Vì sao giá bán cây giống cà phê tăng đột biến?
Phải đến tháng 10 thị trường cà phê mới sôi động trở lại Vì sao các doanh nghiệp kinh doanh cà phê không dám ký hợp đồng mới? Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân khiến giá cà phê đồng loạt giảm |
Thời gian qua, giá cà phê liên tục biến động lên xuống. |
Giá cà phê neo cao
Sau khi đạt mức đỉnh lịch sử trên 130.000 đồng/kg, dù có biến động lên xuống, song giá cà phê vẫn neo ở mức khá cao.
Giá cà phê hôm nay (25/7) dao động trong khoảng 124.000 - 124.700 đồng/kg, tùy địa phương.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê thế giới vẫn có xu hướng tăng. Cụ thể, giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 9/2024 tại thị trường London có thời điểm giao dịch vượt 4.600 USD/tấn, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2023. Tại thị trường New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9/2024 có thời điểm vượt 5.400 USD/tấn, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê thế giới tăng do thông tin về tình hình nắng nóng tại các nước sản xuất cà phê chính như Brazil và Việt Nam gây ảnh hưởng đến sản lượng cà phê trong niên vụ 2024/2025.
Theo Tổ chức cà phê Thế giới (ICO), 8 tháng niên vụ 2023/2024 (tháng 10/2023 đến tháng 5/2024), xuất khẩu cà phê nhân đạt 84 triệu bao, tăng 11,6% so với niên vụ trước; xuất khẩu cà phê rang đạt 0,48 triệu bao, tương đương với khối lượng xuất khẩu niên vụ trước; cà phê hòa tan đạt 8,24 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ niên vụ 2022/2023.
Trong 9 tháng đầu niên vụ 2023/2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024), Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,26 triệu tấn cà phê, tương đương 86% sản lượng (khoảng 1,47 triệu tấn) của niên vụ hiện tại và giảm hơn 11% so với cùng kỳ niên vụ 2022/2023. Nếu không tính hàng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang, Việt Nam chỉ còn lại khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 11/2024.
Theo một số doanh nghiệp, hiện sản lượng cà phê tồn kho trong nước không còn nhiều, chủ yếu để phục vụ thị trường nội địa. Các doanh nghiệp không dám mạo hiểm ký hợp đồng mới khi giá cả liên tục biến động mạnh cùng với đó là chi phí vận chuyển khá cao.
Giá bán cây giống tăng đột biến
Cà phê ghép phổ biến 15.000 - 23.000 đồng/cây và giống thực sinh (trồng từ hạt) từ 5.500 - 9.000 đồng/cây. |
Hiện giá cà phê giống bán ra tại nhiều vựa ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng mạnh, đang neo ở mức cao với cà ghép phổ biến 15.000 - 23.000 đồng/cây và giống thực sinh (trồng từ hạt) từ 5.500 - 9.000 đồng/cây tùy loại, tăng 70 - 80% so với năm ngoái, thậm chí giống cà phê ghép có loại tăng gấp đôi.
Dù đã qua cao điểm nhưng hoạt động mua bán cây giống vẫn sôi động cả trên chợ mạng lẫn tại vựa. Theo đó, dù có rất nhiều điểm cung cấp giống với các loại giống như TR4, Thiện Trường, Xanh Lùn... nhưng nhiều thời điểm cung không đủ cầu.
Vừa xuống hơn 2.000 cây cà phê giống, ông Nguyễn Văn Bình (tỉnh Bình Phước) cho biết cà phê là loại cây dễ trồng, bền vững, ít bệnh, nên nếu giá cà phê ổn định ở mức cao kỷ lục 120.000 đồng/kg như thời gian qua, giá trị kinh tế mang lại của loại cây này sẽ rất cao.
"Một ha nếu trồng chuẩn có thể cho thu từ 4 - 6 tấn cà phê nhân, với giá bán 120.000 đồng/kg hiện nay, nông dân sẽ có lợi nhuận cao. Đó là lý do dù giá giống tăng cao nhưng nhiều nông dân chấp nhận săn mua để trồng", ông Bình nói.
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), ước sản lượng cà phê robusta của Việt Nam vụ 2023 - 2024 đạt khoảng 1,6 triệu tấn sẽ tiếp tục giảm còn từ 1,28 - 1,36 triệu tấn trong niên vụ 2024 - 2025.