Thị trường thời trang nam: Cơ hội từ sự thay đổi thói quen tiêu dùng
![]() |
Thị trường thời trang nam tại Việt Nam ghi nhận bước tăng trưởng đột phá (ảnh minh họa) |
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của thời trang nam trên nền tảng số
Tháng 5/2025, thị trường thời trang nam tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt trên các nền tảng thương mại điện tử. Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích Metric, ngành hàng thời trang nam đạt doanh số gần 19.618 tỷ đồng trong năm 2024 – tăng 58,3% so với năm 2023. Riêng trong tháng 5 năm nay, sức tiêu thụ giữ đà cao, phản ánh rõ sự chuyển dịch thói quen mua sắm của nam giới Việt trong bối cảnh số hóa tiêu dùng ngày càng sâu rộng.
Điểm đáng chú ý là sản lượng tiêu thụ thời trang nam tháng 5 đạt tới 169 triệu sản phẩm, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm sản phẩm mùa hè như áo thun, quần shorts, giày thể thao và phụ kiện mỏng nhẹ đóng vai trò chủ lực. Đặc biệt, phân khúc giày dép nam ghi nhận mức doanh thu vượt 7.224 tỷ đồng – tăng 71,9%, với 64 triệu sản phẩm được bán ra.
![]() |
Tháng 5/2025 khép lại với những tín hiệu đầy lạc quan cho thị trường thời trang nam |
Thương hiệu Việt thích nghi nhanh với xu thế số
Trong bức tranh toàn thị trường, nhiều thương hiệu trong nước đã có bước tăng trưởng đáng kể khi tận dụng tốt lợi thế từ mô hình bán hàng trực tuyến, cải tiến chuỗi cung ứng và đẩy mạnh dịch vụ giao hàng nhanh.
Một số thương hiệu nội địa tiêu biểu như Coolmate, Torano hay whosestudio ghi nhận sự tăng trưởng cao cả về doanh thu lẫn độ phủ thị trường, nhờ định vị rõ ràng về phân khúc khách hàng và đầu tư vào trải nghiệm mua sắm online. Dù chưa phải là đại diện chiếm lĩnh thị phần toàn ngành, nhưng những kết quả này phản ánh sự nhạy bén của doanh nghiệp Việt trong việc tiếp cận xu hướng tiêu dùng mới.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng sức ép cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế như Uniqlo, H&M, Zara hay cả các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada với hệ thống phân phối đa dạng, chương trình khuyến mãi dày đặc… vẫn là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp nội địa.
Sự thay đổi hành vi tiêu dùng ở nam giới – đặc biệt trong nhóm Gen Z và Gen Y – là động lực chính thúc đẩy thị trường. Khác với trước đây, khi thời trang thường được xem là lĩnh vực dành riêng cho nữ giới, nam giới hiện nay chủ động hơn trong việc lựa chọn trang phục phản ánh cá tính cá nhân. Tiêu chí mua sắm phổ biến là: “đẹp – tiện – dễ phối – giá hợp lý”.
Xu hướng “mua nhanh – nhận liền” cùng với các dịch vụ hậu mãi như đổi trả dễ dàng, đánh giá minh bạch và hình ảnh sản phẩm trực quan cũng là yếu tố quan trọng khiến người tiêu dùng trẻ ưu tiên các nền tảng mua sắm trực tuyến.
Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt
Các chuyên gia nhận định, thị trường thời trang nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm, đặc biệt khi bước vào mùa sale giữa năm và giai đoạn chuẩn bị cho Thu – Đông. Tuy nhiên, để giữ được đà bứt phá, doanh nghiệp Việt cần tập trung đầu tư cho thiết kế, tối ưu chuỗi cung ứng, bảo đảm chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu bền vững, thay vì chỉ chạy theo doanh số ngắn hạn.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện khung pháp lý cho thương mại điện tử, tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo – như tinh thần trong Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân – sẽ là yếu tố then chốt tạo nền tảng cho doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang.
![]() |
![]() |
![]() |
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Nâng cao kiểm soát an toàn thực phẩm với chuỗi sản phẩm động vật

Giá tiêu tại Đắk Nông giảm nhẹ, thị trường nội địa giữ vững vùng giá cao

Robusta giảm sâu, cà phê nội địa chịu áp lực giảm giá

Cần lá chắn pháp lý đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp trước hàng giả, hàng nhái

Giá xăng vượt mốc 20.000 đồng/lít từ 15h hôm nay

Giá tiêu trong nước ổn định, Campuchia nổi lên thành tâm điểm thị trường toàn cầu

Giá cà phê nội địa tăng nhẹ giữa làn sóng giảm sâu của thị trường thế giới

Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới, tỷ giá USD hạ nhiệt: Nhà đầu tư nên làm gì?

Giá tiêu hôm nay dao động quanh 140.000 đồng/kg, thị trường thế giới phân hóa nhẹ
