Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, mức độ tăng vẫn chưa đạt như thời điểm trước dịch.
Năm 2024 tiếp tục là năm bùng nổ của thương mại điện tử 3 điểm sáng của thị trường bán lẻ năm 2023 và xu hướng trong thời gian tới Thị trường bán lẻ Hà Nội sắp có thêm 4 trung tâm mua sắm và 11 khối đế bán lẻ
, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 3/2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng.

Mức độ tăng chưa đạt như thời điểm trước dịch

Tổng Cục Thống kê cho biết, sau dịp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu dùng của người dân quay trở lại trạng thái bình thường, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 3/2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 11,6%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 16%; may mặc tăng 10,1%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 15,8%; du lịch lữ hành tăng 66,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá

Tuy nhiên, so với thời kỳ trước dịch Covid-19, mức độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I năm nay vẫn chưa đạt như thời điểm trước dịch. Cụ thể, mức độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2024 giảm 3,3 điểm phần trăm so với mức tăng bình quân giai đoạn 2015-2019, là mức tăng trưởng thấp so với thời điểm trước dịch.

“Nên nhìn không phải chỉ là câu chuyện khó khăn mà như một cơ hội. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp thì lúc này cần phải theo những giải pháp đặc biệt, không phải là giải pháp tháo gỡ thông thường. Chúng ta phải quan tâm đến thị trường trong nước như là một lực lượng để mà bảo đảm cho nền kinh tế có nền tảng phát triển vững chắc”, PGS.TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế khuyến nghị.

Thực tế, khảo sát mới đây của một số tổ chức nghiên cứu thị trường cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu của mình. Cụ thể, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, chú trọng vào nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, hóa mỹ phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày. PGS.TS. Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN nhấn mạnh, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ các xu hướng và kịp thời thích ứng để có thể duy trì cạnh tranh trong bối cảnh thị trường không ngừng thay đổi.

“Xu hướng người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, trở nên cẩn trọng, quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ, quan tâm đến thành phần, quan tâm đến tính bền vững, câu chuyện xanh sạch thì tất cả sẽ đẩy cuộc cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên khốc liệt hơn. Bởi vì bây giờ câu chuyện chất lượng rất quan trọng, thị trường sẽ thay đổi rất nhanh. Câu chuyện chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng những cầu tiêu dùng sẽ là câu chuyện sống còn”, PGS.TS. Phan Chí Anh nêu rõ.

Tác động liên hoàn đến chuỗi sản xuất, kinh doanh

Việc người tiêu dùng giảm sức mua đã dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh, tác động liên hoàn đến chuỗi sản xuất, kinh doanh. Theo bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh, hiện tại người tiêu dùng không chỉ cắt giảm chi tiêu những mặt hàng xa xỉ, mà còn tiết kiệm trong mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hằng ngày. Điều này đã làm suy giảm sức mua trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp giờ đây lâm vào cảnh “lưỡng đầu thọ địch”, đã phải đối mặt với chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vốn vay…) tăng mạnh, lại phải chịu đựng sức mua yếu ớt của thị trường.

“Doanh nghiệp muốn điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ cũng rất khó khăn, vì tăng giá thì không bán được mà giữ hoặc giảm giá thì như cắt vào thịt mình. Hệ quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp đã chọn cách cắt giảm giờ làm, cắt giảm lao động, cắt giảm lương của công nhân để tìm cách sinh tồn”, bà Chi nói.

Ở một góc độ khác, các doanh nghiệp định hướng xuất khẩu cũng đang lâm vào cảnh khó khăn do người tiêu dùng ở các quốc gia phát triển thắt chặt chi tiêu. Theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) hàng dệt may luôn nằm trong tốp 5 mặt hàng bị tiết giảm khi kinh tế suy thoái. Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nửa đầu năm 2023 suy giảm khá mạnh, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải ký đơn hàng nhỏ lẻ hoặc không đúng sở trường để duy trì sản xuất, giữ ổn định lao động.

Trong ngành may mặc, chưa bao giờ doanh nghiệp với hàng nghìn lao động phải nhận đơn hàng chỉ 500 đến vài nghìn sản phẩm. Bên cạnh đó, đơn giá giảm rất mạnh, nhiều đơn vị sản xuất có giá gia công giảm tới 50%. Cụ thể, trước kia, mỗi chiếc áo sơ-mi có giá gia công từ 1,7-1,8 USD thì nay chỉ còn một nửa. Đó là chưa nói việc chậm, hoãn thời gian nhận hàng từ phía đối tác cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp về dòng tiền, kho bãi.

