Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon
Việt Nam đàm phán bán 5,15 triệu tấn carbon rừng, giá tối thiểu 10 USD/tấn Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia |
Tỉnh Bến Tre là vùng có diện tích dừa lớn nhất nước với khoảng 78.000ha (năm 2023). |
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, đến tháng 8/2024, Việt Nam sẽ có sản phẩm lúa phát thải. Thực tế Ngân hàng Thế giới đã cam kết chi trả 10 USD/tín chỉ carbon từ lúa.
Tuy nhiên, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngoài lúa, việc trồng dừa cũng là một thế mạnh. Đối với loại cây này, không chỉ quả mà ngay cả thân, lá, hoa... đều có thể được sử dụng để làm ra các sản phẩm có giá trị gia tăng khác nhau như nước tương, đường mật... Thậm chí, người dân còn có thể khai thác tiềm năng tín chỉ carbon từ cây dừa.
Cây dừa mang lại nhiều nguồn lợi cho người dân
Tỉnh Bến Tre là vùng có diện tích dừa lớn nhất nước với khoảng 78.000ha (năm 2023). Ngoài ra, Bến Tre có lượng nước ngọt từ ba con sông lớn cung cấp nguồn nước để nuôi dưỡng rừng dừa xanh tốt, kết hợp nắng gió dồi dào tạo điều kiện để hấp thụ carbon tốt nhất. Sau nghiên cứu ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm cho thấy, cây dừa ở Bến Tre có khả năng hấp thụ một lượng CO2 đáng kể. Cây dừa còn là cây trồng có rất nhiều công dụng, mang lại nhiều nguồn lợi cho người dân..
Cụ thể, với 1 ha dừa ở độ 4 - 10 năm tuổi có khả năng hấp thụ 24,52 – 75,24 tấn CO2 (giống dừa cao) và 20,45 - 69,91 tấn CO2 (đối với giống dừa thấp). Ngoài ra, nếu dưới tán dừa, nông dân có trồng thêm một số cây trồng khác như ca cao, rau màu... có thể gia tăng khả năng hấp thu carbon. Hiện nay, giá bán tín chỉ CO2 thấp nhất là 5 USD/tấn CO2, nếu có minh chứng, Bến Tre sẽ thu về 9,75 - 29,25 triệu USD.
Mới đây, lần đầu tiên Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng). Đây là cơ sở ban đầu cho việc mở ra triển vọng bán tín chỉ carbon trên các vườn cây lâu năm; trong đó có các vườn dừa ở Bến Tre.
Ông Lê Anh Tuấn - công tác tại khoa môi trường và tài nguyên (Trường đại học Cần Thơ) đề xuất, tỉnh Bến Tre cần có những điều tra sâu rộng hơn khả năng tích giữ carbon trên toàn bộ địa bàn tỉnh, cả cây dừa và các loại cây nhiều năm khác, tiến đến có những chứng chỉ carbon và xúc tiến việc thương mại hóa các tín chỉ này như một nguồn lợi về kinh tế..
Theo các nhà chuyên môn, ngoài 78.000 ha vườn dừa, Bến Tre còn có khoảng 25.000 ha vườn cây ăn trái và gần 7.000 ha rừng ngập mặn có tiềm năng về nguồn cung ứng tín chỉ carbon. Nhận định ngành Nông nghiệp rất có tiềm năng tham gia thị trường tín chỉ carbon, cũng như hướng đến nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chống biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã, đang tập trung để tiếp tục phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, phát thải carbon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhận định về lợi thế của ngành Nông nghiệp tham gia thị trường tín chỉ carbon, ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bến Tre có trên 78 ngàn ha vườn dừa và 25 ngàn ha vườn cây ăn trái và gần 7 ngàn ha rừng ngập mặn thì việc tham gia thị trường carbon là rất khả thi và mang lại lợi ích cho người nông dân. Đặc điểm của sinh khối ở Bến Tre là cây xanh quanh năm và không có mùa rụng, thay lá nên hiệu quả hấp thu carbon là tương đối cao nhất.
