Hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 10

“Thời điểm này đa phần các DN may đã đủ đơn hàng đến tháng 9, tháng 10 và đang đàm phán đơn hàng cho giai đoạn tiếp theo”, thông tin này được ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Vinatex cho biết tại buổi cung cấp thông tin tới báo chí về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các tháng đầu năm 2024 của Vinatex.
May 10 đẩy mạnh phát triển thương hiệu tại thị trường nội địa Chiếu sáng xanh giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dệt may Ngành dệt may tìm cơ hội trong thách thức
Hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 10.
Hầu hết doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 10.

Thông tin về tình hình hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2024 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ngày 20/6, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc tập đoàn cho biết, xuất khẩu dệt may Việt Nam 5 tháng đã đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng xuất khẩu dệt may Việt Nam là tại thị trường Mỹ, khi vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Những tín hiệu thuận lợi

Đến nay, toàn bộ hệ thống của Vinatex vẫn duy trì nguồn lực lao động với mức thu nhập tương đương của năm 2023. Toàn tập đoàn hoàn thành cả doanh thu và lợi nhuận hợp nhất 6 tháng đạt xấp xỉ 50%, hy vọng nửa cuối năm sẽ có những tín hiệu tích cực hơn nữa để hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra cả về doanh thu và lợi nhuận.

“Sang năm 2024 dệt may đã có những tín hiệu thuận lợi hơn mặc dù điểm mấu chốt là giá đơn hàng không tăng. Các DN làm có đơn hàng nhưng với giá rất thấp, tương đương mặt bằng giá chung của năm 2023. Thời điểm này đa phần các DN may đã đủ đơn hàng đến tháng 9, tháng 10 và đang đàm phán đơn hàng cho giai đoạn tiếp theo. Đối với ngành sợi nửa đầu năm nay có nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm trước, số lỗ đã giảm rất sâu khoảng 70% - 80% nhưng vẫn còn lỗ”, Tổng Giám đốc Vinatex chia sẻ.

Lãnh đạo Vinatex cũng nhấn mạnh đến câu chuyện khá phức tạp của ngành sợi hiện nay, đó là sản phẩm sợi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng hiện Trung Quốc đang đối mặt chiến tranh thương mại với Mỹ. “Ngành sợi lại có vấn đề liên quan đến sản phẩm bông Tân Cương (Trung Quốc) giá lên xuống thất thường. Hơn nữa, nếu sản phẩm sợi của Việt Nam hay các quốc gia khác sử dụng bông có nguồn gốc xuất xứ từ Tân Cương, thị trường Mỹ và EU sẽ không nhập khẩu”, ông Hiếu quan ngại.

Điểm sáng của Vinatex trong 6 tháng đầu năm là đã thực hiện Lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, trong sản xuất vải và trang phục chống cháy với Tập đoàn Coats (Vương quốc Anh). Đây là bước đi thử nghiệm để nghiên cứu và tìm kiếm thị trường ngách, một hướng đi thoát dần khỏi khu vực sản xuất dệt may thông thường ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Theo đó, trong tháng 7 này tập đoàn sẽ có sản phẩm đầu tiên xuất khẩu đi Mỹ. Đây là dự án mang tính chiến lược của tập đoàn trong việc chinh phục các phân khúc thị trường hẹp với đặc thù là vải chậm bắt cháy, trang phục chống cháy đang có nhu cầu rất lớn nhưng lại có yêu cầu về tiêu chí kỹ thuật rất khắt khe.

“Việc hợp tác với Coats Group sẽ tạo tiền đề để tập đoàn hướng tới những sản phẩm bảo hộ hiện đại và hữu dụng dùng trong gia đình, nếu không may xảy ra hỏa hoạn sẽ hạn chế rủi ro hay thương vong cho con người. Bước tiếp theo là tập đoàn sẽ nghiên cứu sản xuất sản phẩm bảo hộ cho các lực lượng chuyên trách cứu hộ, cứu hỏa. Đây là chương trình lớn và khá dài hơi, nên tập đoàn xác định cần nguồn lực đầu tư rất lớn trong thời gian tới”, ông Hiếu thông tin.

Kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ tốt hơn

Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thông tin về tình hình SXKD trong 6 tháng đầu năm 2024.
Ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thông tin về tình hình SXKD trong 6 tháng đầu năm 2024.

Dự báo 6 tháng cuối năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn với ngành dệt may. Do nhu cầu hàng may mặc tại các thị trường tiêu thụ chính chưa thể cải thiện, kế hoạch cắt giảm lãi suất tại các thị trường này chưa rõ ràng, trong khi các quốc gia cạnh tranh dự kiến sẽ phá giá mạnh đồng tiền từ 15%-20% để hỗ trợ xuất khẩu, giành lại thị phần. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực cạnh tranh về đơn giá trong bối cảnh đơn giá vốn đã thấp của 2 năm qua chưa cải thiện.

Mặt khác, cước vận tải biển, tiền lương, tiền điện, lãi suất ngân hàng… được dự báo tiếp tục tăng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Để ứng phó với những khó khăn, bất định của thị trường, theo lãnh đạo Vinatex, doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trường, xác định mặt hàng có tính kỹ thuật khó, đơn hàng nhỏ… nhưng giá trị gia tăng cao để sản xuất thay vì các mặt hàng phổ thông giá rẻ, khó cạnh tranh.

