Phó Thủ tướng yêu cầu hành động quyết liệt với ngành sầu riêng

Trước những phản ánh từ báo chí về bất cập trong kiểm soát chất lượng và tồn dư hóa chất trong sản xuất sầu riêng, ngày 20/5/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường vào cuộc xử lý, nhằm chấn chỉnh quy trình sản xuất và kiểm định, đảm bảo tính bền vững cho ngành hàng này.
Sầu riêng Việt Nam chật vật vào Trung Quốc giữa lúc Thái Lan tăng tốc Gỡ nút thắt cho sầu riêng Việt: Kiểm soát từ gốc, mở lối xuất khẩu sang Trung Quốc Nông dân 9x ở Đắk Nông trồng sầu riêng hữu cơ cho quả quanh năm, luôn "cháy hàng"
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 4446/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà liên quan đến thông tin phản ánh của báo chí về những vướng mắc trong việc kiểm soát dư lượng chất vàng O trong sầu riêng – mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam.

Theo thông tin được tổng hợp và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, bài viết “Sầu riêng vẫn loay hoay giải quyết chất vàng O” đã chỉ ra những hạn chế rõ ràng trong chuỗi sản xuất, từ việc thiếu quy chuẩn kỹ thuật đến công tác kiểm định còn rời rạc và yếu kém. Báo chí phản ánh, sự sụt giảm trong xuất khẩu sầu riêng không đơn thuần là vấn đề chất lượng, mà còn là hệ lụy của một quá trình phát triển thiếu định hướng và thiếu liên kết.

Trong khi Thái Lan – đối thủ cạnh tranh trực tiếp – đã xây dựng hệ thống sản xuất và kiểm soát chất lượng bài bản từ khâu trồng trọt đến phân phối, thì tại Việt Nam, việc trồng sầu riêng chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm truyền miệng của nông dân. Các quy trình kỹ thuật không được phổ biến rộng rãi, thông tin về phân bón, đặc biệt là những loại chứa cadimi – kim loại nặng có nguy cơ gây hại sức khỏe – gần như không được công khai minh bạch. Điều này dẫn đến chất lượng không đồng đều, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thu mua và xuất khẩu.

Đáng chú ý, từ đầu năm nay, Trung Quốc – thị trường xuất khẩu chính – đã tăng cường kiểm soát hàm lượng chất vàng O trong nông sản nhập khẩu. Tuy nhiên, cả nước hiện chỉ có một vài trung tâm kiểm định đủ năng lực xét nghiệm, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong khi các vùng nguyên liệu trọng điểm lại hoàn toàn thiếu vắng các cơ sở kiểm định đạt chuẩn.

Xuất khẩu sầu riêng từ đầu năm đến nay sụt giảm mạnh. Ảnh: MK
Xuất khẩu sầu riêng từ đầu năm đến nay sụt giảm mạnh. Ảnh: MK

Phát biểu về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết: “Hiện nay một lượng lớn sầu riêng vẫn được tiêu thụ trong nước nhưng không có đơn vị kiểm định chất lượng. Đây là một lỗ hổng rất lớn cần sớm được khắc phục.”

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng ngành sầu riêng cần tái cơ cấu từ gốc: kiểm soát chặt chẽ khâu sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu sạch, đồng thời thiết lập chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nông dân – doanh nghiệp – cơ quan quản lý. Chỉ khi sản phẩm “sạch từ gốc”, sầu riêng Việt Nam mới có thể giữ được độ “ngọt” lâu dài và duy trì được vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ động nghiên cứu các nội dung báo chí đã nêu, đồng thời chỉ đạo và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao. Đây được xem là bước đi cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho ngành sầu riêng Việt Nam trong thời gian tới.

Năm 2024, sầu riêng được ví như “ngôi sao sáng” khi đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu rau quả, góp phần đưa kim ngạch toàn ngành lên 7,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 130 triệu USD, giảm tới 74% so với cùng kỳ, kéo theo toàn ngành rau quả giảm 10,5%, chỉ thu về hơn 1,6 tỷ USD.

Nguyên nhân chính đến từ việc Trung Quốc siết chặt kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn dư lượng kim loại nặng và an toàn thực phẩm, khiến nhiều lô hàng bị trả về.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang chỉ đạo gấp rút hoàn thiện quy trình kiểm dịch, cấp mã số vùng trồng, phê duyệt cơ sở đóng gói, thúc đẩy chế biến sâu và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng.

Trong bối cảnh này, mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD trong năm 2025 được đánh giá là khó khả thi nếu ngành rau quả không chuyển hướng phát triển bền vững, tăng khả năng thích ứng và đa dạng hóa thị trường.

Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh
Sầu riêng Việt Nam đối mặt với giá rẻ chưa từng có: Giải pháp nào cho nhà vườn? Sầu riêng Việt Nam đối mặt với giá rẻ chưa từng có: Giải pháp nào cho nhà vườn?
Tháo gỡ nút thắt cho sầu riêng xuất khẩu: Không thể chậm trễ Tháo gỡ nút thắt cho sầu riêng xuất khẩu: Không thể chậm trễ
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vải thiều vào vụ sớm, sẵn sàng kênh tiêu thụ trong và ngoài nước

Vải thiều vào vụ sớm, sẵn sàng kênh tiêu thụ trong và ngoài nước

Mặc dù đối mặt thời tiết khô hạn kéo dài, vụ vải thiều năm 2025 vẫn được kỳ vọng bội thu. Các địa phương chủ lực đã chủ động các phương án sản xuất, kết nối tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu ngay từ đầu vụ.
Giá tiêu trong nước giảm nhẹ, xuất khẩu vượt 10.500 tấn trong nửa đầu tháng 5

Giá tiêu trong nước giảm nhẹ, xuất khẩu vượt 10.500 tấn trong nửa đầu tháng 5

Sáng nay (22/5), giá hồ tiêu tại các vùng nguyên liệu trọng điểm trong nước ghi nhận dao động trong khoảng 150.000 – 152.000 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới giằng co, trong nước quay đầu giảm mạnh

Giá cà phê thế giới giằng co, trong nước quay đầu giảm mạnh

Kết thúc phiên giao dịch sáng 22/5, giá cà phê robusta giao tháng 7/2025 trên sàn London giữ nguyên ở mức 4.903 USD/tấn, trong khi hợp đồng tháng 9 giảm 0,12%, còn 4.889 USD/tấn. Trên sàn New York, giá arabica giao tháng 7/2025 giảm 0,18% xuống 368,65 US cent/pound; hợp đồng tháng 9 cũng giảm 0,16%, còn 365,8 US cent/pound.
Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Xoài Úc Cam Lâm rớt giá kỷ lục, hàng nghìn tấn tồn kho

Từng là niềm tự hào của vùng đất Cam Lâm (Khánh Hòa), xoài Úc nay lại trở thành nỗi lo khi giá bán lao dốc, sản lượng ùn ứ, người trồng thua lỗ nặng. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương kêu gọi hỗ trợ tiêu thụ, chuyên gia đề xuất hướng đi bền vững hơn cho loại trái cây đặc sản này.
Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng cao, thị trường rộng mở

Niên vụ vải thiều 2025: Sản lượng cao, thị trường rộng mở

Niên vụ vải thiều năm 2025 đang đến gần, với nhiều tín hiệu tích cực từ sản lượng, chất lượng đến hoạt động xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu. Các địa phương trồng vải trọng điểm như Bắc Giang, Hải Dương hiện đang gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho một mùa vụ thành công.
Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Vàng SJC vượt 120 triệu, thế giới chạm mốc 3.300 USD

Sáng 21/5, giá vàng trong nước tăng mạnh theo đà thế giới, vàng miếng SJC lên tới 120,5 triệu đồng/lượng. Đà tăng được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu và bất ổn kinh tế - chính trị toàn cầu.
Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá heo hơi quay đầu giảm nhẹ tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 21/5, chưa ghi nhận biến động mới, miền Nam vẫn dẫn đầu. Hiện tại, các thương lái thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Giá tiêu neo quanh mốc 150.000 đồng/kg, áp lực giảm gia tăng

Sáng nay (21/5), giá tiêu tại các vùng sản xuất trọng điểm trong nước tiếp tục ổn định, dao động từ 150.000 – 153.000 đồng/kg, không đổi so với hôm qua.
Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Giá cà phê đồng loạt giảm sau dự báo tích cực từ USDA

Giá cà phê thế giới ngày 21/5 giảm mạnh trên cả hai sàn London và New York sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố dự báo sản lượng khả quan từ Brazil và Việt Nam. Trong khi đó, giá cà phê trong nước bất ngờ tăng trở lại nhưng được dự báo sẽ sớm chịu áp lực giảm theo xu hướng toàn cầu.
Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Đã đến lúc cá tra Việt trở về “chính danh” trên mâm cơm nội địa

Cá tra – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam – đã hiện diện tại hơn 140 quốc gia, nhưng lại chưa có vị thế xứng đáng ngay tại quê nhà. Trong bối cảnh xuất khẩu nhiều biến động, thị trường nội địa cần được xem là trụ cột chiến lược để ngành cá tra phát triển bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động