Mỹ áp thuế 25%, doanh nghiệp nhôm, thép Việt cần làm gì để ứng phó?

Việc toàn bộ nhôm, thép được bán vào Mỹ sẽ chịu thuế 25% sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia xuất khẩu nhôm, thép lớn vào Mỹ. Với Việt Nam, dù kim ngạch xuất khẩu nhôm, thép không lớn nhưng cũng không tránh khỏi tác động.
Doanh nghiệp Việt xuất khẩu nhôm, thép vào Mỹ cần cẩn trọng Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu
Mỹ áp thuế 25%, doanh nghiệp nhôm, thép Việt cần làm gì để ứng phó?
Mỹ áp thuế 25%, doanh nghiệp nhôm, thép Việt cần làm gì để ứng phó?

Không tránh khỏi tác động

Từ ngày 12/3, toàn bộ nhôm, thép được bán vào Mỹ sẽ chịu thuế 25%, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump. Chính sách này không có miễn trừ cho hàng nhôm, thép của quốc gia nào khi xuất khẩu vào Mỹ.

Các quốc gia xuất khẩu nhôm, thép lớn vào Mỹ đang đối mặt với ảnh hưởng nặng nề. Với Việt Nam, dù kim ngạch xuất khẩu nhôm, thép không lớn như Canada, Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc, nhưng cũng không tránh khỏi tác động.

Thống kê của Hải quan Mỹ cho thấy, năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,462 tỷ USD thép và nhôm sang Mỹ, trong đó 983 triệu USD thép và sản phẩm thép (tăng gần 159% so với năm 2023), 479 triệu USD sản phẩm nhôm (tăng 9,5% so với năm 2023).

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nhận định: “Việc Mỹ áp dụng bổ sung thuế 25% với nhôm và thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các nước xuất khẩu nhôm và thép vào Mỹ”.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ nói thêm, sản phẩm thép, nhôm Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục xuất khẩu khi năng lực của các nhà sản xuất thép, nhôm của Mỹ chưa thể đáp ứng ngay. Tuy nhiên, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.

Thuế tăng, khó khăn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng, khi doanh nghiệp tìm đường xuất khẩu sang những khu vực khác. Nhiều công ty thép quay lại thị trường nội địa khiến các nước tăng cường bảo hộ.

Cần phải nói thêm rằng, trước khi Tổng thống Mỹ tăng thuế nhập khẩu nhôm, thép lên 25%, hai mặt hàng này của Việt Nam đang phải chịu mức thuế lần lượt là 10% và 25% theo Mục 232 mà Mỹ áp dụng từ năm 2018 với một số nước.

Còn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) nhận định, nhôm, thép Việt xuất khẩu vào Mỹ đã phải chịu mức thuế cao, 25% đối với thép và 10% đối với nhôm, từ năm 2018. Do đó khi nâng mức thuế lên, việc xuất khẩu thép sang Mỹ của Việt Nam hầu như không ảnh hưởng.

Thứ nữa, nhu cầu thép trong nước trong thời gian tới được dự báo tăng mạnh, nhờ nhu cầu khi thị trường bất động sản đang ấm trở lại, dự án đường cao tốc Bắc - Nam và các dự án cơ sở hạ tầng trong nguồn vốn đầu tư công được đẩy mạnh sẽ có nhu cầu lớn về thép, có thể cân đối cung - cầu trong thời gian tới.

Mỹ là thị trường quan trọng đối với xuất khẩu thép của Việt Nam, chỉ sau ASEAN và EU. Do đó, chắc chắn việc ông Trump áp thuế 25% lên toàn bộ thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam trong thời gian tới. Thêm vào đó, tôi cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ có nguy cơ leo thang. Lúc đó, Mỹ có thể tiếp tục siết chặt các chính sách thương mại với các nước có quan hệ thương mại mạnh với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến các rào cản thương mại khác ngoài thuế quan, như hạn ngạch nhập khẩu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn.

Tuy nhiên, trong nguy có cơ, chúng ta có cơ sở để kỳ vọng vào một tình hình xuất khẩu khả quan. Cụ thể, Mỹ áp thuế cao lên thép khiến chuỗi cung ứng thép giá rẻ vào Mỹ bị đứt gãy. Trong khi đó, thông tin từ các nhà sản xuất thép của Mỹ cho biết, trong thời gian ngắn sản xuất trong nước không thể nào bù lại sản lượng đứt gãy này. Nên tôi cho rằng Mỹ sẽ xem xét một số nước được hưởng miễn thuế để đảm bảo nguồn cung thép trong nước như thời điểm năm 2018. Việt Nam hiện đang là đối tác chiến lược toàn diện của Mỹ, do đó có cơ sở để đàm phán về điều kiện này.

Chuẩn bị ứng phó với các kịch bản khác nhau

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho rằng, các doanh nghiệp không cần quá quan ngại trong vấn đề này. Thay vào đó nên chủ động tăng cường năng lực nội tại, như đổi mới phương thức sản xuất, quy trình… cho ra những sản phẩm cao cấp, tiết kiệm chi phí để tăng biên lợi nhuận.

“Lúc đó, tôi cho rằng nếu Mỹ có áp thuế cao, thì thép Việt vẫn có dễ dàng tìm kiếm bạn hàng khác, mà ko quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ”, ông Quỳnh nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Quỳnh lưu ý, các doanh nghiệp phải chủ động và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các nhà nhập khẩu để nắm bắt tình hình và thông tin, diễn biến của thị trường. Hiện nay, MXV cũng cập nhật thường xuyên diễn biến giá, thị trường giao dịch hàng hóa thế giới thông qua cổng thông tin cho các nhà đầu tư. Thông thường diễn biến giá hàng hóa trên thị trường phái sinh thường rất nhạy cảm, phản ánh chính xác diễn biến của thị trường.

