Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập

Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất và kinh doanh bền vững không còn là lựa chọn tự nguyện, mà trở thành con đường bắt buộc đối với doanh nghiệp Việt, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.
Nối lại chuỗi sản xuất bền vững để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh” Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên chọn sản phẩm “xanh”
Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập
Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập. Ảnh TPNS

“Thương hiệu xanh – Đậm sắc Việt”: Hành trình đồng hành cùng doanh nghiệp

Ngày 7/6, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp cùng Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) chính thức phát động Chiến dịch Tiêu dùng Xanh 2025 với chủ đề “Thương hiệu xanh – Đậm sắc Việt”. Chiến dịch không chỉ đơn thuần là một hoạt động truyền thông, mà còn là hành trình đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng năng lực cạnh tranh mới – nơi giá trị xanh là cốt lõi nâng tầm hàng Việt.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê và Bộ Công Thương, từ năm 2021 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình của các sản phẩm xanh đạt hơn 15% mỗi năm. Đáng chú ý, 72% người tiêu dùng được khảo sát sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm thân thiện môi trường.

Tuy nhiên, một nghịch lý đang tồn tại: dù nhiều doanh nghiệp đã bước đầu chuyển đổi “xanh hóa” quy trình sản xuất, nhưng lại gặp khó khăn trong việc kể câu chuyện thương hiệu một cách mạch lạc, dễ hiểu và giàu cảm xúc đến với người tiêu dùng.

Chiến dịch Tiêu dùng Xanh 2025 ra đời nhằm thu hẹp khoảng cách giữa “thương hiệu xanh” và “nhận thức xanh” trong cộng đồng. Thông qua hệ thống truyền thông đa nền tảng và mạng lưới hơn 800 điểm bán của Saigon Co.op trên toàn quốc, chiến dịch kỳ vọng lan tỏa sâu rộng thông điệp sống xanh và chọn hàng Việt có trách nhiệm.

Trọng tâm của chiến dịch là chương trình “Thương hiệu xanh – Đậm sắc Việt”, hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà cung ứng trong chuỗi phân phối của Saigon Co.op, xây dựng bản sắc thương hiệu gắn với phát triển bền vững.

Chiến dịch không dừng lại ở quảng bá mà đi sâu vào hỗ trợ doanh nghiệp kể lại hành trình chuyển đổi xanh của mình – từ nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn môi trường cho đến trách nhiệm xã hội. Những nội dung này sẽ được truyền tải trên báo in, báo điện tử, mạng xã hội, video clip, talkshow, và đặc biệt là tại hệ thống siêu thị trên toàn quốc.

Hệ thống POSM tại các điểm bán, các buổi livestream giới thiệu sản phẩm xanh, cùng loạt chương trình khuyến mãi theo chủ đề là cách Saigon Co.op cụ thể hóa cam kết “Chọn hàng Việt xanh – Sống xanh mỗi ngày”. Năm 2024, có 98 doanh nghiệp được vinh danh là “Doanh nghiệp Xanh”, tiên phong trong tiết kiệm năng lượng, tái chế và sản xuất tuần hoàn. Chiến dịch năm nay ưu tiên trưng bày sản phẩm của nhóm này, đồng thời mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp có định hướng chuyển đổi xanh rõ ràng.

Trong bối cảnh các rào cản thương mại mang yếu tố môi trường ngày càng phổ biến, “tấm hộ chiếu xanh” – đạt chuẩn ESG – đang trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng. Theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op, chiến dịch là nỗ lực tạo nền tảng thông tin minh bạch cho người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp kết nối thị trường và cung cấp dữ liệu thực tiễn cho quá trình hoạch định chính sách phát triển bền vững.

Tiếp nối chuỗi hoạt động, Saigon Co.op đã khởi động Lễ hội Mận hậu Sơn La tại 800 điểm bán toàn quốc, tiếp đó là chương trình “Gia đình Việt – Đại sứ xanh” (diễn ra từ 12/6 đến 2/7/2025), góp phần giới thiệu sản phẩm xanh đến đông đảo người tiêu dùng.

ESG – Cuộc chiến sống còn của doanh nghiệp trong thời đại xanh

Tiêu dùng xanh – Tấm hộ chiếu mới cho hàng Việt thời hội nhập
Doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài xu thế phát triển bền vững.

