Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Chính phủ vừa có chỉ đạo Bộ Tài chính hoàn thiện lại Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trình Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây. Tại dự thảo Luật đã bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Chính phủ đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ phục hồi kinh tế Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2023 Ngành thuế đang sử dụng cả trí tuệ nhân tạo trong hoàn thuế
Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Rà soát các mặt hàng không chịu thuế

Về quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), Bộ Tài chính nghiên cứu tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan trong từng lĩnh vực.

Trường hợp cần thiết có thể xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm đúng bản chất của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

Về quy định dịch vụ xuất khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0%, Bộ Tài chính tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đánh giá thực tiễn thi hành để nghiên cứu quy định tiêu chí, nguyên tắc phân loại, xác định dịch vụ xuất khẩu để làm cơ sở cho việc quy định các trường hợp dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0%.

Theo đó, phải bảo đảm công bằng, đúng bản chất của dịch vụ xuất khẩu, đồng thời kết hợp hài hoà giữa yêu cầu quản lý nhà nước và lợi ích của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu.

Trên thực tế, Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành quy định 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại dự thảo Luật sửa đổi lần này, để thu gọn đối tượng không chịu thuế, Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi một số quy định. Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi quy định mặt hàng phân bón, tàu khai thác thủy sản vùng khơi, vùng biển và một số loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ đối tượng không chịu thuế GTGT thành đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.

Ngoài ra, dự thảo Luật bổ sung quy định cụ thể tên 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT để Luật hóa các quy định đang thực hiện ổn định tại các văn bản dưới Luật (nghị định, thông tư) gồm:

Bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí, tàu chứa dầu mang quốc tịch nước ngoài do nhà thầu dầu khí, hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thuê để hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện đã thỏa thuận đặt dưới chế độ khai thác chung; vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh; vận chuyển hành khách công cộng bằng tàu điện, phương tiện đường thủy nội địa; sản phẩm nhân tạo là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người (nội dung quy định tại khoản 24 Điều 5 dự thảo Luật)…

Bộ Tài chính cho biết, với các nội dung sửa đổi, bổ sung theo đề xuất nêu trên, dự thảo Luật vẫn giữ nguyên 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nhưng đã thu hẹp các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT trong 26 nhóm này.

Bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Phân bón nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu.
Phân bón nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu.

Đáng chú ý, dự thảo luật bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, trong đó có mặt hàng phân bón được hiệp hội, doanh nghiệp đề nghị suốt thời gian qua.

Bộ Tài chính loại bỏ phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế 5%. Đây là điều doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước mong mỏi thời gian qua.

Theo giới chuyên gia, việc Bộ Tài chính đề xuất áp thuế giá trị gia tăng đầu vào 5% đối với mặt hàng phân bón, giúp sản phẩm phân bón trong nước có khả năng cạnh tranh hơn so với sản phẩm nhập khẩu.

Bởi thời gian qua, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước gặp nhiều khó khăn do phân bón không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng nên các doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế đầu vào thường ở mức 5-10% mà phải tính vào chi phí sản phẩm. Điều này gây tổn thất cho doanh nghiệp và giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Chưa kể, Nhà nước mất nguồn thu ngân sách do không thu được thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu với phân bón trong khi thuế nhập khẩu rất thấp hoặc đã được đưa về mức 0%.

Trong khi, nông dân phải mua phân bón với giá cao do các nhà sản xuất trong nước đã đẩy một phần chi phí thuế vào giá thành sản phẩm, kéo theo mục tiêu giảm giá phân bón để hỗ trợ nông dân không đạt được.

Ngoài ra, về quy định hoàn thuế giá trị gia tăng, Bộ Tài chính rà soát kỹ quy định về các trường hợp, điều kiện được hoàn thuế giá trị gia tăng, bảo đảm hợp lý, khả thi, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Nghiên cứu quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chấm dứt hoạt động để bảo đảm có tính khả thi; quy định cụ thể, phù hợp về quy trình, thủ tục và trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định pháp luật về quản lý thuế.

Dự thảo luật bỏ 12 loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng gồm: phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; lưu ký chứng khoán; dịch vụ tổ chức thị trường của sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán; dịch vụ bưu chính công ích; dịch vụ viễn thông công ích; dịch vụ Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; dịch vụ duy trì vườn thú; dịch vụ duy trì vườn hoa, công viên; dịch vụ duy trì cây xanh đường phố; dịch vụ chiếu sáng công cộng.
Hướng dẫn xác định hàng nhập khẩu không được giảm thuế GTGT Hướng dẫn xác định hàng nhập khẩu không được giảm thuế GTGT
Gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8% Gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8%
Gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8% Gỡ vướng trong thực hiện giảm thuế GTGT xuống 8%
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội kiểm tra, xử lý hành vi thổi giá chung cư

Trước thực trạng chung cư tăng giá bất thường thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội chấn chỉnh, xử lý hành vi đầu cơ, thổi giá chung cư, báo cáo bộ trước ngày 20/4.
Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu khiến tôm hùm bông ở Khánh Hòa chết hàng loạt

Nhận định nguyên nhân ban đầu do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hòa tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi, là cơ hội cho tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

Tận dụng thương mại điện tử đưa hàng hàng Việt đến tận tay người tiêu dùng

“Với xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc tận dụng thương mại điện tử (TMĐT) để đưa hàng hàng Việt, trọng tâm là hàng nông sản, hàng OCOP đến tận tay người tiêu dùng cũng được thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chia sẻ tại diễn đàn thương mại điện tử TikTok Shop Summit 2024.
Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Người tiêu dùng Việt Nam đang thận trọng hơn với thói quen chi tiêu

Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, mức độ tăng vẫn chưa đạt như thời điểm trước dịch.
Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Giá xăng dầu được dự báo tăng nhẹ vào ngày mai

Các doanh nghiệp xăng dầu cho hay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 90-150 đồng/lít; giá dầu diesel có khả năng tăng 670 đồng/lít vào ngày mai.
Giá xăng dầu được dự báo tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày mai (4/4)

Giá xăng dầu được dự báo tăng lần thứ 3 liên tiếp vào ngày mai (4/4)

Các doanh nghiệp xăng dầu cho biết, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.
Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Thông báo về việc giải thể của hợp tác xã

Giải thể hợp tác xã HTX Hoà Ninh Phát
Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Chưa rõ nguyên nhân 30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi

Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn đến hàm lượng kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có thể do nhiều nguyên nhân như do nguồn đất bị nhiễm cadimi hoặc do nguồn nước, khí thải từ nhà máy, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật thông tin.
Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần

Còn 10 cửa hàng xăng dầu chưa xuất hóa đơn điện tử từng lần do ở vùng sâu, vùng xa và cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn, theo báo cáo của Tổng cục Thuế.
Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Thống nhất đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC

Chiều 28/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã chủ trì cuộc họp toàn thể của Hội đồng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động