Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn đặt hàng đến quý II và III. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường thế giới hiện nay biến động rất khó lường là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới.
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho ngành sợi? Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ vào xây dựng thương hiệu ngành may mặc SaigonTex & SaigonFabric 2024: Cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ hợp tác
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III
Nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến quý III

Đơn đặt hàng đã có đến quý II và III

Ở thời điểm hiện tại, phần lớn doanh nghiệp ngành may đã có đơn hàng sản xuất đến tháng 5/2024, thậm chí nhiều doanh nghiệp có đến quý III; ngành sợi cũng được nhiều khách hàng đàm phán, giao dịch cho những tháng tiếp theo. Đây là những tín hiệu khởi sắc, góp phần giúp các doanh nghiệp đầu tư thiết bị, gia tăng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Tại Tổng Công ty May 10, từ sau Tết đến nay, việc làm của người lao động ổn định khi đủ đơn hàng trong quý I và đơn hàng chính vụ đến tháng 8.

Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 chia sẻ, xác định thị trường xuất khẩu còn nhiều khó khăn, trong năm 2024, May 10 đã tận dụng những cơ hội dù là nhỏ nhất từ thị trường, mở rộng tệp khách hàng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và giữ chân lao động.

Với những diễn biến từ thị trường, May 10 quyết tâm đạt mục tiêu doanh thu năm 2024 đạt 4.500 tỷ đồng, vượt 6,6% so với năm 2023. Lợi nhuận đạt 130 tỷ đồng, vượt 5,7% so với năm 2023.

Đại diện Công ty cổ phần may Sài Gòn 3 cho biết xuất khẩu dệt may đang có dấu hiệu phục hồi, công ty đã có đơn hàng đến tháng 6.

"Người mua tại thị trường Mỹ đã quay trở lại nên quý I doanh số của công ty tăng trưởng dương so với cùng kỳ 2023", đại diện may Sài Gòn 3 nói.

Một doanh nghiệp khác là Công ty Dệt may, Đầu tư, Thương mại Thành Công cũng đang có hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều khả quan khi đơn hàng quý I/2024 đã vượt kế hoạch và đơn hàng quý II/2024 đạt 80% kế hoạch. Năm 2024, công ty đặt mục tiêu lãi ròng tăng 20% so với năm trước, lên đến 161 tỷ đồng, trên cơ sở thị trường dệt may dần ấm lại.

Đây là 2 minh chứng cho thấy xuất khẩu dệt may đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc, khả quan. Theo số liệu của Bộ Công thương, sau năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn, quý I/2024, xuất khẩu hàng dệt và may mặc tăng 7,9%. Dệt may cũng là một trong 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong quý I.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cũng nhìn nhận thị trường đã có tín hiệu tích cực, đơn hàng tăng trở lại so với cùng kỳ đang giúp doanh nghiệp dệt may dần phục hồi. Kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu ngành này đạt 44 tỷ USD năm nay là hoàn toàn có khả năng.

Số liệu mới nhất từ Hải quan cho thấy quý I, kim ngạch xuất toàn ngành dệt may đạt trên 9,53 tỷ USD, tăng 9,62% so với cùng kỳ 2023.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho hay từ đầu năm đến nay, các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng.

Vẫn còn nhiều thách thức

tỷ giá neo ở mức cao là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp dệt may
Tỷ giá neo ở mức cao là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp dệt may

Nhiều tín hiệu vui đối với ngành dệt may, song các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bài học kinh nghiệm từ năm 2023 cho thấy, thị trường thế giới hiện nay biến động rất khó lường. Đặc biệt, những căng thẳng ở Biển Đỏ, hay tỷ giá neo ở mức cao là thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp dệt may.

Cụ thể, tỷ giá USD/VND đang dao động ở mức 25.000 đồng/USD khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Ông Phan Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean cho biết, đối với các đơn hàng xuất khẩu đi châu Âu, Mỹ hay Hàn Quốc, doanh nghiệp phải nhập khẩu 40-60% nguyên liệu. Tỷ giá ở mức cao khiến chi phí sản xuất tăng cao. Dù chênh lệch tỷ giá được bù đắp phần nào khi có ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, song tỷ giá tăng nhanh khiến phần lợi thu về nhờ tỷ giá ngày càng giảm.

Đặc biệt, doanh nghiệp dệt may vẫn còn phải đối diện với những khó khăn hiện hữu từ việc áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon) cũng như Chiến lược "thời trang bền vững" thay cho "thời trang nhanh", Chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức...

Ông Thân Đức Việt - CEO May 10, cho rằng biến động thế giới khiến hầu hết doanh nghiệp không dám kỳ vọng cao. Đặc biệt "nút thắt" biển đỏ đang làm cho chi phí vận chuyển tăng cao khiến lợi nhuận doanh nghiệp bị teo tóp. Ngoài ra, doanh nghiệp bị áp lực khi phải tăng cường đầu tư để đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng về xanh hóa, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, ESG (môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp), chuyển đổi số...