Bối cảnh toàn cầu với biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và yêu cầu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 khiến doanh nghiệp Việt không thể đứng ngoài xu thế phát triển bền vững. Đây là nhận định được nhấn mạnh tại Hội thảo “Tìm động lực tăng trưởng từ ESG” do Báo Đầu tư và Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS tổ chức.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc, ESG (môi trường – xã hội – quản trị) đang trở thành chuẩn mực toàn cầu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả không chỉ lọt vào “tầm ngắm” của nhà đầu tư mà còn được ưu tiên trong chuỗi cung ứng quốc tế. Tại Việt Nam, sau đại dịch Covid-19, cổ phiếu của các doanh nghiệp ESG liên tục tăng trưởng tốt.

“Doanh nghiệp nào dám đầu tư cho ESG sẽ tăng hiệu quả cạnh tranh, được nhà đầu tư đánh giá tích cực và dễ dàng thu hút vốn”, bà Ngọc khẳng định. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận đây là bài toán hóc búa, vì vừa phải duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa đảm bảo yếu tố môi trường và xã hội.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng, thực hành ESG không còn là khuyến khích mà là yêu cầu bắt buộc. Doanh nghiệp buộc phải “chiến đấu” để tồn tại trong “cuộc chơi” ESG.

Tuy nhiên, hành trình đó đang vấp phải nhiều thách thức. Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, nhận định: “Doanh nghiệp Việt hiện vẫn thiếu kiến thức, nhân lực và khung pháp lý để thực thi ESG hiệu quả”.

UNDP kiến nghị Việt Nam cần một chương trình toàn diện: từ nâng cao năng lực doanh nghiệp, hỗ trợ tiếp cận nhà đầu tư ESG, đến xây dựng khung pháp lý rõ ràng và thúc đẩy nhận thức cộng đồng.

Theo ông Matthew Smith, Giám đốc nghiên cứu Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, các yếu tố ESG giờ đây không còn là tùy chọn mà là tiêu chuẩn thiết yếu. “Nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp thực hành ESG là ít rủi ro, từ đó dễ đưa ra quyết định rót vốn”, ông nói.

Một khảo sát của PwC cho thấy, 80% doanh nghiệp tại Việt Nam đã đưa ra cam kết hoặc có kế hoạch thực hiện ESG trong vòng 2–4 năm tới. Tuy nhiên, theo UNDP, hiện vẫn có tới 70% doanh nghiệp chưa hiểu rõ các yêu cầu dữ liệu ESG, 76% thiếu cơ chế quản lý, và phần lớn chưa có báo cáo ESG đầy đủ.

Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ KH&ĐT), thẳng thắn chỉ ra: “Trong ba trụ cột ESG, yếu tố G – quản trị – là khó nhất. G chưa vững thì E (môi trường) và S (xã hội) cũng khó đảm bảo”. Bà cũng cho rằng chính sách hỗ trợ chưa rõ ràng khiến doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.

Một tín hiệu tích cực là dòng vốn ESG đang dịch chuyển sang châu Á. Theo thống kê của Morningstar, năm 2023, các quỹ đầu tư bền vững tại Đông Nam Á thu hút tới 325 triệu USD, tăng 11,2% so với năm trước. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt tiếp cận các kênh tài chính xanh.

Trong hành trình này, đã có những doanh nghiệp tiên phong. Công ty Én Vàng quốc tế (Hải Phòng) chuyển toàn bộ đội xe vận tải từ chạy xăng sang điện từ năm 2024, bất chấp khó khăn về giá thành và thiếu hỗ trợ từ chính quyền. “Chúng tôi tin vào lựa chọn này, và hoàn toàn không hối hận khi chuyển sang xe điện”, ông Nguyễn Văn Định – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty khẳng định.

Một ví dụ khác là BCG Energy – doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo – đang hợp tác với SK Ecoplant phát triển thêm 700 MW điện tái tạo tại Việt Nam. Công suất dự kiến đạt 2 GW nếu tích hợp cả điện sinh khối và điện rác.

