Xuất khẩu rau quả 2025: Củng cố nội lực, vượt rào cản kỹ thuật
Gạo nếp cái hoa vàng Thụy Lâm - Từ ruộng đồng đến bàn tiệc khách sạn Truy xuất nguồn gốc – “Chìa khóa vàng” nâng tầm giá trị sản phẩm Hà Nội mở rộng “sân nhà” cho sản phẩm OCOP và làng nghề |
![]() |
Các mặt hàng như thanh long, mít, xoài tiếp tục duy trì đà xuất khẩu ổn định. Ảnh HNT |
Tín hiệu tích cực từ thị trường và nội lực ngành
Theo ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ngành xuất khẩu rau quả thời gian qua đã có một số điều chỉnh tạm thời ở một vài mặt hàng chủ lực. Tuy vậy, các loại trái cây khác đã kịp thời phục hồi, bù đắp đáng kể phần sụt giảm, cho thấy sức bật nội tại mạnh mẽ và khả năng thích ứng nhanh của ngành.
Các mặt hàng như thanh long, mít, xoài tiếp tục duy trì đà xuất khẩu ổn định. Đặc biệt, những sản phẩm mới như dừa tươi và chanh leo sau khi chính thức mở cửa vào Trung Quốc theo đường chính ngạch đang cho thấy hiệu quả rõ nét. Giá thu mua trong nước ổn định, tạo động lực mở rộng sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp.
Vụ nhãn và vải tại các tỉnh phía Bắc đang vào mùa thu hoạch với sản lượng tăng cao, hứa hẹn đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu quý II và III. Chuối – với sản lượng 2,7 triệu tấn – được kỳ vọng sẽ tận dụng tốt cơ hội từ việc nhiều quốc gia trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Panama.
Trong các tháng tới, triển vọng xuất khẩu tiếp tục được đánh giá tích cực với loạt yếu tố thuận lợi: mùa vụ ổn định, sản lượng dồi dào, chất lượng nâng cao và thị trường ngày càng được mở rộng. Các yếu tố kỹ thuật như kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm được đầu tư nâng tầm. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý trong công tác sản xuất, thông quan, mở rộng thị trường Trung Đông, châu Âu và Nam Á – những điểm đến đầy tiềm năng bên cạnh các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.
Chuẩn hóa quy trình, vượt thách thức kỹ thuật để giữ vững thị phần
![]() |
Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường). |
Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là các rào cản kỹ thuật mà thị trường nhập khẩu – đặc biệt là Trung Quốc – ngày càng siết chặt. Các nước yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật và minh bạch nguồn gốc. Riêng mặt hàng trái cây tươi cần đáp ứng thêm quy trình xử lý sinh vật gây hại như chiếu xạ, xử lý lạnh, hơi nước nóng…
Đáng lưu ý, các thị trường cao cấp như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc còn đặt ra tiêu chuẩn về sản xuất bền vững, thân thiện môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và tuân thủ tiêu chuẩn xã hội trong lao động. Trước xu thế này, doanh nghiệp và nông dân cần chủ động điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, qua đó duy trì thị phần xuất khẩu và nâng cao uy tín nông sản Việt.
Trường hợp sầu riêng là minh chứng điển hình. Dù năm 2024 đạt kim ngạch gần 3 tỷ USD, chiếm 91% tổng xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng đầu năm 2025 đã ghi nhận sự chững lại do phía Trung Quốc kiểm soát gắt gao chất lượng, đặc biệt là dư lượng cadimi và chất cấm vàng O.
Để khắc phục, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã vào cuộc quyết liệt: phối hợp xử lý các hành vi sử dụng chất cấm, chuẩn hóa quy trình sản xuất an toàn, siết cấp mã số vùng trồng và đóng gói, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cường truy xuất nguồn gốc và phối hợp với Hải quan Trung Quốc.
Cục cũng đã xây dựng quy trình sản xuất sầu riêng giảm nguy cơ tồn dư cadimi, dự kiến chuyển giao ngay trong tháng 5. Đồng thời, khuyến cáo các địa phương tuyệt đối không sử dụng chất cấm, ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, tăng cường liên kết sản xuất–tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phối hợp kịp thời với cơ quan chuyên môn khi có cảnh báo từ thị trường nhập khẩu.
Với những điều chỉnh kịp thời và sự đồng hành từ Trung ương đến địa phương, ngành sầu riêng nói riêng và ngành rau quả nói chung được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2025, đón đầu cơ hội từ mùa vụ chính bắt đầu từ tháng 7.
Có thể bạn quan tâm
Tin khác

Chợ quê khoác áo mới, hàng Việt bứt tốc nhờ điểm bán hiện đại

Giá hàng hóa thế giới bật tăng vì biến động cung cầu

Nhật Bản hỗ trợ gần 160.000 USD phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Tháp

Ra mắt sách song ngữ "Bác Hồ ở Thái Lan"

Tự chuyển mình để thích nghi: Giải pháp căn cơ cho xuất khẩu việt nam

Ngành yến Việt Nam vào “đường đua” tỷ đô sau Nghị định thư với Trung Quốc

Việt - Mỹ lần đầu đàm phán trực tiếp về Hiệp định Thương mại đối ứng

Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam

Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới
