đến thời điểm hiện tại, hai bên đã ký 24 thỏa thuận ghi nhớ và nghị định thư về xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản. Riêng năm 2024 đã ký 4 nghị định thư bao gồm: Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, xuất khẩu cá sấu, xuất khẩu khỉ (nhân chuyến thăm Trung Quốc, từ 18-20/8/2024 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm) và Nghị định thư xuất khẩu dừa tươi (ký ngày 6/6/2024 nhân chuyến thăm làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT của lãnh đạo Tổng cục Hải quan Trung Quốc).

Các văn kiện này được kỳ vọng giúp thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Trước đó, xuất khẩu các loại rau quả sang Trung Quốc cũng tăng mạnh nhờ hai nước cùng tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hiệp định ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và các Nghị định thư ký giữa hai nước.

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì? EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"
Nông sản Việt chất lượng tốt, Mỹ không có nhiều lựa chọn thay thế Nông sản Việt chất lượng tốt, Mỹ không có nhiều lựa chọn thay thế
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Chế biến sâu, đa dạng hoá thị trường sẽ giúp cà phê Việt vượt “bão thuế quan”

Việc Mỹ áp thuế đối ứng với với nhiều nước trên thế giới đã gây chấn động đối với ngành cà phê khi mức thuế đối ứng được đưa ra với Việt Nam lên tới 46%, thuộc top những quốc gia chịu mức thuế cao nhất. Hiện mức thuế đối ứng đang được tạm hoãn, điều này tạo không gian để các doanh nghiệp thay đổi về công nghệ và chuỗi cung ứng.
Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương đề nghị siết quản lý nguyên liệu hàng xuất khẩu

Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2515/BCT-XNK ngày 10/4/2025 về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Đề xuất Mỹ miễn trừ thuế đối với một số nhóm hàng nông sản

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất Bộ Nông nghiệp Mỹ và các cơ quan thẩm quyền của Mỹ, xem xét miễn trừ một số nhóm hàng nông thủy sản không cạnh tranh trực tiếp từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

Ngày 9/4/2025, mức thuế đối ứng Mỹ ban hành với gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ dao động từ 10-50% có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn 90 ngày và mức thuế đối ứng trong thời gian này khoảng 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tạm hoãn sẽ là cơ hội cho Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiến hành đàm phán.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Sầu riêng mất "ngôi vương" xuất khẩu, đâu là nguyên nhân?

Hai tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt gần 52,7 triệu USD, giảm tới 69% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do các quy định kiểm soát chặt chẽ từ Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu khác.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động