Trong bối cảnh môi trường và phát triển bền vững đang trở thành “bộ lọc” quyết định sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp, việc đầu tư cho các yếu tố ESG không còn là “chuyện tương lai”, mà là yêu cầu hiện hữu. Sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng, yêu cầu từ đối tác toàn cầu, và chính sách phát triển xanh là những tín hiệu rõ ràng buộc doanh nghiệp Việt phải hành động ngay – nếu muốn tồn tại và vươn lên trong hành trình hội nhập.

Xây dựng chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp tạo vị thế cạnh tranh Xây dựng chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp tạo vị thế cạnh tranh
Nối lại chuỗi sản xuất bền vững để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới Nối lại chuỗi sản xuất bền vững để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới
Nhận diện rào cản khiến tiêu dùng xanh chưa thực sự trở thành xu thế Nhận diện rào cản khiến tiêu dùng xanh chưa thực sự trở thành xu thế
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, trong đó đề xuất mức thuế 20% đối với phần lãi từ chuyển nhượng bất động sản. Trong khi kỳ vọng chính sách sẽ giúp kìm hãm đà tăng giá nhà, nhiều ý kiến lo ngại người mua thực sẽ là bên gánh chịu chi phí cuối cùng, còn thị trường khó có khả năng giảm nhiệt nếu không xử lý tận gốc tình trạng đầu cơ, bỏ hoang bất động sản.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội lớn để hàng Việt vươn ra thị trường quốc tế, từ việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đến nâng cao năng lực cạnh tranh. Với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2025 sắp tới, doanh nghiệp Việt được kỳ vọng sẽ tận dụng “bệ phóng số” để tăng trưởng xuất khẩu bền vững.
Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp đang sôi động trở lại với chỉ số IIP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,2% - mức cao nhất kể từ 2020. Các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thép, điện tử… ghi nhận mức tăng trưởng tích cực khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu hồi phục. Doanh nghiệp tranh thủ tăng tốc sản xuất để đón sóng đơn hàng cuối năm, trong khi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đang tiếp thêm dư địa tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp.
Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Nguồn cung dồi dào trên toàn cầu khiến giá gạo thế giới tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 6/2025, kéo theo mặt bằng giá tại Việt Nam cũng biến động trái chiều. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tăng trưởng về lượng nhưng kim ngạch lại sụt giảm mạnh do giá xuất khẩu lao dốc.
Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Trong bối cảnh cả nước từng bước hướng tới giao thông xanh và phát triển bền vững, thị trường xe máy Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, với hơn 1,28 triệu xe được tiêu thụ – trung bình gần 5 xe mỗi phút.
Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Giá vàng trong nước tuần qua ghi nhận đà tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, với vàng SJC bật lên mốc 121,5 triệu đồng/lượng. Chuyên gia nhận định tuần tới, thị trường vàng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là chính sách thuế quan Mỹ và xu hướng đồng USD. Vàng sẽ tiếp tục bứt phá hay điều chỉnh tích lũy?
Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Giữa đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, sản lượng và công suất tiêu thụ điện toàn quốc liên tục phá kỷ lục trong tháng 6 và 7/2025. Trước áp lực lớn lên hệ thống điện quốc gia, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) khuyến cáo người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, chủ động điều chỉnh phụ tải để bảo đảm an toàn, ổn định vận hành hệ thống, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm nắng nóng và mưa bão.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Thủ đoạn mới của buôn lậu công nghệ cao: Kho ảo TikTok, hàng thật từ Trung Quốc

Lực lượng quản lý thị trường vừa triệt phá một kho hàng tại TP. Móng Cái (Quảng Ninh) do người Trung Quốc vận hành, chuyên trung chuyển đơn hàng đặt từ trang 1688.com và phân phối qua TikTok. Hệ thống kho được điều hành bằng phần mềm tiếng Trung, với tổng giá trị giao dịch lên tới 43 tỷ đồng chỉ sau 5 tháng hoạt động.
Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Nam Phi không áp thuế tự vệ với thép Việt: Ghi nhận vị thế xuất khẩu bền vững

Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) vừa ban hành thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu vào khối SACU. Tuy nhiên, Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp này do có thị phần dưới 3%, mở ra cơ hội duy trì xuất khẩu ổn định sang khu vực Nam Phi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động