Dự báo giá cà phê sẽ neo ở mức cao, vì sao người dân ồ ạt phá vườn để trồng sầu riêng?
Giá cà phê 6 tháng cuối năm 2024 chưa thể hạ nhiệt Giá cà phê sẽ tiếp tục tăng đến giữa năm 2025 Việt Nam chỉ còn 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới |
Giá cà phê trong nước hôm nay (18/7) tiếp tục giảm nhẹ 300-400 đồng/kg. |
Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 127.400 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Nông là 127.600 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 127.500 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 127.400 đồng/kg; Tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 127.500 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 127.600 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 120.000 đồng/kg, giảm 400 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay ngày 18/7 tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 127.500 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 127.400 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 18/7/2024 lúc 4h30 tăng, giảmtrái chiều ở mức 4.053- 4.570 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.570 USD/tấn (giảm 2 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.400 USD/tấn (tăng 8 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.210 USD/tấn (tăng 14 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.053 USD/tấn (tăng 17 USD/tấn).
Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 18/7/2024 mức giảm từ 235.60 - 242.15 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 242.15 cent/lb (giảm 2.65%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 240.40 cent/lb (giảm 2.59%); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 238.35 cent/lb (giảm 2.54 %) và kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 235.60 cent/lb (giảm 6.10 %).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 18/7/2024 tăng, giảm trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 311.65 USD/tấn (tăng 0.84%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 299.20 USD/tấn (giảm 0.43 %); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 296.00 USD/tấn và giao hàng tháng 3/2025 là 292.65 USD/tấn (giảm 0.12%).
Giá cà phê sẽ neo ở mức cao
Ước tính Việt Nam chỉ còn khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới. |
Hiện các chuyên gia ngành hàng và đại diện một số doanh nghiệp dự báo giá cà phê trong nước sẽ neo ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung đang dần cạn kiệt. Ước tính Việt Nam chỉ còn khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 11 năm nay.
Đáng chú ý, nhiều chuyên gia hiện lên tiếng cảnh báo tình trạng nông dân ồ ạt chặt bỏ cây cà phê để chuyển sang trồng sầu riêng ở một số khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ trong bối cảnh giá sầu riêng tăng gần gấp 5 lần trong năm ngoái khi Việt Nam ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng cây sầu riêng tăng hơn 24% mỗi năm, là tỷ lệ tăng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực hiện nay. Thay vào đó là sự thu hẹp đáng kể diện tích trồng cà phê, hồ tiêu,…
Lý giải cho sự tăng “chóng mặt” của diện tích sầu riêng, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ca Cao - Cà phê Việt Nam (Vicofa), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công tyCcổ phần Intimex Group đã cho biết, nguyên nhân vì sầu riêng mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn nhiều so với các mặt hàng nông sản khác.
“Hiện các loại nông sản như cà phê, tiêu cho lợi nhuận từ 200 triệu đến 300 triệu đồng/ha/năm, trong khi cây sầu riêng có thể mang về khoảng 2 tỷ đồng, gấp 5 lần so với cà phê. Do đó, rất khó để giữ chân người nông dân ở lại với cây cà phê”, ông Đỗ Hà Nam chia sẻ.
Với sự chênh lệch lợi nhuận rõ ràng như vậy, việc người dân chuyển đổi cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang loại cây hiệu quả kinh tế cao dường như là lẽ đương nhiên.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cà phê của Việt Nam hiện ở mức 700.000 ha, nhưng thực tế có thể chỉ còn khoảng trên 600.000 ha. Đã giảm khoảng 68.000 ha so với hồi niên vụ 2016/2017.
Việc chuyển đổi cây trồng một cách thiếu tính toán, thiếu kiểm soát, vì lợi nhuận nhất thời và không theo định hướng từ các cơ quan chuyên môn của nhiều nhà vườn như hiện nay đã được các chuyên gia cảnh báo là có thể đem lại rất nhiều rủi ro trong tương lai.
Trước mắt, việc diện tích trồng cà phê giảm nhanh do bị chuyển sang trồng sầu riêng đã khiến cho sản lượng cà phê sụt giảm nghiêm trọng, dự báo sản lượng cà phê cho niên vụ 2022/2023 sẽ giảm khoảng 10-15% so với niên vụ trước, xuống khoảng 1,47 triệu tấn, kéo theo các tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.
Nhiều chuyên gia cảnh báo, nếu diện tích trồng tiếp tục giảm thì nước ta có thể sẽ dần mất đi ưu thế của nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới như hiện nay.
Bên cạnh vấn đề về sản lượng cà phê, các cơ quan chuyên môn cũng cho biết, việc chuyển đổi sang trồng sầu riêng không kiểm soát cũng có thể gây mất cân bằng hoạt động sản xuất nông nghiệp, cung vượt quá cầu, về lâu dài lại có thể gây tác động ngược với mong muốn ban đầu, ảnh hưởng tới lợi nhuận của người dân.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: “Nghiêm trọng hơn, nếu diện tích tăng lại nằm trong vùng không phù hợp như nhiễm mặn, phèn, vùng không chủ động được tưới, tiêu sẽ gây thiệt hại lớn về năng suất và chất lượng sầu riêng của Việt Nam”.
Theo tính toán, kết thúc 9 tháng đầu niên vụ 2023/24 (từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024), Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,26 triệu tấn cà phê, đạt khoảng 86% trong tổng số sản lượng 1,47 triệu tấn của niên vụ hiện tại và giảm hơn 11% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nếu không tính hàng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang thì Việt Nam chỉ còn lại khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra.