Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp quan trọng để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Cách nào ngăn chặn hàng giả trên các sàn thương mại điện tử? Gia Lai: Khởi tố 23 vụ buôn lậu, gian lân thương mại Phát hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc, nghi giả mạo nhãn hiệu
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Sáng ngày 26/4, tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn Hợp tác phát triển kinh tế Bảo vệ thương hiệu – Bảo vệ người tiêu dùng. Diễn đàn nhằm thảo luận các giải pháp bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp trước tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu, doanh nghiệp nổi tiếng.

Phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái

Theo ông Phạm Minh Tuân - Trưởng phòng Cục nghiệp vụ Quản lý Thị trường - Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương): Thời gian qua, tình hình hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ gia tăng, với phương thức ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc biệt, để tránh bị phát hiện, các đối tượng đã thay đổi cách thức hoạt động bằng sử dụng nền tảng thương mại điện tử để bán trên không gian mạng.

Năm 2023 và quý I/2024 lực lượng Quản lý Thị trường đã thanh tra, kiểm tra 74.719 vụ và phát hiện 55.142 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 539 tỷ đồng. Trong đó, quý I năm 2024, kiểm tra, xử lý 31 vụ vi phạm về hàng giả; 1.702 vụ vi phạm về không rõ nguồn gốc xuất xứ; 1.058 vụ vi phạm về sở hữu công nghiệp, số tiền xử phạt trên 38 tỷ đồng.

Từ góc độ DN, ông Ngô Tấn, Giám đốc Công ty xây dựng Việt Nhật bức xúc khi sản phẩm của DN bị làm giả, làm nhái khiến DN tổn thất rất lớn. “Sản phẩm và thương hiệu của DN được dày công đầu tư phát triển, nhưng bị các đối tượng ngang nhiên làm giả, nhái thương hiệu và bán với giá thành thấp hơn nhiều so với sản phẩm của DN. Hành vi này cần phải bị xử phạt nặng vì không chỉ gây thiệt hại cho DN chân chính, còn làm tổn hại đến chi phí và niềm tin của người tiêu dùng”, ông Tấn bày tỏ.

Trình bày về vai trò của truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái và cạnh tranh thiếu lành mạnh, ông Lương Minh Huân – Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp – VCCI cho biết: Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng khốc liệt, thậm chí có cả tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh như hiện nay, không một doanh nghiệp nào muốn hàng hoá, sản phẩm dịch vụ của mình bị làm giả. Nên truy xuất nguồn gốc không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ được các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, nghiêm cấm các hành vi sao chép không hợp pháp mà còn thể hiện sự minh bạch và cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm.

“Truy xuất nguồn gốc là một hoạt động quan trọng đối với tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng. Truy xuất nguồn gốc giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường cạnh tranh lành mạnh và góp phần bảo vệ môi trường” - ông Lương Minh Huân thông tin.

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa mang lại nhiều lợi ích

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm tại diễn đàn.

Chia sẻ tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Kim Thoa – Tổng giám đốc Công ty An Khang Group cho biết: Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, trong đó An Khang Group cũng không phải ngoại lệ. Bởi doanh nghiệp vừa mất thời gian nghiên cứu, đưa ra thị trường sản phẩm mới thì chỉ sau một thời gian ngắn đã bị làm giả tràn lan, và sản phẩm được các đơn vị làm giả bán ra thị trường thì đến doanh nghiệp sản xuất cũng không thể cạnh tranh được.

Trong lúc “đau đầu” tìm giải pháp tự bảo vệ thương hiệu thì An Khang Group đã tiếp cận được giải pháp công nghệ tem chíp chống giả True Data của ACTIV vào việc quản lý truy xuất tất cả các sản phẩm mà doanh nghiệp đang phân phối.

"Áp dụng giải pháp này, ngoài được quản lý đầy đủ 10 thông tin truy suất mà thông tư số 02 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 28/3/2024 quy định, nó còn giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả: Kho, nhân sự kinh doanh, bán phá giá, quy trách nhiệm được người vi phạm, bảo vệ được thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ chính khách hàng của mình". - bà Nguyễn Thị Kim Thoa thông tin.

Đề cao lợi ích của việc áp dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc hàng hóa, tránh được nguy cơ bị cạnh tranh thiếu lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, ông Lương Minh Huân, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, với mỗi DN, truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chuỗi cung ứng liên quan, góp phần hỗ trợ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ khi nghiên cứu sản xuất cho đến tay người tiêu dùng. Việc làm này giúp hạn chế tình trạng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường.

“Truy xuất nguồn gốc giúp ngăn chặn việc sao chép không hợp pháp và sản xuất hàng giả. Các thông tin chi tiết về nguồn gốc và quá trình sản xuất giúp phân biệt sản phẩm chính hãng với hàng giả. Sản phẩm có nguồn gốc còn là cách để thể hiện sự minh bạch và cam kết của DN đối với chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm, giúp chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường được quy định bởi các tổ chức quốc tế. Điều này tạo lòng tin từ phía đối tác kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy mối quan hệ thương mại và tạo lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế”, ông Huân đề cập.

