Ngành dệt may tìm cơ hội trong thách thức

Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%, nhưng vẫn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Để tìm cơ hội trong thách thức, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn.
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III May 10 đẩy mạnh phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa Chiếu sáng xanh giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dệt may
Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%.
Tháng 4/2024, xuất khẩu dệt may tăng 2,8%.

Sức mua hàng may mặc có xu hướng tăng

Từ đầu năm đến nay, sức mua hàng may mặc trên thị trường thế giới đã có nhiều cải thiện. Đến thời điểm này, phần lớn doanh nghiệp dệt may đã ký được đơn hàng đến hết quý II, thậm chí một số đơn vị đã có đơn hàng đến quý III/2024. Với kết quả này, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9,62% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Nếu tình hình không có những biến động lớn thì ngành dệt may sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD (tương đương với năm 2022 đạt mức cao nhất)”, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) kỳ vọng.

Về phía doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, nhờ sự phục hồi nhất định của kinh tế thế giới, nhất là sự phục hồi của kinh tế châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, nhiều đơn hàng đã trở lại ngay trong những tháng đầu năm 2024. Theo đó, tổng doanh thu quý I/2024 của doanh nghiệp đạt 1.128 tỷ đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt 1.020 tỷ đồng, tăng 28,27%. May 10 đã có nhiều đơn đặt hàng đến quý II, một số chủng loại có đơn đến quý III/2024. “Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp đã chủ động tập trung vào công tác tìm kiếm thị trường cả trong nước và xuất khẩu nhằm đa dạng khách hàng và sản phẩm”, ông Thân Đức Việt cho biết.

Là doanh nghiệp xuất khẩu vào nhiều quốc gia, nhưng Cty May mặc Dony (TPHCM) cũng chật vật để đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu của đối tác ngoại. “Trước đây chúng tôi có xuất khẩu vào châu Âu nhưng hiện nay thị trường này có nhiều quy định, tiêu chí khắt khe về nguồn gốc sản phẩm như truy xuất nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất xanh, sản xuất bền vững... Chúng tôi gặp không ít khó khăn khi phải xoay vốn để “xanh hóa”. Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên càng thêm chật vật”, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Cty May mặc Dony, nói.

Ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Cty TNHH Việt Thắng Jean (TPHCM), nhìn nhận, xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu may mặc lớn trên thế giới đang thay đổi. Họ ưu tiên lựa chọn chuỗi cung ứng có khả năng sản xuất nhiều công đoạn, tập trung tại một địa điểm, đồng thời minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Trong khi đó, dệt may Việt Nam đang thiếu tính liên kết theo chuỗi cung ứng, phụ thuộc nguyên liệu ngoại.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 12,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ. “Tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp nối đà tăng, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp tăng trưởng kể từ tháng 12/2023”, Tập đoàn Dệt may thông tin.

Trong tháng 4/2024 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 1,16 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ, đi Nhật Bản đạt 319 triệu USD tăng 9,6% so với cùng kỳ, đi Hàn Quốc đạt 262 triệu USD tăng 10,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên xuất khẩu đi thị trường EU và Trung Quốc giảm trong tháng 4 với con số lần lượt là 339 triệu USD, giảm 2,64%; 253 triệu USD, giảm 3,6% so cùng kỳ.

Dù vậy, lũy kế 4 tháng năm 2024, tất cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ: Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,58 tỷ USD, tăng 6,3%; EU đạt 1,2 tỷ USD tăng 1,5%; Nhật Bản đạt 1,34 tỷ USD tăng 10%; Hàn Quốc đạt 1,22 tỷ USD tăng 3,7%; Trung Quốc đạt 1,07 tỷ USD tăng 13,1%.

Chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững

các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững
Các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA), phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là con đường đi bắt buộc, là sự sống còn không chỉ riêng doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế quốc gia.

Để bắt nhịp thế giới, Cty TNHH Việt Thắng Jean buộc phải đầu tư máy móc, chuyển đổi sản xuất xanh và đầu tư công nghệ để giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Doanh nghiệp này sử dụng công nghệ 3D để thiết kế , rút ngắn 1/4 thời gian so với trước, dùng laser để in, cắt, phun màu cho vải... Nhờ vậy, công suất tăng gấp 3 lần so với trước. Ngoài ra, Cty còn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn Eco, sản xuất theo tiêu chuẩn xanh của châu Âu.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) nhấn mạnh, để tìm cơ hội trong thách thức, các doanh nghiệp dệt may đang tiếp tục chuyển dần trọng tâm từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Trong đó, các giải pháp tối ưu được doanh nghiệp đưa ra là: Tập trung đầu tư phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực; đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và khách hàng; thường xuyên cập nhật tình hình thị trường và thông tin về các nguồn nguyên liệu đầu vào như bông, xơ cho các đơn vị với chu kỳ mỗi tháng một lần để các đơn vị có thể định hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, khó khăn nhất đối với ngành dệt may là sản xuất nguyên liệu, nên các cơ quan, ban, ngành hữu quan cần có chính sách đặc thù để doanh nghiệp vượt qua năm 2024. Quan trọng nhất là chính sách tiếp cận vốn, làm sao để vẫn bảo đảm được nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp, đủ để họ tiếp nhận được các đơn hàng mới trong giai đoạn phục hồi.

