Giá cà phê sẽ tăng đến giữa năm 2025 do thiếu hụt nguồn cung
Nguồn cung cạn kiệt sẽ thúc đẩy giá cà phê tiếp tục tăng Châu Âu gấp rút nhập hàng, giá cà phê sẽ tăng mạnh trong thời gian tới? Nhu cầu tiêu thụ cà phê tiếp tục tăng trên toàn cầu bất chấp giá cao |
Sau 5 ngày tăng giá liên tiếp, cà phê hôm nay quay đầu giảm giá. |
Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 126.200 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum là 126.200 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai (Chư Prông) là 126.200 đồng, ở Pleiku và La Grai cùng giá 126.100 đồng/kg; Tại tỉnh Kon Tum ở mức giá 126.200 đồng/kg; Tại tỉnh Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 126.100 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 125.600 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức khoảng 126.200 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 126.100 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 12/7/2024 lúc 4h30 tăng ở mức 4.004 - 4.527 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 4.527 USD/tấn (tăng 50 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 11/2024 là 4.342 USD/tấn (tăng 31 USD/tấn); kỳ hạn giao hàng tháng 1/2025 là 4.150 USD/tấn (tăng 25 USD/tấn) và kỳ hạn giao hàng tháng 3/2025 là 4.004 USD/tấn (tăng 32 USD/tấn).
Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng ngày 12/7/2024 mức tăng từ 237.15 - 244.85 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 9/2024 là 244.85 cent/lb (tăng 0.53%); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 242.65 cent/lb tăng 1.40%); kỳ giao hàng tháng 3/2025 là 240.15 cent/lb (tăng 0.65 %) và kỳ giao hàng tháng 5/2025 là 237.15 cent/lb (tăng 0.57%).
Giá cà phê Arabica Brazil sáng ngày 12/7/2024 tăng, giảm trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 7/2024 là 310.85USD/tấn (tăng 0.45%); kỳ giao hàng tháng 9/2024 là 299.40 USD/tấn (tăng 0.05 %); kỳ giao hàng tháng 12/2024 là 296.00 USD/tấn (giảm 0.34 %) và giao hàng tháng 3/2025 là 293.55USD/tấn (tăng 0.70%).
Cà phê Robusta giao dịch trên sàn ICE Futures Europe (sàn London) mở cửa lúc 16h00 và đóng cửa lúc 00h30 (hôm sau), giờ Việt Nam.
Cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US (sàn New York) mở cửa lúc 16h15 và đóng cửa lúc 01h30 (hôm sau), giờ Việt Nam.
Đối với cà phê Arabica giao dịch trên sàn B3 Brazil sẽ mở cửa từ 19h00 - 02h35 (hôm sau), giờ Việt Nam.
Nhu cầu thu mua cà phê Robusta trên thế giới tăng vọt
Các đại lý vẫn lo ngại về tình trạng khô hạn nói chung trong năm nay ở nước sản xuất hàng đầu Việt Nam, bất chấp những cơn mưa trở lại trong 10 ngày đầu tháng 7. Tồn kho cà phê tại thị trường trong nước còn rất ít. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã giảm 11,4% so với một năm trước.
Thời tiết khô hạn ở nước sản xuất Arabica hàng đầu – Brazil khiến kích cỡ hạt cà phê nhỏ cùng sản lượng sụt giảm, cũng gây áp lực lên thị trường cà phê kỳ hạn.
Tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua, do nhu cầu ngày càng tăng ở các thị trường truyền thống như châu Âu và Bắc Mỹ cũng như các thị trường mới nổi như châu Á và châu Phi.
Nhiều hãng rang xay tại châu Âu đang tăng tốc nhập hàng nhằm tránh bị ảnh hưởng bởi Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) có hiệu lực kể từ đầu tháng 1/2025.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ phải chứng minh nguồn gốc “sạch” (không gây mất rừng) của 7 mặt hàng, gồm: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, đậu nành, cao su và gỗ, cùng các sản phẩm được làm từ 7 nguyên liệu chính nêu trên như: thịt bò, đồ nội thất, giày da, chocolate
Các quy định này sẽ áp dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng hoá vào thị trường EU, cũng như các đơn vị xuất khẩu và phân phối hàng hoá từ EU đi các thị trường khác.
EU yêu cầu các doanh nghiệp sẽ cần xác định chính xác lô đất nơi 7 sản phẩm nói trên được sản xuất và chứng minh rằng không có khu rừng nào bị chặt phá trên lô đất đó kể từ năm 2020. Các doanh nghiệp sẽ cần cung cấp bằng chứng để thẩm định, có thể sẽ bao gồm hình ảnh vệ tinh.
Các doanh nghiệp không tuân thủ quy định mới sẽ bị EU phạt tới 4% doanh thu hàng năm của họ ở thị trường EU. Quy định mới yêu cầu các cơ quan chức năng ở các nước thành viên của EU kiểm tra 9% lô hàng đến từ các các nước được coi là có rủi ro phá rừng cao, 3% lô hàng đối với các nước được dán nhãn rủi ro tiêu chuẩn và 1% lô hàng từ các nước có rủi ro thấp.
Do đó, các nhà rang xay cà phê đang cố gắng tích trữ tối đa nguồn hàng nhằm tránh yêu cầu chứng minh chuỗi cung ứng không liên quan đến đất rừng bị phá sau năm 2020.
Theo nhận định từ các chuyên gia, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng đến giữa năm 2025, do tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở các khu vực trồng chính. Người tiêu dùng ở châu Âu phải chi nhiều tiền hơn cho ly cà phê mỗi ngày bởi các quy định liên quan đến chống phá rừng.
Nông dân tại Tây Nguyên mở rộng diện tích trồng mới cà phê |
Giá cà phê neo cao có thể là tín hiệu không tốt đối với toàn ngành |
Lượng xuất khẩu cà phê tháng 6 giảm tới 40%: Không quá ngạc nhiên |