Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia - vì mục tiêu phát triển bền vững ngành hàng

Liên quan đến đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia, đại diện các cơ quan quản lý, các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị các giải pháp nhằm giúp đơn vị soạn thảo định hướng, xây dựng được nội dung bám sát diễn biến thị trường, nhu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp và người sản xuất.
Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia
Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.
Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.

Vừa qua, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia.

Thông tin tại buổi làm việc, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách và hồ sơ liên quan về thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Ngày 1/8/2024, Bộ Công Thương đã có công văn số 5017/BCT-XNK gửi đến các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội để xin ý kiến trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách.

Đại diện các cơ quan quản lý, Hiệp hội, doanh nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị các giải pháp nhằm giúp đơn vị soạn thảo định hướng, xây dựng được nội dung bám sát diễn biến thị trường, nhu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp và người sản xuất.

Sự cần thiết thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định ngành hàng lúa gạo đóng vai quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, đặc biệt năm 2023 xuất khẩu tới 8,1 triệu tấn gạo, là mức cao nhất trong 16 năm qua. Trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo tăng 5,8% về lượng so với cùng kỳ năm trước (đạt 5,18 triệu tấn) và giá trị tăng đến 25,1% về kim ngạch (đạt 3,27 tỷ USD), giá xuất khẩu bình quân đạt 632,2 USD/tấn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ, các khung pháp lý hiện nay đối với ngành hàng lúa gạo như “chiếc áo đã chật”, đang bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét, sửa đổi, bổ sung khi chưa tạo ra được những động lực đủ mạnh và một môi trường thuận lợi cho người sản xuất và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bên cạnh đó, ngành lúa gạo cũng còn một số hạn chế, như sản xuất chưa theo quy hoạch dẫn đến dư thừa cục bộ ảnh hưởng đến người sản xuất; thu nhập người nông dân trồng lúa còn thấp, đời sống của một số bộ phận còn khó khăn.

Đặc biệt, trong thời gian qua luôn có nhiều vấn đề mang tính liên ngành như: gắn kết sản xuất thị trường, điều tiết biến động giá lúa gạo trong nước. Công tác điều phối chung trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, vấn đề vi phạm gian lận thương mại.

Các định hướng chính sách lớn cho toàn ngành không chỉ ảnh hưởng đến hộ nông dân mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, các nhà xay xát, người tiêu dùng và những cam kết của Việt Nam với quốc tế mà không riêng một bộ nào có thể giải quyết được.

Do vậy, trước những vấn đề trên và với tầm quan trọng của ngành hàng lúa gạo, cần một thiết chế liên ngành, bao trùm để xử lý những vấn đề quan trọng của ngành này và đưa ra những định hướng vì mục tiêu phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo.

Thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia - vì mục tiêu phát triển bền vững ngành hàng
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Rất cần một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc điều phối các hoạt động chung ngành lúa gạo".

Đồng tình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: sản xuất lúa gạo còn manh mún, công nghệ chưa tiên tiến. Xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, chưa đa dạng hoá thị trường, gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả xuất khẩu. Doanh nghiệp chưa chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, còn khó khăn trong quá trình giao dịch.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ rõ, mặc dù đã có thương hiệu nhưng doanh nghiệp chưa sử dụng trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu, chưa tạo được thương hiệu sản phẩm gạo Việt Nam đối với người tiêu dùng nước ngoài.

"Chúng ta vẫn nói xuất khẩu gạo được lớn, bội thu nhưng thu nhập của người nông dân vẫn thấp thì điều đó chứng tỏ rằng đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ và lập ra Hội đồng lúa gạo quốc gia để tư vấn cho Chính phủ, cho các cấp thẩm quyền có được những cơ chế, chính sách đủ mạnh và khả thi. Có như vậy mới giúp hạt gạo Việt Nam có thương hiệu và có giá trị ngày càng lớn trên thị trường thế giới", ông Diên chia sẻ về ý tưởng thành lập hội đồng.

