Hà nội sắp đấu giá hàng trăm lô đất: Cách nào để kiểm soát, tránh làm xáo trộn thị trường?

Thời gian tới, Hà Nội tổ chức đấu giá hàng trăm lô đất, theo các chuyên gia, để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng cố tình đấu giá cao để thổi giá đất tiếp tục xảy ra cần tăng tỷ lệ tiền đặt cọc lên cao để người tham gia có trách nhiệm hơn.
Sau đấu giá đất là... lướt sóng Lý do huyện Thanh Oai tạm dừng đấu giá 114 lô đất tại xã Cao Dương Lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 tại Thanh Oai bị bỏ cọc
Nhiều lô đất ở ngoại thành Hà Nội sẽ được đấu giá trong 9.
Nhiều lô đất ở ngoại thành Hà Nội sẽ được đấu giá trong 9.

Đấu giá để “lướt sóng"

Chiều 9/9, đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết, hiện đã hết thời hạn nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, nhưng mới chỉ có 13 lô đất nộp đủ tiền, đều là những lô có mức giá trúng thấp. Riêng lô đất được trúng giá hơn 100 triệu đồng/m2 hiện chưa nộp tiền trúng đấu giá và bỏ cọc.

Vị này cho biết, theo quy định, hết 120 ngày mới hủy kết quả phiên đấu giá nên huyện vẫn chưa có phương án và thời hạn đấu giá lại.

Trước đó ngày 10/8, huyện Thanh Oai tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2.

Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, 4.201 hồ sơ đủ điều kiện. Phiên đấu giá này đã "gây sốt" khi mức giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Trong đó, lô góc có giá trúng cao nhất hơn 100,5 triệu đồng/m2. Hầu hết các lô đất có giá trúng từ trên 80 - 90 triệu đồng/m2, lô trúng thấp nhất là 51,6 triệu đồng/m2.

Nhận định về tình trạng đấu giá đất đẩy giá trúng lên cao rồi lại bỏ cọc, theo các chuyên gia, hiện nay tồn tại tình trạng nhiều nhà đầu tư tham gia các phiên đấu giá này là những người có "nghề" đấu giá đất.

Theo đó, các đối tượng này thường tham gia với mục đích “lướt sóng", không quan tâm giá trị thật là bao nhiêu, cứ trúng đã rồi mua bán sang tay ngay để kiếm lời hoặc sẵn sàng bỏ cọc nếu thị trường không diễn biến theo đúng kỳ vọng.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp, mục đích sâu xa hơn của các đối tượng này là tạo “sốt" đất thông qua lợi dụng việc đặt cọc đấu giá nhằm mục đích thổi giá các khu đất liên quan. Thậm chí bất chấp rủi ro, hợp thức hóa mức giá bằng cách thanh toán đầy đủ theo mức giá đấu trúng, để lấy mức giá này làm căn cứ kích giá đất ở các huyện vùng ven, kích giá đất nhiều nơi leo thang, thậm chí “sốt” ảo.

Hệ lụy của các tình trạng này là giá bất động sản vốn đã cao nay lại càng tăng, khiến giấc mơ về nhà ở ngày càng xa vời với người dân, đặc biệt là người trẻ.

Chuyên gia kinh tế PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh (nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính) cho rằng việc trả giá cao trong các phiên đấu giá để "thổi" giá bất động sản không hiếm trong thời gian vừa qua. Không ít trường hợp người tham gia đấu giá (thường là nhóm các nhà đầu cơ) cố tình trả giá cao để tạo ra mặt bằng giá mới rồi sau đó "lướt cọc" hoặc "bỏ cọc", thoát hàng ra để chốt lời. Do đó, người dân nên cẩn trọng khi xuống tiền để mua lại những thửa đất đấu giá.

Trước những diễn biến gần đây, các chuyên gia kiến nghị cần có sự điều chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước. Trước mỗi cuộc đấu giá đất phải xem lại năng lực của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải chứng minh nếu thắng thì nguồn tiền ở đâu.

Hà Nội sắp đấu giá 229 lô đất

Theo thông báo của các đơn vị tổ chức đấu giá, từ nay đến cuối tháng 9, dự kiến có 229 lô đất thuộc các huyện tại Hà Nội sẽ được đưa ra đấu giá.

Cụ thể, tại huyện Mỹ Đức, Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt thông báo đấu giá 43 thửa đất tại thôn Thượng Tiết, xã Đại Hưng vào ngày 13/9 tới. Các thửa đất có diện tích 92 - 183 m2/lô, giá khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/m2.

Cũng tại huyện này, ngày 20/9, có 23 lô đất tại xã Phúc Lâm sẽ được đấu giá với mức khởi điểm hơn 4,9 triệu đồng/m2. Mỗi lô đất có diện tích 35 - 204 m2.

