Giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh: Do yếu tố đầu cơ?
Ngược xu hướng, nông dân mua tiêu từ đại lý để tích trữ chờ giá lên Giá tiêu trong thời gian tới có thể vượt 250.000 đồng/kg? Lực mua quá yếu có khiến giá tiêu giảm sốc? |
Giá tiêu hôm nay tại các vùng trồng trọng điểm trên cả nước bất ngờ lao dốc. |
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 146.000 đồng/kg, giảm 14.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg, giảm 16.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 146.000 đồng/kg, giảm 12.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 146.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, theo dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá hầu hết các loại tiêu trên thế giới trong ngày 24/6 (theo giờ địa phương) đều đã được điều chỉnh giảm đáng kể.
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung của Indonesia quay đầu giảm 9,62%, còn 7.090 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok giảm 7,36%, còn 9.027 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil giảm 4,17% còn 7.200 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng được giữ nguyên tại mức 8.800 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l giảm 10,17% còn 5.900 USD/tấn; loại 550 gr/l cũng giảm 9,52% còn 6.300 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu trắng giảm 10,23%, còn 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu sẽ khó giảm quá sâu
Giá tiêu sẽ khó giảm quá sâu về mức giá dưới 100.000 - 120.000 đồng/kg. |
Diễn biến thị trường trong những ngày gần đây gợi nhớ đến cú sụt giảm mạnh hồi giữa tháng 6, khi giá tăng mạnh lên mức đỉnh 8 năm là 180.000 đồng/kg nhưng sau đó bất ngờ mất hơn 20.000 đồng/kg chỉ sau 2 ngày.
Theo đánh giá của một số chuyên gia ngành hàng, sự biến động mạnh của giá tiêu ngày hôm nay phản ánh sự không chắc chắn và mang nặng tính đầu cơ trên thị trường.
Có ý kiến cho rằng giá tiêu tăng nhanh một phần không nhỏ do yếu tố đầu cơ khi các đại lý cũng như người dân trồng tiêu găm giữ hàng, bán hàng ra “nhỏ giọt” khiến giá bị đẩy lên cao.
Trong khi đó, phía các doanh nghiệp thu mua chịu áp lực thua lỗ lớn khi giá tiêu liên tục leo thang; thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm ngưng mua hàng để theo dõi thêm thị trường. Giá cao nhưng lượng giao dịch thực tế thấp đã khiến mặt bằng giá trên thị trường dễ dàng giảm mạnh ngay khi phía cầu có dấu hiệu suy yếu. Do đó, các đợt điều chỉnh giảm là sự cần thiết để thị trường trở nên cân bằng hơn.
Bên cạnh đó, áp lực giảm đối với giá tiêu trong nước còn đến từ việc giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường quốc tế trong 1 tuần trở lại đây cũng được điều chỉnh giảm mạnh, mất gần 30% so với đỉnh giá hồi giữa tháng 6.
Đánh giá về triển vọng thị trường thời gian tới, nhiều chuyên gia ngành hàng cho rằng dựa trên tình hình cung - cầu hiện nay, giá tiêu sẽ khó giảm quá sâu về mức giá dưới 100.000 - 120.000 đồng/kg.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá tiêu sẽ dần phục hồi và tiếp tục tăng trong thời gian tới, song tốc độ tăng sẽ chậm lại. Hiện nguồn cung hồ tiêu thiếu hụt trong khi nhu cầu hồi phục mạnh mẽ từ các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ và Trung Quốc.
Sản lượng hạt tiêu năm nay của Việt Nam và nhiều nước sản xuất lớn được dự báo đều sụt giảm, do tác động của hiện tượng El Nino lẫn suy giảm diện tích canh tác.
Tính đến hết tháng 5, Việt Nam đã xuất khẩu 109.330 tấn hồ tiêu tương đương gần 65% sản lượng của niên vụ hiện tại. Điều này khiến nguồn cung ngày càng thu hẹp, lượng hàng dành cho xuất khẩu không còn nhiều trong khi mùa thu hoạch năm 2025 vẫn còn 8 tháng nữa mới đến. Đây là thách thức không nhỏ đối với thị trường hồ tiêu khi nguồn cung được dự báo thấp hơn nhu cầu toàn cầu.
Trong trung và dài hạn, giá tiêu đang bước vào chu kỳ tăng giá mới kéo dài từ 8 - 10 năm. Ông Hoàng Phước Bính - Tổng Thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê hiện dự báo giá tiêu trong chu kỳ lần này có thể vượt đỉnh chu kỳ lần trước (250.000 đồng/kg) và có thể đạt vùng giá 350.000 - 400.000 đồng/kg.
Đặc biệt, trong bối cảnh giá sầu riêng, chanh leo… ở mức cao thì giá tiêu phải lên đến trên 500.000 đồng/kg mới đủ hấp dẫn để nông dân mở rộng diện tích canh tác tiêu trở lại. Do đó tình trạng khan hiếm nguồn cung có thể kéo dài, tạo động lực thúc đẩy giá tiêu tăng lên.
Điều gì đang xảy ra với thị trường hồ tiêu? |
Giá tiêu khó có thể giảm sâu do nguồn cung sụt giảm |
Giá tiêu sẽ khó xuống dưới mức 140.000 đồng/kg? |