Thường xuyên theo dõi và cập nhật, dự báo các thông tin về thị trường, xây dựng các kịch bản có thể xảy ra và có phương án phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về môi trường, các chính sách phúc lợi cho người lao động, cần tiếp tục hiện đại hóa mô hình quản trị, đảm bảo hài hòa lợi ích cổ đông, xã hội và người lao động, minh bạch thông tin truy xuất chuỗi cung ứng.

Để Vinatex về đích năm 2024 với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 17.900 tỷ đồng, bằng 101,63% so với năm 2023, lợi nhuận hợp nhất đạt 550 tỷ đồng, bằng 102,13% so với năm 2023, ông Hiếu cho biết Tập đoàn linh hoạt, sáng tạo bám sát các định hướng phát triển của tập đoàn trong trung và dài hạn.

Đồng thời thẳng thắn nhìn nhận vị thế trong chuỗi cung ứng; minh bạch các khó khăn và cơ hội phát triển; phân tích kỹ lưỡng thông tin thị trường và đối thủ cạnh tranh để chỉ đạo, điều hành. Đổi mới, sáng tạo và linh hoạt sản xuất để nắm bắt cơ hội và thích ứng thị trường.

“Với những giải pháp căn cơ, cùng với tín hiệu tích cực hơn từ thị trường, đặc biệt ngành sợi 6 tháng cuối năm 2024, kết quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn... kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt mong muốn, tăng 8-10% so với năm 2023”, ông Hiếu kỳ vọng.

Ngành dệt may có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực Ngành dệt may có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực
Doanh nghiệp dệt may đầu tư đi vào chiều sâu để vượt khó Doanh nghiệp dệt may đầu tư đi vào chiều sâu để vượt khó
Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới Ngành dệt may tìm giải pháp cho hướng đi mới
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ bổ nhiệm kế toán trưởng làm Tổng giám đốc

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Hoàng làm Tổng giám đốc.
Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank

Với việc chi nghìn tỉ mua hơn 78 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 4,51% vốn điều lệ, Vietcombank bất ngờ trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Eximbank, sau Gelex.
Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH MAB Việt Nam – Mang niềm vui, hạnh phúc tới gia đình Việt

Công ty TNHH Mab Việt Nam ra đời và đã có chỗ đứng trên thị trường TPCN chính hãng từ Châu Âu ( Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha ) tự hào đã đồng hành 8 năm cùng với các cặp vợ chồng mong con hiếm muộn trong công cuộc ươm mầm hạnh phúc.
Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển

Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Những doanh nghiệp nào có vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Hiện tại, 6 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt bao gồm Vietcombank, BIDV, ACV, FPT, VietinBank và Vinhomes. Những "ông lớn" này không chỉ chiếm lĩnh thị trường bằng quy mô vốn hóa khổng lồ mà còn vượt trội trong kết quả kinh doanh và tiềm năng phát triển dài hạn.
Vì sao PNJ bị xử phạt tiền tỉ sau thanh tra?

Vì sao PNJ bị xử phạt tiền tỉ sau thanh tra?

Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận bị xử phạt 1,34 tỉ đồng sau đợt thanh tra liên ngành của Chính phủ với các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Tập đoàn Hà Đô có Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới

Tập đoàn Hà Đô có Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc mới

Tập đoàn Hà Đô có sự thay đổi về nhân sự cấp cao, theo đó ông Lê Xuân Long làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Trọng Minh được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
Lãnh đạo chuỗi phòng tập Fit24 lần đầu lên tiếng sau thông báo ngừng hoạt động

Lãnh đạo chuỗi phòng tập Fit24 lần đầu lên tiếng sau thông báo ngừng hoạt động

Chuỗi phòng gym cao cấp Fit24 sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh từ ngày 5/10. Lý do được đưa ra là "bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát". Fit24 cam kết sẽ sớm mở cửa trở lại để phục vụ hội viên nhưng không nói rõ cụ thể sẽ là ngày nào.
Show thời trang phản ánh những góc khuất của đời sống, xã hội thu hút sự quan tâm của giới trẻ

Show thời trang phản ánh những góc khuất của đời sống, xã hội thu hút sự quan tâm của giới trẻ

Ngày 06/10/2024 vừa qua, LaMode Fashion Show quay trở lại với sự thành công ngoài mong đợi của show diễn mang tên Cộng hưởng, để lại nhiều dấu ấn khó phai trong lòng khán giả qua những thiết kế độc đáo, chuyên nghiệp mà không thiếu đi tính nghệ thuật được hoàn thành 100% bởi các học sinh cấp 3.
Vì sao Lộc Trời đề nghị biện pháp ngăn chặn cựu CEO Nguyễn Duy Thuận?

Vì sao Lộc Trời đề nghị biện pháp ngăn chặn cựu CEO Nguyễn Duy Thuận?

Tập đoàn Lộc Trời đề nghị có biện pháp ngăn chặn với cựu CEO Nguyễn Duy Thuận vì đã có hành vi gian dối, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản của công ty.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động