Các chuyên gia của Trường Đại học Cần Thơ đã có nghiên cứu liên quan việc ước lượng khả năng hấp thụ CO2 của cây dừa qua sinh khối tại huyện Giồng Trôm. Kết quả cho thấy, cây dừa ở Bến Tre có khả năng hấp thụ một lượng CO2 đáng kể, với 1ha dừa ở Bến Tre có thể lưu giữ từ 25 - 75 tấn CO2. Bến Tre có trên 78 ngàn ha vườn dừa. Như vậy, có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2. Ngoài ra, từ số liệu so sánh trên cơ sở ứng dụng bản đồ viễn thám và GIS cho thấy ước tính sinh khối toàn tỉnh tăng từ năm 2018 - 2023, lượng CO2 tính toán giữ lại trong cây trồng tăng từ 158 triệu tấn lên 169 triệu tấn.
Nằm ngủ cũng có tiền nhờ bán tín chỉ carbon
Người dân còn có thể khai thác tiềm năng tín chỉ carbon từ cây dừa.. |
Với giá bán khoảng 5 USD/tấn CO2, hàng chục ngàn ha dừa tại tỉnh Bến Tre có thể mang lại thu nhập thường xuyên cho người dân trồng dừa nhờ bán tín chỉ carbon.
Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, xu hướng hàng hóa xuất khẩu sẽ bị đánh thuế theo mức thải carbon và hiện nay Việt Nam cũng đã cam kết với thế giới là sẽ tiến đến NetZero vào năm 2050. Do đó chiến lược giảm phát thải và tăng cường khả năng lưu trữ carbon, đặc biệt qua rừng và cây trồng là cần thiết cho phát triển kinh tế - môi trường - xã hội bền vững.
Trong bối cảnh Việt Nam cam kết cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính về 0 (net zero) vào năm 2050, giá trị kinh tế của cây dừa sẽ tiếp tục được nâng lên thông qua việc bán tín chỉ carbon. Bởi, 1ha dừa mỗi năm có hấp thụ được 70-75 tấn CO2.
Một chuyên gia tính toán, với diện tích dừa đang có và khả năng hấp thụ carbon của cây trồng này, khi bán tín chỉ carbon theo mức giá tương tự như tín chỉ carbon rừng (5 USD/tấn CO2) thì ngành này có thể thu thêm được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
TS Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Chính sách công và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, muốn có tín chỉ carbon từ dừa thì phải thay đổi các biện pháp trồng trọt hoặc đầu tư công nghệ mới để giảm phát thải khí nhà kính.
Theo ông Hải, người nông dân phải làm dự án trình cơ quan có chức năng để được phê duyệt và đăng ký với đơn vị thu mua, thẩm định.
Đơn cử, tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 79.000 ha diện tích trồng dừa, muốn tham gia thị trường carbon, người dân (hoặc thuê đơn vị có chức năng) phải đo được hiện trạng ban đầu diện tích dừa này hấp thụ bao nhiêu carbon trong tự nhiên và thải ra tự nhiên bao nhiêu khí nhà kính từ các hoạt động liên quan như bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, đốt lá dừa, xơ dừa, và các loại phế phụ phẩm…
Từ những con số trên đưa ra biện pháp để giảm phát thải bằng cách giảm phân hóa học, giảm thuốc trừ sâu, chế biến lá dừa, xơ dừa… Trong quá trình thực hiện, người dân phải ghi chép nhật ký thực hành giảm carbon, đặt máy đo lượng khí thải carbon tại vườn dừa để đo thông số môi trường nhằm xác định lượng carbon thải ra.
Việt Nam đàm phán bán 5,15 triệu tấn carbon rừng, giá tối thiểu 10 USD/tấn |
Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon |
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia |