Thị trường tiêu đang khó đoán định
Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng Vì sao lượng giao dịch tiêu trên thị trường thấp? Giá tiêu bật tăng trở lại, lấy lại mốc 160.000 đồng/kg |
Giá tiêu nội địa tăng giảm thất thường với cường độ mạnh. |
Giá tiêu giảm mạnh
Cụ thể, ở khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay tại Đắk Lắk giảm 8.000 đồng/kg, còn 152.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Gia Lai giảm 7.000 đồng/kg, còn 150.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Đắk Nông giảm 5.000 đồng/kg, còn 155.000 đồng/kg
Tại khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 7.000 đồng/kg, còn 151.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Gia Lai cùng giảm 8.000 đồng/kg, lần lượt còn 152.000 đồng/kg và 150.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, dựa trên báo giá của các doanh nghiệp xuất khẩu và giá xuất cảng tại các nước, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã cập nhật giá tiêu các loại giao dịch trên thị trường quốc tế trong ngày 28/6 (theo giờ địa phương) như sau:
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung của Indonesia tiếp tục nhích tăng 0,17% đạt 7.106 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok cũng tăng 0,17% đạt 9.048 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ ổn định ở mức 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng được giữ nguyên tại mức 8.800 USD/tấn.
Đáng chú ý, giá tiêu các loại của Việt Nam tiếp tục được điều chỉnh mạnh. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l tăng 14,4% đạt 6.500 USD/tấn; loại 550 gr/l cũng tăng 20,69%, đạt 7.000 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu trắng cũng tăng 20,69%, đạt 9.500 USD/tấn. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh giá tiêu nội địa Việt Nam vừa bật tăng mạnh trở lại.
Thị trường giai đoạn này không biết đường nào mà lần
Khối lượng giao dịch trên thị trường hiện rất “nhỏ giọt”. |
Những ngày qua, giá tiêu nội địa tăng giảm thất thường với cường độ mạnh. Buổi sáng vừa tăng 15.000 đồng/kg, đến chiều đã giảm 10.000 đồng/kg. Chuyên gia đánh giá thị trường đang khó đoán định. Nguồn cung thấp, nông dân giữ tiêu khiến các thương lái/doanh nghiệp có lúc tăng mạnh để thu mua rồi lại giảm sâu để đầu cơ. Các đại lý giữ hàng của nông dân, giờ quay sang ép giá để buộc nông dân sớm chốt hàng.
Giá tiêu trong nước biến động mạnh cũng khiến giá tiêu xuất khẩu do IPC niêm yết "nhảy múa" theo. Tuần qua, trang web niêm yết giá tiêu (tham khảo) của tổ chức này với hạt tiêu Việt Nam liên tục thay đổi. Bà con vừa vui mừng khi giá tiêu xuất khẩu tăng vút, đến hôm sau lại thấy giá tiêu niêm yết trên IPC giảm sâu.
Thị trường giai đoạn này thật không biết đường nào mà lần. Lời khuyên của chuyên gia, đà tăng trong trung và dài hạn của giá tiêu Việt Nam là rõ. Tuy nhiên thị trường đang bị chi phối nhiều bởi hoạt động đầu cơ, cho nên bà con nông dân còn trữ tiêu nên cân nhắc, thận trọng bán ra khi cần, tránh bán theo tin đồn.
Giá tiêu tăng nóng từ đầu năm đem lại niềm vui cho người dân trồng tiêu, nhưng lại khiến nhiều đại lý đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng. Đầu mùa sau khi thu hoạch, người dân sẽ thường đem tiêu đi ký gửi cho các đại lý thu mua với tâm lý là nếu tự trữ tiêu thì sẽ bị hao hụt khối lượng. Vậy nên khi nào cần tiền, họ sẽ ra đại lý để chốt bán và thu tiền về. Trong khi đó, các đại lý thu mua giữ hàng cho nông dân thường tận dụng lượng tiêu ký gửi để tạo ra dòng tiền khác.