Đồng quan điểm, đại diện một công ty có quy mô lớn trong ngành thép Việt Nam thì nhận định việc Mỹ áp thuế 25% mà không có ngoại lệ giúp tạo ra một sân chơi công bằng hơn, cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn so với trước đây.

"Nhìn rộng ra, giờ đây chúng ta có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ từng được ưu ái miễn thuế. Thép Việt xuất sang Mỹ đã bị áp thuế 25% từ năm 2018 rồi, giờ đã quá quen", vị này chia sẻ.

Khi được hỏi liệu kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ có bị xáo trộn, doanh nghiệp này cho hay "mọi thứ vẫn chạy tốt, chưa có biến động gì đáng kể". Doanh nghiệp này cũng khẳng định sẽ mở rộng kinh doanh, dồn sức chinh phục các thị trường vàng như ASEAN và EU, nơi nhu cầu thép đang tăng vọt.

Theo các doanh nghiệp, trong tình hình hiện tại họ vẫn có thể kỳ vọng vào thị trường nội địa nếu tận dụng được làn sóng đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở xã hội, đường sắt cao tốc, sân bay đang rục rịch khởi động.

Đây có thể là "mỏ vàng" tiêu thụ thép nội địa. Cùng với đó, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ để khôi phục thị trường bất động sản, xây dựng và tiêu dùng sẽ giúp kích cầu nội địa và giúp các doanh nghiệp gia tăng thị phần trên sân nhà.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng chia sẻ Bộ Công Thương cũng đã chủ động phối hợp với các ngành hàng để chuẩn bị ứng phó với các kịch bản khác nhau.

Tuy nhiên, để ứng phó với các biến động và khó khăn, ngoài nỗ lực từ Chính phủ, các bộ ngành còn phải dựa vào sự nhạy bén, chủ động bám sát thị trường và khả năng thích ứng, tìm tòi và phát triển năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp.

Theo đó, ông khuyến nghị các doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường...

Đặc biệt cần chú trọng kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, cũng như đánh giá thận trọng việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của những nước đang có căng thẳng thương mại với Mỹ.

Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam Vương quốc Anh gia nhập CPTPP và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Bảo vệ hàng hoá Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu Bảo vệ hàng hoá Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước lo ngại căng thẳng thương mại toàn cầu? Doanh nghiệp Việt cần làm gì trước lo ngại căng thẳng thương mại toàn cầu?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Con trai ông Đặng Thành Tâm trở thành Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Con trai ông Đặng Thành Tâm trở thành Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc

Con trai ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc phụ trách phát triển dự án của tập đoàn kể từ ngày 14/3.
EU không áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

EU không áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nóng của Hòa Phát

Việc thép cán nóng của Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá cho thấy trình độ và kinh nghiệm xử lý các vấn đề pháp lý trên thị trường quốc tế.
Hóa chất Đức Giang thay CEO, hết cảnh "cha chủ tịch, con tổng giám đốc"

Hóa chất Đức Giang thay CEO, hết cảnh "cha chủ tịch, con tổng giám đốc"

Ông Đào Hữu Duy Anh, con trai ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch Hóa chất Đức Giang, đã rời khỏi vị trí Tổng giám đốc và đảm nhận chức vụ mới là Phó chủ tịch thường trực HĐQT.
Chuyển giao 18 doanh nghiệp Nhà nước về Bộ Tài chính

Chuyển giao 18 doanh nghiệp Nhà nước về Bộ Tài chính

18 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sang Bộ Tài chính.
Samsung Việt Nam có tân Tổng Giám đốc

Samsung Việt Nam có tân Tổng Giám đốc

Samsung Việt Nam bổ nhiệm ông Na Ki Hong làm Tổng Giám đốc từ ngày 1/3, thay thế ông Choi Joo Ho sau khi kết thúc nhiệm kỳ.
Vì sao phần lớn nhân sự của nhựa Rạng Đông nghỉ việc?

Vì sao phần lớn nhân sự của nhựa Rạng Đông nghỉ việc?

Nhựa Rạng Đông cho biết đang đối mặt với nhiều khó khăn khi cả công ty mẹ và các công ty con đều ngừng hoạt động, trong khi phần lớn nhân sự đã nghỉ việc.
Bàn giao MobiFone về Bộ Công an

Bàn giao MobiFone về Bộ Công an

Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sang Bộ Công an.
Phạm Thoại hủy mega live giữa lùm xùm từ thiện

Phạm Thoại hủy mega live giữa lùm xùm từ thiện

TikToker Phạm Thoại đã hủy bỏ phiên mega live dự kiến ​​vào ngày 28 tháng 2. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tranh cãi đang diễn ra xung quanh các khoản quyên góp từ thiện mà anh đã kêu gọi.
Phạm Thoại tên thật là gì, quê ở đâu?

Phạm Thoại tên thật là gì, quê ở đâu?

Cái tên Phạm Thoại đang trở thành từ khóa nóng được tìm kiếm, với lượt xem live, lượt donate (ủng hộ tiền qua livestream) cao ngất ngưởng.
Ngân hàng Nhà nước có Phó Thống đốc mới

Ngân hàng Nhà nước có Phó Thống đốc mới

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước - được điều động, bổ nhiệm làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm, quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động