Vì sao lượng giao dịch tiêu trên thị trường thấp?
Lực mua quá yếu có khiến giá tiêu giảm sốc? Giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh: Do yếu tố đầu cơ? Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng |
Giá tiêu có tín hiệu dần ổn định sau đợt lao dốc đầu tuần này. |
Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 146.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, theo dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu các loại trong ngày 26/6 (theo giờ địa phương) đã có sự biến động đáng kể.
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung của Indonesia quay đầu giảm 0,34% còn 7.088 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok cũng giảm 0,34% còn 9.025 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng được giữ nguyên tại mức 8.800 USD/tấn.
Đáng chú ý, giá tiêu các loại của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng mạnh trở lại. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l tăng 32,46% đạt 7.550 USD/tấn; loại 550 gr/l cũng tăng 40,52% đạt 8.150 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng tăng 46,20%, đạt 11.550 USD/tấn.
Việt Nam sẽ chi phối xu hướng giá tiêu trên thế giới
Đại lý ép giá để buộc nông dân sớm chốt hàng. |
Đầu tuần này, thị trường bất ngờ quay đầu giảm mạnh sau chuỗi ngày giữ ổn định. Đợt giảm vừa qua phần nhiều đến từ hoạt động đầu cơ của các bên tham gia thị trường, đặc biệt là một số đại lý đang nhận ký gửi hàng từ nông dân, giờ quay sang ép giá để buộc nông dân sớm chốt hàng.
Theo chia sẻ của một số chuyên gia, thực tế trong đợt giảm vừa qua, lượng giao dịch trên thị trường là không nhiều. Năm nay với sản lượng thấp trong khi nhu cầu hồi phục tốt khiến lượng hàng dự trữ còn ít. Đồng thời, khác với mọi năm, người trồng tiêu năm nay đều có có thu nhập cao từ sầu riêng, cà phê nên có đủ khả năng tài chính để găm giữ tiêu vụ mới, thậm chí nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm, không vội bán.
Ngoài ra, giá tiêu tại thị trường trong nước còn chịu áp lực giảm khi giá giao dịch trên thị trường quốc tế giảm sâu. Chỉ trong 1 tuần trở lại đây, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) đã liên tiếp điều chỉnh giảm giá tiêu các loại của Việt Nam cũng như một số quốc gia khác. Trong đó, giá tiêu các loại của Việt Nam đã giảm 3 ngày liên tục, có lúc mất tới 35%.
Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến dịp lễ Eid al-Adha (16/6 - 20/6) quan trọng của người Hồi giáo. Trước dịp lễ này, nhu cầu thu mua tiêu trên thị trường tăng mạnh do tiêu được sử dụng phổ biến trong các món ăn truyền thống phục vụ dịp lễ. Tuy nhiên, khi dịp lễ chấm dứt, nhu cầu sụt giảm đột ngột đã tạo áp lực lên giá tiêu thế giới.
Điểm sáng là trong ngày hôm qua, giá tiêu các loại của Việt Nam đã được IPC điều chỉnh tăng đáng kể trở lại trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung tiêu. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá tiêu trong nước hồi phục.
Nhiều tổ chức và chuyên gia ngành hàng đánh giá, với việc các nước trồng tiêu lớn như Brazil, Indonesia… đều mất mùa thì tiêu Việt Nam sẽ chi phối xu hướng giá tiêu trên thế giới trong những tháng tới.
Cụ thể, tại Indonesia, vụ thu hoạch dự kiến sẽ bắt đầu muộn hơn thông thường, rơi vào tháng 8 - 9 năm nay, với diện tích bị mất mùa ở mức đáng kể. Tương tự, vụ thu hoạch ở Brazil cũng bị trì hoàn, dự kiến diễn ra trùng với vụ thu hoạch của Indonesia, và sản lượng ước tính giảm từ 10 - 20% so với năm ngoái.
Do đó, các khách hàng trên thế giới sẽ tập trung vào nguồn cung sẵn có với giá rẻ nhất hiện nay là Việt Nam trong giai đoạn tháng 6 - tháng 8.
Liên quan đến hiện tượng giá tiêu tăng “nóng” rồi lại lao dốc trong thời gian gần đây, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân còn đến từ tình trạng sản xuất phân tán, manh múm của người dân trồng tiêu, khiến thị trường dễ trở nên “hỗn loạn” trước các yếu tố bất ngờ.
Ông Nguyễn Nam Hải - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, sau đợt khủng hoảng giá tiêu giai đoạn 2017 - 2020, hàng loạt hộ dân phá bỏ vườn tiêu chuyển sang các loại cây trồng khác, những hộ dân còn trồng tiêu thì thu hẹp đáng kể diện tích canh tác, chỉ còn trung bình 1 – 2 ha/hộ. Đồng thời, người dân vẫn thực hiện việc buôn bán qua nhiều khâu trung gian, tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng đầu cơ dễ phát sinh tại các khâu của chuỗi giá trị, cũng như gây khó khăn rất lớn cho quản lý chất lượng tiêu.
Vì sao tiêu liên tục thiết lập các mức giá cao kỷ lục mới? |
Giá tiêu bật tăng trở lại sau cú giảm “sốc” ngày hôm qua |
Điều gì đang xảy ra với thị trường hồ tiêu? |