Sứ mệnh cao cả trong phát triển tầm nhìn, xây dựng giá trị cốt lõi

Chuyên gia kinh tế PGS.TS Nguyễn Thường Lạng.
Chuyên gia kinh tế PGS.TS Nguyễn Thường Lạng.

Chia sẻ với báo chí, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, Hội đồng Lúa gạo quốc gia có sứ mệnh cao cả trong phát triển tầm nhìn, xây dựng giá trị cốt lõi ngon, sạch, giàu dinh dưỡng của lúa gạo Việt, định vị ngành lúa gạo, mô hình phát triển, quy trình vận hành khoa học, tinh gọn theo hướng chuyển đổi số, xanh, năng lượng, tuần hoàn, kinh tế xanh, chia sẻ và bao trùm.

Có thể nêu lên 5 trọng tâm thuộc về sứ mệnh của Hội đồng trong vai trò tham mưu chiến lược.

Thứ nhất, xây dựng thể chế phát triển ngành lúa gạo theo cách tiếp cận kinh tế nông nghiệp xanh, phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050.

Thứ hai, xây dựng mô hình phát triển ngành lúa gạo theo hướng công nghiệp xanh, số hoá, tuần hoàn và lấy sáng tạo giá trị làm trung tâm dựa trên kết hợp lợi thế so sánh với đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, kết hợp giữa bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia với gia tăng giá trị xuất khẩu gạo như tăng kim ngạch xuất khẩu gạo, ít nhất 1,5 đến 2 lần đến năm 2035.

Thứ tư, cải thiện đáng kể thương hiệu lúa gạo Việt Nam trong khu vực và thế giới để có thể đứng trong nhóm 3 quốc gia có thương hiệu gạo mạnh nhất toàn cầu bằng chất lượng, năng lực cung ứng và khoa học - công nghệ ngành lúa gạo.

Thứ năm, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan trong hệ sinh thái công nghiệp lúa gạo bền vững và bao trùm.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nhấn mạnh, để thực hiện sứ mệnh đó của Hội đồng Lúa gạo quốc gia, cần có Đề án thực hiện các chức năng cụ thể và có hiệu lực thực hiện cao bằng việc đặt Hội đồng trực thuộc Thủ tướng Chính phủ để có thể bảo đảm khả năng phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp gắn với quy hoạch ngành lúa gạo một cách phù hợp.

Ở đây rất cần có cơ chế vận hành Hội đồng khẩn trương, hiệu quả, không phải là một cấp hành chính mới trong hệ thống quản lý quốc gia. Nếu quyết tâm, quyết liệt và có phương thức triển khai phù hợp, Hội đồng sẽ phát huy chức năng, vai trò, nhiệm vụ hiệu quả để phát triển vị thế ngành lúa gạo Việt Nam giai đoạn mới.

Cần học hỏi kinh nghiệm từ quốc tế

Ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho rằng trong bối cảnh mới, ngành hàng lúa gạo cần chiến lược tổng thể, cần tư vấn tầm chiến lược xử lý các vấn đề như: biến động thị trường chính sách các quốc gia, biến đổi khí hậu, biến đổi người tiêu dùng; tranh chấp thương mại, bảo hộ bản quyền; xu hướng mới trong phát triển…

“Cần thiết có một thiết chế xử lý các vấn đề liên ngành, bao trùm để tư vấn, xử lý những vấn đề lớn của ngành hàng lúa gạo, đưa ra định hướng vì mục tiêu phát triển bền vững chung của cả ngành. Trong thiết chế này, nhà nước không can thiệp sâu vào thị trường nhưng đảm bảo vai trò định hướng, điều tiết hoạt động, các hiệp hội ngành hàng, huy động hợp tác công tư để tạo thêm nguồn lực từ hợp tác quốc tế và nguồn lực xã hội hoá”, ông Thắng khuyến nghị.

