Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng
Giá tiêu trong thời gian tới có thể vượt 250.000 đồng/kg? Lực mua quá yếu có khiến giá tiêu giảm sốc? Giá tiêu trong nước bất ngờ giảm mạnh: Do yếu tố đầu cơ? |
Giá tiêu giảm nhẹ, đại lý ép giá buộc nông dân sớm chốt hàng. |
Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 146.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 144.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 145.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 145.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Đông Nam Bộ, giữ ổn định ở khu vực Tây Nguyên so với cùng thời điểm hôm qua.
Đầu tuần này thị trường trong nước có cú giảm sốc mạnh lần thứ 2 kể từ đầu tháng. Cùng với đó, giá tiêu xuất khẩu điều chỉnh giảm liên tiếp khiến thị trường trong nước bị ảnh hưởng theo.
Trên thị trường thế giới, theo dữ liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu của Việt Nam trong ngày 25/6 (theo giờ địa phương) tiếp tục được điều chỉnh giảm đáng kể. Ngược lại, giá tiêu của Indonesia lại nhích tăng nhẹ.
Cụ thể, giá tiêu đen Lampung của Indonesia tăng nhẹ 0,31% lên 7.112 USD/tấn; giá tiêu trắng Muntok cũn tăng 0,32%, đạt 9.056 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA 570 của Brazil tăng 4,1% lên mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu đen ASTA của Malaysia giữ ổn định ở mức 7.500 USD/tấn; giá tiêu trắng ASTA của nước này cũng được giữ nguyên tại mức 8.800 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l tiếp tục giảm thêm 3,51% còn 5.700 USD/tấn; loại 550 gr/l cũng giảm 8,62% còn 5.800 USD/tấn. Tương tự, giá tiêu trắng giảm 11,39%, còn 7.900 USD/tấn.
Giá tiêu vẫn ở vùng đỉnh của 8 năm trở lại đây
Trong vòng 2 ngày qua giá tiêu đã mất khoảng gần 10%. |
Trong vòng 2 ngày qua giá tiêu đã mất khoảng gần 10% nhưng nhìn chung vẫn đang ở vùng đỉnh của 8 năm trở lại đây. Nếu so với đầu năm thì giá tiêu hiện nay đã tăng gấp 2 lần và gấp 2,2 lần khi so với cùng kỳ năm trước.
Nhận định về biến động giá của thị trường trong những ngày gần đây, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cho biết, đợt giảm mạnh trong ngày đầu tuần có thể đến từ yếu tố đầu cơ của các bên tham gia thị trường. Trong đó, các đại lý giữ hàng của nông dân, giờ quay sang ép giá để buộc nông dân sớm chốt hàng.
một số chuyên gia ngành hàng cho biết, việc giá tiêu tăng nóng trong thời gian vừa qua đem lại niềm vui cho người dân trồng tiêu nhưng lại khiến nhiều đại lý đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng.
Trong mối quan hệ giữa người nông dân và các bên thu mua, việc ký gửi tiêu cũng giống như một hình thức sinh lời. Đầu mùa sau khi thu hoạch, người dân sẽ thường đem tiêu đi ký gửi cho các đại lý thu mua với tâm lý là nếu tự trữ tiêu thì sẽ bị hao hụt khối lượng. Vậy nên khi nào cần tiền, họ sẽ ra đại lý để chốt bán và thu tiền về.
Trong khi đó, các đại lý thu mua giữ hàng cho nông dân thường tận dụng lượng tiêu ký gửi để tạo ra dòng tiền khác. Trên thực tế, cũng với tâm lý giữ hàng lâu sẽ bị rủi ro hao hụt khối lượng và suy giảm chất lượng, các đại lý sẽ sàng lọc, phân loại tiêu. Hàng chất lượng cao sẽ bán trước cho doanh nghiệp để hưởng chênh lệch giá tại thời điểm đó nhằm tạo ra dòng tiền để tiếp tục gom mua thêm tiêu từ những người nông dân khác, cũng như chi trả cho những người dân đến “chốt bán”, hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân của đại lý.
Khi mà giá cả ổn định thì cỗ máy luân chuyển dòng tiền vẫn sẽ hoạt động trơn tru. Nhưng hiện nay, do tình trạng nông dân chỉ bán ra “nhỏ giọt” hàng niên vụ mới để chờ giá lên cao hơn nữa, trong khi giá tiêu tăng quá nhanh khiến một số đại lý không kịp trở tay khi đã “lỡ” ký hợp đồng bán tiêu trước với doanh nghiệp và thực hiện gom hàng sau. Việc giá tăng cao và khó gom hàng niên vụ mới khiến các đại lý đứng trước nguy cơ “bể” hợp đồng.
Khác với mọi năm, người trồng tiêu năm nay đều có thu nhập cao từ sầu riêng, cà phê nên có đủ khả năng tài chính để găm giữ tiêu vụ mới, thậm chí nhiều người sẵn sàng trữ đến 2 - 3 năm, không vội bán.
Bên cạnh đó, việc giá tiêu tăng cao kích thích một số người dân trồng tiêu ra “chốt bán” tiêu đã ký gửi từ các niên vụ trước để thu tiền về càng gây áp lực tài chính lên các đại lý.
Giá tiêu sẽ khó xuống dưới mức 140.000 đồng/kg? |
Cả nước chỉ còn 60.000 tấn tiêu để xuất khẩu từ nay đến niên vụ mới |
Ngược xu hướng, nông dân mua tiêu từ đại lý để tích trữ chờ giá lên |