Đồng quan điểm, theo ông Vũ Đức Giang, EU là thị trường xuất khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam. Cho nên, dệt may nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận xanh EU. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đón đầu làn sóng chuyển đổi xanh, điều chỉnh quy trình sản xuất và đầu tư vào công nghệ mới để duy trì tính cạnh tranh, đáp ứng theo nhu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Năm ngoái, xuất khẩu dệt may đạt 40,3 tỷ USD, giảm 8,4% so với cùng kỳ 2022, tồn kho lớn do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Lạm phát ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU khiến sức mua giảm, lãi suất tăng cao, chênh lệch tỷ giá đè nặng lợi nhuận doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, EU là thị trường xuất khẩu lớn hàng dệt may của Việt Nam. Song, dệt may cũng là ngành hàng có thể bị ảnh hưởng bởi Thỏa thuận Xanh EU. Theo đó, kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn sẽ yêu cầu các sản phẩm dệt may phải được sản xuất bằng các vật liệu và quy trình thân thiện với môi trường, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững và dán nhãn sinh thái nghiêm ngặt. Vì vậy, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động đón đầu làn sóng chuyển đổi xanh, điều chỉnh quy trình sản xuất và đầu tư vào công nghệ mới để duy trì tính cạnh tranh, đồng thời tiến xa hơn trên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thách thức là vậy, nhưng nếu tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn xanh hóa trong ngành sản xuất sẽ giúp việc chuyển đổi sang sản xuất xanh được thực hiện một cách chủ động, đồng bộ và toàn diện.

Xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may Xanh hoá là xu thế tất yếu của ngành dệt may
Doanh nghiệp dệt may đầu tư đi vào chiều sâu để vượt khó Doanh nghiệp dệt may đầu tư đi vào chiều sâu để vượt khó
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho ngành sợi? Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho ngành sợi?
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng tăng vọt, tiến sát 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng vọt, tiến sát 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước tăng thẳng đứng theo giá vàng thế giới sau khi báo cáo thị trường lao động Mỹ được công bố tiếp tục mạnh hơn.
Nguồn cung hồ tiêu khó khăn do nông dân không bán ra ồ ạt

Nguồn cung hồ tiêu khó khăn do nông dân không bán ra ồ ạt

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ ổn định so với hôm qua, giao dịch trong khoảng 147.000 - 149.000 đồng/kg.
Giá heo hơi bật tăng mạnh trong sáng cuối tuần

Giá heo hơi bật tăng mạnh trong sáng cuối tuần

Giá heo hơi hôm nay 11/1 đi lên tại miền Bắc và miền Trung. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động trong khoảng 66.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá cà phê tại Lâm Đồng tăng cao nhất cả nước

Giá cà phê tại Lâm Đồng tăng cao nhất cả nước

Giá cà phê trong nước sau khi giảm sốc vào phiên giao dịch hôm qua 10/1, thì sáng nay đã ghi nhận có sự tăng nhẹ trở lại.
Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hàng Việt chiếm ưu thế trên thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Để đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, thời gian qua doanh nghiệp Việt đã đẩy mạnh đầu tư dây chuyền sản xuất với đa dạng về mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp và áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, hàng Việt đang trở thành ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng khi sắm Tết.
Giá vàng lên 86 triệu đồng/lượng, cao nhất 1 tháng qua

Giá vàng lên 86 triệu đồng/lượng, cao nhất 1 tháng qua

Sáng nay, giá vàng nhẫn và vàng SJC tiếp tục tăng nửa triệu đồng/lượng lên mốc 86 triệu đồng/lượng, cao nhất trong khoảng 1 tháng qua.
Giá lúa gạo giảm sâu, nông dân lo mất Tết, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Giá lúa gạo giảm sâu, nông dân lo mất Tết, Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì?

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh liên tiếp 2 tuần qua. Gạo 5% tấm đã giảm tổng cộng đến 25 USD, chỉ còn 473 USD/tấn, mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Trong khi đó, giá lúa Đông Xuân ở các tỉnh miền Tây cũng đồng loạt giảm mạnh.
Giá heo hơi tiếp cận mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi tiếp cận mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 10/1 tiếp chiều tăng tại khu vực miền Bắc và đi ngang tại thị trường hai miền Trung, Nam. Hiện tại, thương lái tại các địa phương thu mua heo hơi trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu ở Đắk Lắk mất đến 4.000 đồng/kg, đâu là nguyên nhân?

Giá tiêu ở Đắk Lắk mất đến 4.000 đồng/kg, đâu là nguyên nhân?

Giá tiêu đầu giờ sáng nay đồng loạt giảm so với cùng thời điểm hôm qua, giao dịch trong khoảng 149.500 - 151.000 đồng/kg.
VinFast ra mắt 4 mẫu xe điện mới dành riêng cho dịch vụ vận tải

VinFast ra mắt 4 mẫu xe điện mới dành riêng cho dịch vụ vận tải

Bốn mẫu của VinFast trải dài từ phân khúc mini đến MPV 7 chỗ, được thiết kế đặc biệt với các tính năng và trang bị phù hợp cho hoạt động kinh doanh và dịch vụ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động