Ở góc độ kinh nghiệm quốc tế, ông Trần Công Thắng cho biết tại các nước có các ngành hàng xuất khẩu chiến lược quy mô quốc gia và quốc tế như ngành cọ dầu ở Malaysia, ngành cà phê ở Brazil, ngành lúa gạo ở Thái Lan… bên cạnh các tổ chức của người sản xuất kinh doanh như các hiệp hội, nghiệp đoàn, liên hiệp hợp tác xã… còn có mô hình "Hội đồng ngành hàng" hay "Ban điều phối ngành hàng" ở cấp quốc gia.

“Đây là thể chế có sự gắn kết giữa các cơ quan bộ ngành của nhà nước với các tổ chức đại diện cho các tác nhân trong chuỗi giá trị (nông dân, đến người chế biến, người kinh doanh) và giữa các địa phương tham gia sản xuất. Cùng với đó là hỗ trợ giải quyết các vấn đề lớn, tổng thể của ngành, tư vấn cho lãnh đạo Chính phủ chương trình chính sách lớn”, ông Thắng nhấn mạnh.

Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cùng đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia
Ngọc Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng được dự báo tăng hay giảm trong kỳ điều hành ngày mai?

Giá xăng được dự báo tăng hay giảm trong kỳ điều hành ngày mai?

Giá xăng trong nước ngày mai (2/1) được dự báo tăng sau khi giảm vào kỳ điều hành tuần trước.
Dự báo mới nhất giá vàng năm 2025, có thể lên 3.000 USD/ounce

Dự báo mới nhất giá vàng năm 2025, có thể lên 3.000 USD/ounce

Giá vàng sẽ tăng lên 3.000 USD/ounce (tương đương khoảng 92 triệu đồng/lượng) vào năm 2025, đó là dự báo mới nhất về giá vàng được ông Heng Koon How, Trưởng bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB Singapore, đưa ra ngày 30/12.
Cảnh báo tình trạng gian lận mã số vùng trồng sầu riêng gia tăng

Cảnh báo tình trạng gian lận mã số vùng trồng sầu riêng gia tăng

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết đã nhận được nhiều phản ánh về tình trạng giả mạo con dấu và tài liệu của các đơn vị có mã số vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc.
EU tăng tần suất kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam

Từ ngày 8/1/2025, EU sẽ nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20%, lý do được EU đưa ra là trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn còn cao.
Giá vàng lao dốc mạnh, có nên xuống tiền mua lúc này?

Giá vàng lao dốc mạnh, có nên xuống tiền mua lúc này?

Mỗi lượng vàng miếng SJC giảm tới 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước. Các chuyên gia cho rằng, hiện đang là thời điểm khá lý tưởng để xem xét xuống tiền mua vàng.
Giá vé máy bay Tết đang diễn biến thế nào?

Giá vé máy bay Tết đang diễn biến thế nào?

Mặc dù các hãng hàng không Việt Nam liên tục bổ sung thêm máy bay để tăng nguồn cung chỗ ngồi cho hành khách nhưng theo khảo sát, tình trạng giá vé cao, khan hiếm vẫn diễn ra trong những ngày giáp Tết.
Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên chọn sản phẩm “xanh”

Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên chọn sản phẩm “xanh”

Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sản phẩm hữu cơ, bao bì thân thiện với môi trường và thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi tháng đang có 2,5 triệu phiên bán hàng livestream, có sự tham gia của hơn 50 nghìn nhà bán. Người Việt dành 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng, rút “hầu bao” mua hàng online đứng thứ 11 thế giới.
Thực hư chuyện ngành dừa nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng

Thực hư chuyện ngành dừa nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng

Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam cảnh báo, ngành chế biến dừa đối mặt nguy cơ thiếu nguyên liệu nghiêm trọng khi nhiều nhà máy tại Bến Tre đã được đầu tư nhưng nguồn cung không đủ.
Diễn biến giá vàng tuần tới sẽ có bất ngờ

Diễn biến giá vàng tuần tới sẽ có bất ngờ

Đó là nhận định về xu hướng giá vàng tuần tới của Kitco. Trong khi giới phân tích bày tỏ sự khó đoán, giằng co về xu hướng của kim loại quý, thì các nhà đầu tư lại tỏ ra lạc quan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động