Chia sẻ tại hội thảo liên quan đến công nghệ gần đây, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Bà Mai nhận định, giải pháp cho những thách thức trên bên cạnh việc buộc phải tuân thủ quy định về sinh thái, tiêu chuẩn xanh của các nhãn hàng và quốc gia nhập khẩu, doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số trong sản xuất. “Phương thức chuyển đổi đi dần từ sản xuất truyền thống sang tự động hóa, tiến dần tới sản xuất thông minh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, tăng chất lượng và giá trị hàng hóa”, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.

Ngoài ra, việc bám sát diễn biến thị trường thế giới để có điều chỉnh khách hàng, điều đơn hàng là cần thiết. Cùng đó là tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng tệp khách hàng, phân tán rủi ro có thể gặp phải.

Doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam nỗ lực đầu tư công nghệ, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam nỗ lực đầu tư công nghệ, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Quý I/2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lỗ đậm Quý I/2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lỗ đậm
Cả nước có 1.912 doanh nghiệp sẽ bị áp hạn ngạch giảm phát thải Cả nước có 1.912 doanh nghiệp sẽ bị áp hạn ngạch giảm phát thải
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Toàn bộ lãnh đạo xin nghỉ việc, Công ty CP Chứng khoán Hải Phòng kinh doanh ra sao?

Toàn bộ lãnh đạo xin nghỉ việc, Công ty CP Chứng khoán Hải Phòng kinh doanh ra sao?

Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng vừa cho biết đã nhận được đơn xin từ nhiệm của chủ tịch cùng các thành viên hội đồng quản trị.
Tại sao Nutifood mua 51% cổ phần thương hiệu kem Merino và Celano?

Tại sao Nutifood mua 51% cổ phần thương hiệu kem Merino và Celano?

Kido Foods, một công ty thành viên của Kido Group, là một trong những thương hiệu kem lớn nhất Việt Nam với hai thương hiệu "đình đám" và quen thuộc với hàng triệu người tiêu dùng, đó là Celano và Merino.
Hỗ trợ doanh nghiệp sau bão là rất cần thiết

Hỗ trợ doanh nghiệp sau bão là rất cần thiết

"Siêu bão" Yagi gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp miền Bắc. Việc có những chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh là rất cần thiết trong lúc này.
Tại sao cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch từ 26/9?

Tại sao cổ phiếu Tân Tạo bị đình chỉ giao dịch từ 26/9?

Lý do bị đình chỉ giao dịch là do Tân Tạo vi phạm nhiều lần các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, mặc dù trước đó đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường

7 doanh nghiệp trúng thầu nhập 121.000 tấn đường

Tổng lượng đường năm 2024 được phân giao theo phương thức đấu giá là 121.000 tấn trên tổng lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu công bố năm 2024 là 126.000 tấn, chiếm tỷ lệ 96,03%.
Chủ tịch Vingroup kiến nghị gì với Thủ tướng?

Chủ tịch Vingroup kiến nghị gì với Thủ tướng?

Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đề xuất 4 nhóm vấn đề với Thủ tướng.
Giải Vnexpress Marathon Hạ Long 2024 tiếp tục lan toả những thông điệp về lối sống lành mạnh

Giải Vnexpress Marathon Hạ Long 2024 tiếp tục lan toả những thông điệp về lối sống lành mạnh

Từ ngày 20-22/09/2024 tại Thành phố Hạ Long, giải Vnexpress Marathon Hạ Long 2024 được tổ chức bởi Vnexpress với sự đồng hành Herbalife Việt Nam sẽ chính thức được diễn ra.
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.
Công ty Rạng Đông vi phạm về thuế, bị xử phạt và truy thu gần 5,3 tỷ đồng

Công ty Rạng Đông vi phạm về thuế, bị xử phạt và truy thu gần 5,3 tỷ đồng

CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông vừa bị xử phạt do khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, tổng số tiền xử lý lên tới gần 5,29 tỷ đồng.
Coteccons livestream hơn 4 giờ, tiết lộ 90% doanh thu đến từ thị trường nội địa

Coteccons livestream hơn 4 giờ, tiết lộ 90% doanh thu đến từ thị trường nội địa

Ngày 18/9, Công ty cổ phần xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) tổ chức buổi livestream kéo dài hơn 4 giờ để chủ tịch và tổng giám đốc cùng "đăng đàn" trả lời các thắc mắc của cổ đông liên quan đến chiến lược phát triển của nhà thầu hàng đầu Việt Nam này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động