Doanh nghiệp dệt may đang cố gắng duy trì sản xuất giữ ổn định lao động.
Doanh nghiệp dệt may đang cố gắng duy trì sản xuất giữ ổn định lao động.

Ở nhóm ngành xuất khẩu thủy sản, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong sáu tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn thấp hơn 27% so với cùng kỳ, đạt gần 4,2 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022. Khó khăn của doanh nghiệp đến từ phía thị trường tiêu thụ kém, giá thức ăn, con giống và các chi phí đầu vào tăng cao, giá thành cao, trong khi giá bán hạ mà vẫn khó tiêu thụ, dẫn đến tồn kho càng khiến cho chi phí đội lên…

Hiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ nay đến cuối năm, giảm 2% (từ 10% xuống 8%) đối với nhiều mặt hàng. Việc giảm thuế giá trị gia tăng sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Tính toán để thích nghi với tình hình mới

Để gia tăng hiệu quả hoạt động tại thị trường trong nước, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hoá sản phẩm với giá cả cạnh tranh, tạo sự liên kết vững chắc để có chi phí hợp lý nhất ở các công đoạn, tiếp cận người tiêu dùng nhanh và hiệu quả. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển Doanh nghiệp cho rằng, nếu doanh nghiệp không kiểm soát chất lượng tốt thì rất khó tiếp cận thị trường.

“Bản thân doanh nghiệp, việc đầu tiên chúng ta phải tập trung vào các hoạt động sản xuất, các quy trình sản xuất phải chặt chẽ, đặc biệt là ở khâu kiểm soát đầu ra sản phẩm, phải đảm bảo đúng chất lượng, tiêu chuẩn. Vì nếu chúng ta chỉ biết sản xuất, không kiểm soát chất lượng tốt thì chắc chắn sản phẩm đầu ra không đạt mà đã không đạt thì khi phân phối sẽ bị ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp”, ông Mạc Quốc Anh cho biết.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước với các chương trình kích cầu tiêu dùng, trong đó ưu tiên phát triển các nền tảng thương mại và kỹ thuật số hiện đại. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và thương mại điện tử sẽ được khuyến khích với trọng tâm là sử dụng công nghệ kỹ thuật số để truy xuất nguồn gốc hàng hóa cũng như xây dựng các phương thức bán lẻ mới để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình liên quan, trong đó có Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.

Năm 2024 Việt Nam có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Năm 2024 Việt Nam có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Giá thịt lợn hôm nay 28/9: Thị trường bán lẻ lặng sóng đầu tuần Giá thịt lợn hôm nay 28/9: Thị trường bán lẻ lặng sóng đầu tuần
Giá thịt lợn hôm nay 2/10: Thị trường bán lẻ tiếp tục ổn định Giá thịt lợn hôm nay 2/10: Thị trường bán lẻ tiếp tục ổn định
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

“Với xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tận dụng thương mại điện tử (TMĐT) để đưa hàng hàng Việt, trọng tâm là hàng nông sản, hàng OCOP đến tận tay người tiêu dùng cũng được thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024.
Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Các doanh nghiệp xăng dầu cho hay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 90-150 đồng/lít; giá dầu diesel có khả năng tăng 670 đồng/lít vào ngày mai.
Giá xăng dầu được dự báo tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày mai (4/4)

Giá xăng dầu được dự báo tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày mai (4/4)

Các doanh nghiệp xăng dầu cho biết, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.
Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Giải thể hợp tác xã HTX Hoà Ninh Phát
Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có thể do nhiều nguyên nhân như do nguồn đất bị nhiễm cadimi hoặc do nguồn nước, khí thải từ nhà máy, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật thông tin.
Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần do ở vùng sâu, vùng xa và cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn, theo báo cáo của Tổng cục Thuế.
Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng.
Thời tiết bất lợi, tỉnh Bắc Giang nguy cơ mất mùa vải thiều

Thời tiết bất lợi, tỉnh Bắc Giang nguy cơ mất mùa vải thiều

Tỉnh Bắc Giang có 30.000 ha vải, mỗi năm thu 200.000 tấn. Tuy nhiên, năm nay sản lượng dự tính giảm 50% còn 100.000 tấn, trong đó một nửa là vải sớm.
Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống?

Cần làm gì để hiện đại hóa hệ thống chợ truyền thống?

Việc thiết kế các mô hình chợ truyền thống kết hợp hiện đại là việc cần thiết trong công tác quy hoạch đô thị; Cần giải pháp mang tính phù hợp và có lộ trình; Chợ truyền thống phải phát triển theo hướng phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động