Nhiều đại lý và doanh nghiệp cho biết khối lượng giao dịch trên thị trường hiện rất “nhỏ giọt”. Năm nay với sản lượng thấp trong khi nhu cầu hồi phục tốt khiến lượng hàng dự trữ còn ít. Đồng thời, khác với mọi năm, người trồng tiêu năm nay đều có có thu nhập cao từ sầu riêng, cà phê nên có đủ khả năng tài chính để găm giữ tiêu vụ mới, thậm chí nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm, không vội bán.
Đáng chú ý, mặc dù giá tiêu tăng cao nhưng nhiều địa phương chưa ghi nhận tình trạng trồng mới ồ ạt như trước đây. Thay vào đó, nhiều hộ tận dụng số trụ còn lại để mua giống về trồng xen trong vườn cà phê tái canh theo hướng đa canh, hữu cơ để vừa dễ chăm sóc, vừa có nguồn thu nhập từ 2 loại cây trên cùng một diện tích.
Ông Nguyễn Anh Việt (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cho hay, trước đây, gia đình ông trồng hơn 1.000 trụ hồ tiêu theo hướng hữu cơ. Tuy nhiên, khi vườn cây đang phát triển tốt lại rơi đúng vào thời điểm giá hồ tiêu xuống thấp, dịch bệnh chết nhiều nên ông cũng không mặn mà đầu tư chăm sóc.
“Bây giờ, không nhiều người mạo hiểm mở rộng diện tích hồ tiêu. Bởi trước đây, nhiều vườn đang xanh tốt mới thu hoạch được 1-2 vụ thì bị dịch bệnh chết hàng loạt. Vì vậy, hồ tiêu dù có tăng giá nhưng rất ít người trồng mới mà chủ yếu đầu tư chăm sóc diện tích còn lại, trồng dặm xen trong vườn cà phê mới tái canh để hạn chế rủi ro”, ông Nguyễn Anh Việt nói.
Tương tự, ông Trần Văn Màu - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông dân trồng tiêu Phú Hoà (xã Ngọc Hoà, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang), cho biết, dù giá tiêu tăng nhưng sản lượng thu hoạch giảm hơn một nửa so với năm trước. Nguyên nhân do thời gian dài nắng nóng kèm theo nhiễm bệnh đã khiến cây tiêu cho trái ít, thậm chí chết hoàn toàn và không thể phục hồi. Vườn nhà ông cũng nằm trong số đó khi có đến 30% cây tiêu bị thiệt hại. Trong vụ mùa năm nay khi trừ hết các chi phí phân bón, nhân công…thì xem như hoà vốn.
Còn ông Tống Văn Trường (xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) thông tin: “Năm nay, tôi ươm 80.000 cây hồ tiêu giống Vĩnh Linh. Từ đầu mùa mưa đến nay, tôi mới chỉ bán được khoảng 50% số lượng cây giống. Người dân mua cây giống để trồng dặm và xen canh trong vườn cà phê. Cũng có hộ trồng mới 1.000-2.000 trụ nhưng số này không nhiều như trước đây nữa”.
Nông dân không còn mặn mà với "vàng đen” một thời, không đầu tư chăm sóc là nguyên nhân chính khiến diện tích trồng tiêu của Việt Nam giảm mạnh và lão hoá trong những năm gần đây.
Ở phần diện tích còn đang phát triển, theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), đang được người trồng tiêu đầu tư theo hướng tiêu sạch, tiêu hữu cơ. Điều này giúp hồ tiêu Việt Nam dần đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản tại các thị trường nhập khẩu như EU.
Đại diện VPSA đánh giá, việc trồng tiêu hiện nay phần lớn chỉ còn duy trì ở những nông hộ khá giả, có điều kiện để phát triển vườn tiêu hữu cơ. Phong trào sản xuất tiêu sạch và bền vững đã và đang được mở rộng có thể xem là giải pháp cho phát triển ngành hồ tiêu trong những năm tới. Dẫu vậy, việc phát triển hồ tiêu sạch cũng không dễ dàng.
Ngược xu hướng, nông dân mua tiêu từ đại lý để tích trữ chờ giá lên |
Giá tiêu trong thời gian tới có thể vượt 250.000 đồng/kg? |
Lực mua quá yếu có khiến giá tiêu giảm sốc? |