Tương tự, 54 lô đất tại xã Mỹ Thành thuộc huyện Mỹ Đức sẽ được đấu giá vào ngày 26/9. Các lô có diện tích 71-174 m2, giá khởi điểm chỉ gần 3,6 triệu đồng/m2.

Ngoài ra, Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt cũng vừa ra thông báo đấu giá 56 lô đất tại xã Xuy Xá, thuộc huyện Mỹ Đức. Các lô đất có diện tích 81 - 211 m2/lô, mức giá khởi điểm gần 3,6 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 27/9.

Tại huyện Mê Linh, Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam dự kiến tổ chức buổi đấu giá 11 lô đất tại thôn Chu Trần, xã Tiến Thịnh (đợt 5). Mỗi lô đất có diện tích 90 m2, giá khởi điểm 23,2 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá dự kiến được tổ chức vào ngày 28/9.

Tại huyện Phú Xuyên, Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam sẽ tổ chức phiên đấu giá 42 lô đất tại khu Đồng Dọc Dưới, thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên và khu Ao sau làng, thôn Nội, xã Châu Can. Các lô đất có diện tích 63-105 m2/lô, giá khởi điểm 7,4 - 25,8 triệu đồng/m2. Theo kế hoạch, phiên đấu giá được tổ chức ngày 22/9.

Nhiều lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai, Hà Nội bị bỏ cọc.
Nhiều lô đất trúng đấu giá ở Thanh Oai, Hà Nội bị bỏ cọc.

Cách nào để kiểm soát?

Một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia nhắc đến là tăng tỷ lệ tiền đặt cọc lên cao để người tham gia có trách nhiệm hơn với việc đấu giá.

"Thực tế hiện nay chỉ cần đặt cọc số tiền trên dưới 100 triệu đồng là nhà đầu tư đã có thể tham gia đấu giá 1 lô đất. Điều này khiến không ít người đầu cơ đổ xô vào tham gia tạo hiệu ứng, đẩy giá trị lô đất khu vực đó bị thổi lên cao hơn nhiều so với giá trị thực", TS.Đỗ Xuân Trọng, Phó trưởng Bộ môn Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội cho hay.

Vì thế theo ông Trọng, cần đẩy cao tỷ lệ đặt tiền cọc lên so với hiện tại. Bởi với mức thấp như bây giờ, số tiền không lớn sẽ dễ dẫn tới trường hợp nhà đầu tư đấu giá để đầu cơ, nếu không thoát được hàng sớm thì chấp nhận bỏ cọc. Trong khi đó, luật pháp hiện hành đang quy định người trúng đấu giá đất mà bỏ cọc sẽ bị cấm tham gia đấu giá đất trong thời gian nhất định lại không đủ sức răn đe, dễ bị luồn lách…

Đồng quan điểm, theo TS. Trần Xuân Lượng - Viện phó Viện nghiên cứu và đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam, để tránh hiện tượng trả giá cao rồi bỏ cọc, cần tăng mức đặt cọc lên 50% giá trị ban đầu. Đồng thời, yêu cầu thông tin rõ ràng về người tham gia đấu giá. Điều này giúp giảm thiểu sự tham gia của các nhóm đầu cơ và đảm bảo rằng các cuộc đấu giá diễn ra công bằng, minh bạch.

Bên cạnh việc tăng tiền đặt cọc, các chuyên gia cho rằng cũng phải áp dụng thêm nhiều biện pháp khác.

Liên quan đến việc cần có chế tài phù hợp nhằm hạn chế tình trạng trúng đấu giá đất rồi bỏ cọc, lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, trước đó, các đại biểu Quốc hội đã có những tranh luận khi bàn thảo sửa đổi Luật Đấu giá tài sản.

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) khẳng định cần có các quy định để hướng tới hạn chế tình trạng bỏ cọc đấu giá.

Theo ông Thanh, luật hiện hành quy định mức tiền đặt trước từ 5 - 20% giá khởi điểm (sau khi trúng đấu giá chuyển thành tiền đặt cọc), trong khi đó nhiều trường hợp giá khởi điểm thấp nên người trúng đấu giá không phải cân nhắc quá nhiều khi bỏ cọc.

Để hạn chế câu chuyện người trúng đấu giá bỏ cọc, nhất là yếu tố lợi ích nhóm, thao túng đấu giá, vị đại biểu tỉnh Cà Mau cho rằng cần tách biệt giữa tiền đặt trước và tiền đặt cọc.

Trong đó, tiền đặt cọc có thể là 20 - 30% giá trúng đấu giá, phải nộp ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá. Nếu người trúng đấu giá không nộp thì kết quả bị hủy, cuộc đấu giá tiếp tục được diễn ra.

