Xúc tiến thương mại đưa hàng Việt vào thị trường Thụy Điển

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển (kiêm nhiệm Na Uy, Đan Mạch, Iceland, và Latvia) tổ chức Đoàn giao dịch thương mại tại Thuỵ Điển và Na Uy từ ngày 6-16/8/2022. Đây là hai thị trường còn nhiều tiềm năng bỏ ngỏ cho đa dạng các mặt hàng của Việt Nam ở khu vực Bắc Âu.
Điện thoại và linh kiện chiếm 31,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thụy Điển Thuỵ Điển thay đổi giấy chứng nhận sức khoẻ cho các sản phẩm từ gỗ Doanh nghiệp Thụy Điển cần mua măng đóng hộp
Xúc tiến thương mại đưa hàng Việt vào thị trường Thụy Điển

Tham gia Đoàn giao dịch gồm có ôngNguyễn Quang Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình, ông Trần Phước Hiền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Lãnh đạo các Sở Công Thương Thái Bình, Quảng Ngãi, cùng đại diện 23 doanh nghiệp từ 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, may mặc, da giày, cơ khí, ô tô, công nghệ thực phẩm, năng lượng tái tạo...

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Thụy Điển, ngày 9/8/2022, Đoàn đã tham dự Hội thảo cơ hội kinh doanh với thị trường Thuỵ Điển tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Thuỵ Điển. Tại hội thảo, Đại sứ Phan Đăng Đương cho biết, quan hệ hai nước đã có bước tiến triển mới sau chuyến các chuyến thăm cấp cao của cả hai nước.

Với nền kinh tế tri thức hướng tới công nghệ cao và một hệ thống phúc lợi xã hội toàn diện, Thụy Điển là nước đi đầu trong các nghiên cứu, ứng dụng, và sử dụng công nghệ xanh, sạch, tái tạo, và tiết kiệm năng lượng. Đây là các ưu tiên của ta trong thúc đẩy quan hệ với bạn. Đại sứ quán cũng đang thúc đẩy triển khai đề xuất mở đường bay thẳng Việt Nam và Bắc Âu để mở ra cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam vào khu vực này thuận lợi hơn trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Hoàng Thuý - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thuỵ Điển đã thông tin giúp đoàn hiểu hơn về thị trường Bắc Âu, trong đó, nhấn mạnh xu hướng tiêu dùng và cơ hội thị trường. Bà Thúy cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Thụy Điển hiện đang đứng đầu trong các nước ASEAN, nhưng thị phần còn khá khiêm tốn.

Bà Thúy cho biết thêm, mặc dù Bắc Âu nhỏ nhưng là các thị trường đi đầu trong các xu hướng tiêu dùng. Do vậy, doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng từ các thị trường này để đổi mới, đi tắt, đón đầu để và bứt phá thành công.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quang Hưng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cho biết, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Thái Bình đã khống chế, kiểm soát tốt, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Thị trường xuất khẩu của tỉnh tương đối đa dạng nhưng giá trị chưa lớn; hàng hóa vào EU chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, mong muốn của các doanh là đưa hàng hóa thâm nhập sâu rộng vào thị trường Bắc Âu.

Thái Bình đang đứng trước cơ hội phát triển lớn với Khu kinh tế Thái Bình được quy hoạch quỹ đất lớn cho phát triển các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ; bên cạnh đó, nhiều dự án giao thông quan trọng đang được đầu tư rút gắn thời gian di chuyển từ Thái Bình đi các tỉnh phía Bắc trong đó có sân bay Cát Bi, cảng biển Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng. Với tiềm năng đó và khát vọng phát triển tỉnh, hiện Thái Bình đang tập trung kêu gọi thu hút đầu tư, rất muốn có các nhà đầu tư lớn từ châu Âu, Thụy Điển vào đầu tư tại tỉnh.

Xúc tiến thương mại đưa hàng Việt vào thị trường Thụy Điển

ÔngTrần Phước Hiền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng giới thiệu về môi trường kinh doanh, đầu tư của Tỉnh Quảng Ngãi và mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển và Bộ Công Thương quan tâm, hỗ trợ tỉnh kết nối, xúc tiến kêu gọi thu hút những nhà đầu tư lớn của Thụy Điển đến đầu tư tại Quãng Ngãi.

Trong chương trình công tác tại Thuỵ Điển, đoàn đã đến giao dịch trực tiếp với nhiều kho hàng nhập khẩu, đầu mối phân phối hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng như Madam Hong Import Export, CT Food Stockholm, Garden Food Stockholm, East Asian Food, Á Châu Liên Export Import để tìm hiểu cách thức vận hành hoạt động của các kho hàng, nhu cầu hàng hoá của thị trường Thuỵ Điển thông qua lưu lượng xuất, nhập hàng của các kho.

Trong số này đã có những kho hàng nhập khẩu đa dạng các mặt hàng nông sản, thực phẩm từ Việt Nam và đang có nhu cầu phát triển thêm danh mục mặt hàng nhập khẩu mới. Bên cạnh đó, có kho hàng chưa biết nhiều đến hàng hoá Việt Nam nên việc Đoàn tới chào hàng, giới thiệu cụ thể, trực tiếp về các mặt hàng chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường Thuỵ Điển cũng như những lợi ích của Hiệp định EVFTA đối với việc nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã giúp các kho hàng có thêm điều kiện đánh giá về khả năng nhập hàng Việt Nam trong thời gian tới.

Xúc tiến thương mại đưa hàng Việt vào thị trường Thụy Điển

Đại diện Công ty Garden Food AB - ông Moris Marwan Farkouh cho biết hiện nay công ty có nhu cầu nhập khẩu đối với các sản phẩm cá tra, cá ba sa Việt Nam. Ông cũng nhấn mạnh các yêu cầu, chứng nhận và chứng chỉ đối với các sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Điển.

