Nhận diện rào cản khiến tiêu dùng xanh chưa thực sự trở thành xu thế

Tiêu dùng xanh (Green consumption) được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững, là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
Xây dựng chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp tạo vị thế cạnh tranh Nối lại chuỗi sản xuất bền vững để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới
Tiêu dùng xanh (Green consumption) được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng xanh được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững.

Tiêu dùng xanh – vấn đề tất yếu

Tiêu dùng xanh đang trở thành vấn đề tất yếu. Người tiêu dùng nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực đối với bảo vệ môi trường.

Tiêu dùng xanh là một nội dung trong Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam. Những năm qua, nhiều mô hình tiêu dùng xanh được cộng đồng hưởng ứng như: gói rau, củ, quả bằng lá chuối; dùng bình nước bằng thủy tinh, ống hút bằng tre hoặc giấy; sử dụng ly giấy thay ly nhựa, túi vải thay túi ny-lông…

Còn khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng.

Thực tế, tiêu dùng xanh đã khá phổ biến ở các nước phát triển và có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng lên. Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biện pháp “giải cứu trái đất” trước những biến đổi xấu của môi trường sống trên toàn cầu. Do đó, xu hướng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Khảo sát xu hướng tiêu dùng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Intage Việt Nam cũng cho thấy, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng tất yếu khi có tới 95% số người tiêu dùng đã có ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc thay đổi hành vi, thói quen hằng ngày. Có tới 73% số người tiêu dùng đang ưu tiên sử dụng sản phẩm thực phẩm được sản xuất hữu cơ và thuần tự nhiên; 59% lựa chọn ăn rau xanh, ngũ cốc thường xuyên hơn; 39% sẽ hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói, công nghiệp; 44% hạn chế sử dụng túi nhựa và 44% tái sử dụng quần áo cũ thay vì mua mới;…

Quản lý cấp cao Dự án Intage Việt Nam Trịnh Nguyễn Ngọc Linh chia sẻ, người tiêu dùng ngày nay quan tâm và tin tưởng các sản phẩm bền vững sẽ giúp tiết kiệm chi phí về mặt lâu dài dù chi phí ban đầu cao. Sức khỏe, an toàn của bản thân và gia đình là yếu tố quan trọng nhất với họ khi lựa chọn các sản phẩm để mua sắm. Do đó, người tiêu dùng có xu hướng chọn các sản phẩm hữu cơ và tự nhiên để tránh tiếp xúc với hóa chất và độc tố.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Agritrade) Nguyễn Minh Tiến cho biết, các hoạt động thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh trong thời gian gần đây đã tác động tới nhận thức và tâm lý của người tiêu dùng về hàng nông sản bảo đảm an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng Việt ngày càng hiểu biết và đòi hỏi nhiều hơn từ các loại thực phẩm mình sử dụng. Bên cạnh đó, thu nhập người tiêu dùng tăng, nên cũng sẵn sàng trả chi phí cao hơn để có những sản phẩm chất lượng, tốt cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Việt Nam có nền sản xuất nông nghiệp phát triển cả về lượng và chất, phong phú chủng loại và tương đối thân thiện với môi trường. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nông sản đã đầu tư mạnh hơn vào khâu chế biến, đa dạng hóa sản xuất, liên kết với nhau để thúc đẩy phong trào sản xuất nông sản hữu cơ phát triển rộng khắp. “Đây chính là những yếu tố thuận lợi giúp xu hướng tiêu dùng xanh phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam thời gian tới”, Giám đốc Nguyễn Minh Tiến nhận định.

Điều gì chi phối người tiêu dùng khi ra quyết định mua sản phẩm?

Người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). Ảnh Nguyễn Trang
Người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). Ảnh Nguyễn Trang

Ông Thane Taithongchai, Phó tổng giám đốc StarPrint Việt Nam, trong Hội thảo 'Hành động hướng tới Kinh tế tuần hoàn' do CL2B Advisory tổ chức ngày 2/10, cho biết tình trạng một số sản phẩm được thiết kế bền vững không được sự đón nhận từ phía người tiêu dùng.

Một số doanh nghiệp không sử dụng nhựa để làm bao bì khiến sản phẩm dễ bị móp, gấp mép khi bày lên kệ hàng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm giảm uy tín của sản phẩm. Một số khác lại thay đổi trong quy trình sản xuất, dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, đẩy giá bán tăng theo.

“Người tiêu dùng đặt giá cả và tính tiện lợi, hữu ích lên hàng đầu khi đưa ra quyết định mua sản phẩm”, ông Thane nói.

Theo ông Thane, doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt yếu tố bền vững và giá cả hợp lý lên bàn cân. Việc tối ưu hóa có thể là giải pháp cho sản phẩm bền vững và không làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.

