Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng nhẹ

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 tăng nhẹ 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.
CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% CPI 2 tháng đầu năm 2022 tăng 1,68% Giá xăng dầu lập đỉnh đẩy CPI tháng 2 tăng 1%
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng nhẹ
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng nhẹ

Theo Báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng theo giá nguyên liệu đầu vào sản xuất; dịch vụ giáo dục tăng trở lại tại một số địa phương sau thời gian miễn giảm học phí; giá ăn uống ngoài gia đình và dịch vụ du lịch tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2022 tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 2,09% so với tháng 12/2021 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,89% của 4 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 4 tháng đầu năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 0,97%.

So với tháng trước, CPI tháng 4/2022 tăng 0,18% (khu vực thành thị tăng 0,2%; khu vực nông thôn tăng 0,17%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 3 nhóm hàng giảm giá.

Tổng cục Thống kê chỉ ra, các yếu tố làm tăng CPI trong 4 tháng đầu năm 2022 là: giá xăng dầu được điều chỉnh 10 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 4.700 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 4.580 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 7.780 đồng/lít. Bình quân 4 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 48,84% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm.

Cùng với đó, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 4 tháng đầu năm tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,36 điểm phần trăm.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 4 tháng đầu năm tăng 8,51% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào.

Bên cạnh đó, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 4 tháng đầu năm 2022 tăng 0,98% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm.

Dịch COVID-19 đã được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 4 tháng đầu năm nay tăng 3,17% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2022 tăng nhẹ

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 4 tháng đầu năm 2022 như: giá các mặt hàng thực phẩm 4 tháng đầu năm giảm 0,94% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,2 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 21,24%; giá nội tạng động vật giảm 10,46%, giá thịt chế biến giảm 4,48%.

Giá dịch vụ giáo dục giảm 3,93% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0,21 điểm phần trăm.

Cũng trong tháng 4, giá vàng trong nước biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/4/2022, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.950 USD/ounce, giảm 0,3% so với tháng 3/2022 do áp lực lợi suất trái phiếu tăng trở lại làm giảm sức hấp dẫn của vàng. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 4/2022 tăng 0,73% so với tháng trước; tăng 12,28% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 4 tháng đầu năm 2022 tăng 5,65%.

Đồng USD trên thị trường thế giới tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quyết định đẩy mạnh việc nâng lãi suất trong thời gian tới. Tính đến ngày 25/4/2022, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đạt mức 100,04 điểm, tăng 1,58 điểm so với tháng trước.

Trong nước, giá USD bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.016 VND/USD. Chỉ số giá USD tháng 4/2022 tăng 0,07% so với tháng trước và giảm 0,64% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 4 tháng đầu năm 2022 giảm 0,66%.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 4/2022 tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 0,97% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,1%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm và giá xăng, dầu./.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Tín dụng tăng trưởng âm, lãnh đạo các ngân hàng nói gì?

Sáng 20/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng năm 2024.
Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất?

Lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 2/2024 kỳ hạn 6 tháng là 5%/năm, được áp dụng tại CBBank, đứng thứ 2 là VietBank (4,8%/năm).
Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Lộ diện ngân hàng cho vay kinh doanh bất động sản nhiều nhất năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 2,75 triệu tỷ đồng. Trong đó, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất trong số các ngân hàng công khai chi tiết.
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành

“Tài chính xanh” đề cập đến sự phát triển đồng bộ của ngành tài chính song song cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu huy động các nguồn tài chính để mang lại lợi ích cho môi trường đồng thời giảm thiểu tác hại và quản lý rủi ro môi trường.
Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Cần có sự thay đổi về phương thức quản lý vàng

Tại toạ đàm "Giải pháp phát triển thị trường vàng an toàn và bền vững", các chuyên gia đề nghị thay đổi cách thức quản lý hoạt động kinh doanh vàng bằng việc thành lập sàn giao dịch vàng, xóa bỏ thế độc quyền để huy động khoảng 400 tấn đang nằm trong két nhà dân.
Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Chuyển giao bắt buộc DongA Bank cho ngân hàng khác

Do DongA Bank có vốn chủ sở hữu âm nên Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chuyển giao bắt buộc Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank) cho ngân hàng khác.
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/12, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.
Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản tại Hải Dương tăng trưởng

Tín dụng bất động sản Hải Dương tập trung chủ yếu vào mục đích tiêu dùng của khách hàng cá nhân với hơn 85% dư nợ tín dụng lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS

Ngân hàng Nhà nước cho biết thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức kéo dài và trước mắt có 5 giải pháp chính để giải quyết vấn đề này.
Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp để “gỡ khó” cho thị trường bất động sản

Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức họp để “gỡ khó” cho thị trường bất động sản

Sáng 13/11, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng sẽ phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến về tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động