Đoàn cũng đã có buổi làm việc với Hiệp hội Khoáng sản và Kim loại Thuỵ Điển, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Thuỵ Điển, Cảng nhập khẩu hàng hoá Gothenburg để thiết lập các mối liên hệ hợp tác trong các lĩnh vực liên quan của các địa phương, doanh nghiệp tham gia Đoàn.

Bà Maria - đại diện Hiệp hội Khoáng sản và Kim loại Thuỵ Điển nhấn mạnh, ngành khoáng sản và kim loại là ngành vô cùng quan trọng tại Thuỵ Điển và sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai. Với công nghệ hiện đại, bà Maria hy vọng các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Thuỵ Điển có thể hợp tác lĩnh vực này trong thời gian tới.

Ông Claes Sundmark - Phó chủ tịch phụ trách bán hàng và tiếp thị của cảng Gothenburg, cho biết Việt Nam là thị trường ưu tiên phát triển của cảng trong thời gian tới. Việc hợp tác giữa các cảng của hai nước sẽ tạo điều kiện để đưa được nhiều hàng hóa của Việt Nam sang Thụy Điển hơn nữa.

Đoàn cũng dành thời gian tới làm việc với Tập đoàn Cellmark hoạt động thương mại trong các lĩnh vực vật liệu cơ bản, hoá chất, giấy, bao bì, bột giấy, hàng tái chế, năng lượng, chất dẻo, và trao đổi về những tiềm năng hợp tác trong bối cảnh Tập đoàn này muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Qua chuyến công tác, đoàn nhận thấy Thụy Điển nói riêng và Bắc Âu nói chung là một thị trường nhiều tiềm năng cho hàng hoá Việt Nam cần được khai thác trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp của đoàn đã có cơ hội học hỏi được phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, phát triển thị trường, nắm bắt được những tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa của EU, từ đó có sự đổi mới từ quản trị doanh nghiệp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh để phát triển thị trường và hội nhập thành công.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Truy xuất nguồn gốc – “Tấm vé thông hành” vào EU

Từ năm 2026, cà phê và cao su Việt Nam muốn tiếp cận thị trường EU buộc phải truy xuất nguồn gốc bằng tọa độ đa giác. Đây không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn là cơ hội để khẳng định uy tín và chuẩn hóa chuỗi cung ứng nông sản theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Hậu kiểm – “tấm vé giữ uy tín” cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế

Việc Việt Nam và Trung Quốc ký kết hai nghị định thư xuất khẩu chanh leo và ớt tươi đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nông sản Việt khi bước vào sân chơi minh bạch, bền vững và hội nhập. Trong đó, cơ chế hậu kiểm được xem như "tấm vé" bắt buộc giúp duy trì uy tín, nâng cao giá trị thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thương mại điện tử Nhật mở lối cho hàng Việt

Thị trường Nhật Bản khắt khe nhưng giàu tiềm năng đang mở ra hướng đi mới cho hàng Việt thông qua thương mại điện tử. Với tốc độ tăng trưởng mạnh, kênh online có thể trở thành “cửa ngách” hiệu quả giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Nhật.
Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Ngành dừa tỷ đô và nghịch lý nhập khẩu

Dù đứng trong nhóm năm quốc gia xuất khẩu dừa hàng đầu thế giới, nhưng nghịch lý thay, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam lại phải chi hơn 7 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm từ dừa. Giá dừa tăng vọt, doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến, nông dân đua nhau trồng mới... nhưng bài toán phát triển bền vững cho toàn chuỗi vẫn đang bỏ ngỏ.
Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Thuế quan Mỹ - Phép thử sức bền với các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong bối cảnh biến động toàn cầu và làn sóng bảo hộ thương mại gia tăng, chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ năm 2025 đang đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, vượt lên trên các lo ngại về chi phí và mất thị phần, nhiều doanh nghiệp đang xem đây là đòn bẩy cho quá trình tái cấu trúc toàn diện – từ chuỗi cung ứng, quy trình sản xuất đến chiến lược thị trường – để xây dựng nền tảng cạnh tranh bền vững và linh hoạt hơn.
Ngành gỗ Việt đạt mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025

Ngành gỗ Việt đạt mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD trong năm 2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,89 tỷ USD. Với kết quả này, ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2025.
Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Ngành gỗ Việt Nam buộc phải minh bạch nguồn gốc

Trước sức ép từ các chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ, ngành gỗ Việt Nam cần chủ động chứng minh tính hợp pháp trong chuỗi cung ứng, tăng minh bạch về nguyên liệu và củng cố niềm tin để giữ vững thị phần xuất khẩu chủ lực.
Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Căng thẳng tại Trung Đông, chính sách thuế bất ổn từ Mỹ và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra những biến số khó lường cho xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh cước vận tải leo thang, nguy cơ thiếu container và áp lực thời gian giao hàng gia tăng, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc chiến lược logistics, đồng thời Bộ Công Thương cũng nhìn nhận rõ các điểm cần điều chỉnh trong chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia giai đoạn tới.
Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Trước sự cố dư lượng kim loại nặng, ngành sầu riêng Việt Nam đang đẩy mạnh nâng chuẩn sản xuất, giám sát vùng trồng và kiểm soát an toàn thực phẩm để giữ vững đà tăng trưởng và uy tín trên thị trường xuất khẩu.
VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025, nhưng nguy cơ từ mức thuế đối ứng 46% của Mỹ có thể giáng một đòn nặng lên toàn ngành. Hiệp hội VASEP đã gửi văn bản khẩn tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, kiến nghị có giải pháp bảo vệ ngành xuất khẩu mũi nhọn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động