"Giả sử tiền đặt cọc phải nộp ngay lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng thay vì chỉ vài trăm triệu hoặc vài tỉ đồng, người trúng đấu giá chắc chắn sẽ rất thận trọng khi bỏ giá", ông Thanh nêu quan điểm.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Duy Thanh cũng gợi ý có thể tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bổ sung quy định cụ thể theo hướng xử lý hình sự đối với hành vi bỏ cọc đấu giá và có dấu hiệu thao túng, gây rối trật tự, ảnh hưởng xấu đến an ninh kinh tế.

"Bộ luật Hình sự cần bổ sung các hành vi tương ứng trong hoạt động đấu giá tài sản cho phù hợp, tránh tình trạng thổi giá, phá giá, gây hệ lụy lớn như thời gian vừa qua", ông Thanh nói.

"Nóng" đấu giá đất huyện Hoài Đức: Giá trúng cao nhất 133 triệu đồng/m2
Đấu giá đất cao có thể trở thành công cụ cho giới đầu cơ đẩy giá Đấu giá đất cao có thể trở thành công cụ cho giới đầu cơ đẩy giá
Chuyên gia: Đất đấu giá ngoại thành Hà Nội 133 triệu đồng/m² là bất thường Chuyên gia: Đất đấu giá ngoại thành Hà Nội 133 triệu đồng/m² là bất thường
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá tiêu được nhận định sẽ loanh quanh dưới mốc 150.000 đồng/kg

Giá tiêu được nhận định sẽ loanh quanh dưới mốc 150.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/10/2024 trong khoảng 146.500 - 147.500 đồng/kg, giá tiêu tuần qua tiếp tục giảm từ 500 đến 2.000 đồng/kg so với tuần trước và đi ngang so với ngày hôm qua.
Thị trường cà phê dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới

Thị trường cà phê dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới

Thị trường cà phê trong nước hôm nay tiếp tục duy trì sắc xanh, trung bình tăng 1.600 đồng/kg nằm trong khoảng 115.500 - 116.200. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 116.200đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 116.200 đồng/kg.
Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 tăng giá, cao nhất 3,2 triệu đồng

Vé tàu Tết Nguyên đán 2025 tăng giá, cao nhất 3,2 triệu đồng

Đúng 8h sáng nay (6/10), ngành đường sắt chính thức mở bán vé đại trà trên toàn hệ thống qua các nhà ga, đại lý, giá tăng 4-5% so với năm trước, cao nhất hơn 3,2 triệu đồng.
Người nắm giữ vàng nhẫn mất 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần

Người nắm giữ vàng nhẫn mất 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần

Giá vàng miếng SJC trong tuần đã tăng thêm nửa triệu đồng một lượng. Trong khi đó, do chênh lệch giá mua vào - bán ra cao nên người nắm giữ vàng nhẫn lỗ 1,5 triệu đồng/lượng sau 1 tuần.
Sầu riêng cuối vụ giá tăng cao mỗi ngày

Sầu riêng cuối vụ giá tăng cao mỗi ngày

Sầu riêng loại A có giá 109.000 đồng/kg, Ri6 A có giá 85.000 đồng/kg. Nhưng có một thực tế là không phải nông dân nào cũng bán được giá cao.
Thị trường tiêu vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ trong thời gian tới

Thị trường tiêu vẫn có cơ hội tăng trưởng nhẹ trong thời gian tới

Giá tiêu trong nước hôm nay 6/10 tăng tại các địa phương trọng điểm. Giá tiêu cao nhất hôm nay được ghi nhận ở mốc 147.500 đồng/kg.
Giá cà phê hiện vô cùng khó lường

Giá cà phê hiện vô cùng khó lường

Thị trường cà phê trong nước hôm nay đã khởi sắc quay trở lại sắc xanh, trung bình tăng 1.600 đồng/kg nằm trong khoảng 115.500 - 116.200. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 116.200đ đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông là 116.200 đồng/kg.
Rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu

Tổng cục Hải quan yêu cầu các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, rà soát đối với các tờ khai khai báo mặt hàng đồng xuất khẩu để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc gian lận khai báo sai mã số để trốn thuế xuất khẩu.
Nguồn cung cạn kiệt, giá tiêu giảm tại các địa phương trọng điểm

Nguồn cung cạn kiệt, giá tiêu giảm tại các địa phương trọng điểm

Giá tiêu hôm nay tại một số vùng trồng trọng điểm đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Qua đó, đưa mặt bằng giá tiêu trong nước ở mức từ 146.000 đồng/kg đến 147.000 đồng/kg.
Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 2.500 đồng/kg, đâu là nguyên nhân?

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 2.500 đồng/kg, đâu là nguyên nhân?

Giá cà phê hôm nay tại khu vực Tây Nguyên tiếp đà giảm mạnh tại các địa phương so với hôm qua. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 114.300 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động