Các sản phẩm gắn mác “xanh” thường có giá cao hơn so với sản phẩm thông thường, là một trong những rào cản khiến tiêu dùng bền vững chưa thực sự trở thành xu thế.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp kinh tế tuần hoàn, thay đổi quy trình sản xuất, nâng cao công nghệ hoặc sử dụng những nguyên vật liệu có giá cao hơn để sản xuất sản phẩm xanh. Nhưng điều này lại làm tăng giá thành sản phẩm.

Nếu chỉ hướng đến tính bền vững mà không đảm bảo được các yếu tố còn lại, sản phẩm sẽ không được người tiêu dùng lựa chọn, theo bà Tôn Nữ Xuân Quyên, CEO BluSaigon.

Bà Quyên cho rằng, doanh nghiệp cần phải có sự minh bạch về chi phí. Thứ tự ưu tiên để người tiêu dùng cân nhắc quyết định mua hàng là chất lượng, thẩm mỹ, giá cả và cuối cùng mới là tính bền vững.

Trong trường hợp chi phí phát sinh khi lựa chọn công nghệ, nguyên liệu nhằm bù cho những tác động đến môi trường, theo bà Quyên, doanh nghiệp cần giải trình được với khách hàng rằng phần chi phí đó đến từ đâu, được sử dụng để đem lại giá trị cho môi trường như thế nào.

Thực tế cho thấy, nhiều giải pháp ứng dụng kinh tế tuần hoàn được áp dụng thông qua nguyên lý tăng cường hiệu suất đã mang lại kết quả nhất định. Chẳng hạn như tận dụng nhiệt lượng thừa ở các lò luyện thép hay sử dụng công nghệ để giảm tiêu hao, lãng phí vật liệu đầu vào.

Ông Hàn Hoàng, Đồng sáng lập Nuen Motor, cho rằng, doanh nghiệp cần biết cách xây dựng và sử dụng “câu chuyện xanh” một cách đủ hấp dẫn để khách hàng có thể hiểu và có sự đồng cảm.

Xây dựng chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp tạo vị thế cạnh tranh Xây dựng chuỗi cung ứng xanh giúp doanh nghiệp tạo vị thế cạnh tranh
Nối lại chuỗi sản xuất bền vững để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới Nối lại chuỗi sản xuất bền vững để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

“Sốt đất ảo” theo tin đồn sáp nhập, các địa phương đồng loạt cảnh báo

Các địa phương như Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình đồng loạt đưa ra cảnh báo nguy cơ "sốt đất ảo", nhất là tại các khu vực được dự đoán là trung tâm hành chính mới.
Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hàng không tăng 20% chuyến bay dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5 trên các đường bay nội địa, các hãng hàng không Việt Nam dự kiến thực hiện 7.536 chuyến bay (trung bình 685 chuyến/ngày), tăng tương ứng 24% và 21%.
Top những thương hiệu quạt cây đáng mua năm 2025

Top những thương hiệu quạt cây đáng mua năm 2025

Quạt cây là thiết bị làm mát quan trọng trong gia đình và văn phòng nhờ sự tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, với thị trường ngày càng đa dạng thì nên mua quạt đứng hãng nào?
Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Chuyên gia lạc quan về xu hướng tăng của giá vàng trong tuần tới

Tuần qua, giá vàng thế giới điều chỉnh vào cuối tuần sau khi liên tục lập kỷ lục mới, nhưng cả nhà đầu tư lẫn chuyên gia phân tích đều tiếp tục duy trì sự lạc quan về xu hướng của giá vàng trong tuần tới.
Đại sứ EU mong ca cao Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên bản đồ toàn cầu

Đại sứ EU mong ca cao Việt Nam được biết đến nhiều hơn trên bản đồ toàn cầu

Trong chuyến thăm đến các nông trại và hợp tác xã (HTX) tại hai tỉnh Tây Nguyên vào tuần trước, Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier đã được tận mắt theo dõi quy trình trồng, thu hoạch, nếm trái ca cao tươi tại vườn và lắng nghe sự thay đổi trong phương thức trồng ca cao của nhà nông địa phương.
EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa thông báo Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm (ATTP) và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo tại Nhật Bản đang cao bất thường, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, người Nhật Bản ngày càng “chuộng” gạo Việt Nam, liệu đây có là cơ hội vàng cho ngành xuất khẩu gạo?.
Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Bất chấp nhiều thách thức, ngành dịch vụ thức ăn và đồ uống (F&B) tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025. Năm nay cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới.
Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng chiều nay tiếp tục đi lên theo hướng thẳng đứng, vàng nhẫn chạm mức 98,5 triệu đồng/lượng – cao nhất từ trước tới nay.
Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

“Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư. Tốt nhất nên giữ vàng chiếm tỷ trọng 10 - 30% trong danh mục. Ngoài ra cũng cần lưu ý là tuyệt đối không vay tiền để mua vàng”, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh lưu ý các nhà đầu tư.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động