Nhấn mạnh vai trò của truy xuất nguồn gốc, TS. Nguyễn Quốc Toản, Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) chỉ rõ, truy xuất nguồn gốc đồng nghĩa với việc cơ quan hữu quan theo dõi, truy vết toàn bộ quá trình hình thành của sản phẩm, từ khi khởi tạo cho đến thành công cuối cùng.

“Nếu làm tốt truy xuất nguồn gốc, chuỗi cung ứng sẽ tiếp cận được thông tin của 1 sản phẩm thông qua các giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối. Người tiêu dùng có cơ sở thông tin để yên tâm lựa chọn hàng hóa chính hãng và cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong quá trình quản lý và kiểm soát hàng hóa trên thị trường”, ông Toản cho biết đồng thời thông tin, Bộ NN&PTNT cùng với các cơ quan chức năng đã phối hơp xây dựng Bộ quy chuẩn truy xuất nguồn gốc, áp dụng cho các địa phương trên cả nước. Bộ quy chuẩn này sẽ là nền tảng lõi và liên tục được cải tiến, cập nhật quy trình quản trị cho tất cả các đối tượng tham gia có điều kiện tương tác.

Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28/3/2024 quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, sẽ có hiệu lực từ 1/6/2024. Văn bản này yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc hàng hóa khi xây dựng dữ liệu phải đảm bảo tối thiểu 10 thông tin cơ bản về tên, hình ảnh sản phẩm, tên đơn vị sản xuất kinh doanh, địa chỉ,… Thông tin này được in mã gắn trên bao bì sản phẩm và được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia. Người tiêu dùng có thể tra cứu hạn sử dụng, nguồn gốc của sản phẩm.

Chống hàng giả, hàng nhái: Cần giải pháp đột phá Chống hàng giả, hàng nhái: Cần giải pháp đột phá
Ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.253 vụ việc vi phạm pháp luật trong tháng 1 Ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.253 vụ việc vi phạm pháp luật trong tháng 1
Bà Rịa - Vũng Tàu: Xử phạt 87 triệu đồng hộ kinh doanh livestream bán hàng giả, hàng lậu Bà Rịa - Vũng Tàu: Xử phạt 87 triệu đồng hộ kinh doanh livestream bán hàng giả, hàng lậu
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Đấu thầu “ế thảm”, vì sao giá vàng miếng càng ngày càng tăng?

Sau 3 lần hủy đấu thầu vàng, giá vàng miếng SJC tăng vọt lên trên 86 triệu đồng/lượng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.
Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Tốt nhưng khó thực hiện?

Cấm mua bán vàng bằng tiền mặt: Tốt nhưng khó thực hiện?

Trước đề xuất bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng, các chuyên gia cho rằng mua bán vàng bằng tiền mặt là rất tốt nhưng khó thực hiện.
Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng

Vàng miếng xác lập kỷ lục mới 86,2 triệu đồng, dự báo tiếp tục tăng nóng

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng tiếp đà đi lên, tại thời điểm 9h30, giá vàng miếng xác lập mức kỷ lục mới 86,2 triệu đồng/lượng.
Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nhiều hộ gia đình “sốc” khi nhận hoá đơn tiền điện

Nguyên nhân chính khiến hóa đơn tiền điện tăng cao được lý giải do nắng nóng. Ngoài ra, còn một lý do khác là hóa đơn tính tiền điện bị nhảy bậc theo biểu giá lũy tiến 6 bậc.
Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Vì sao giá cà phê mất đến 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần?

Giá cà phê hôm nay 5/5 trong khoảng 102.000 - 103.500 đồng/kg, như vậy giá cà phê nội địa đã “bốc hơi” khoảng 30.000 đồng/kg chỉ trong một tuần.
“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

“Cháy vé” máy bay đi Điện Biên

Vé máy bay đi Điện Biên sẽ tiếp tục "nóng" lên khi gần đến dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo khảo sát, các chuyến bay giữa Hà Nội - Điện Biên đã hết sạch vé, các chuyến bay từ TPHCM còn rất ít vé một chiều.
Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân giá vé máy bay tăng cao

Một số ý kiến cho rằng giá vé máy bay tăng cao quá mức, một phần do phải chịu thuế, phí không hề nhỏ, Bộ Tài chính đã chính thức lên tiếng về thông tin này.
Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Nắng nóng, giá dừa tươi tăng gấp 4 lần so với ngày thường

Hiện giá dừa tươi đã tăng lên 130.000 đồng/chục, cao gấp 4 lần so với trước đó. Không những giá cao mà còn biến động mạnh, giá buổi sáng báo khác chiều mua vào đã khác.
Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”

Ngân hàng Nhà nước lại hủy phiên đấu thầu vàng vào sáng nay (3/5) do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Theo các chuyên gia kinh tế, với nhu cầu thị trường hàng chục tấn vàng/năm, việc đấu thầu 16.800 tấn vàng như “muối bỏ bể”.
Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng, tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng

Sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo huỷ đấu thầu vàng miếng lần thứ 3 vào sáng nay (3/5), giá vàng miếng SJC tăng điên cuồng lên gần 86 triệu đồng mỗi lượng, lập đỉnh lịch sử mới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động