3 điểm sáng của thị trường bán lẻ năm 2023 và xu hướng trong thời gian tới

Mở rộng kênh bán, Shoppertainment & Edutainment, thanh toán qua mã. QR là 3 xu hướng sẽ dẫn đầu ngành bán lẻ trong năm 2024, theo Sapo dự đoán.
Năm 2024 tiếp tục là năm bùng nổ của thương mại điện tử Giáp Tết, hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động 6 điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2024
Điểm sáng lớn nhất của ngành bán lẻ năm 2023 là sự chuyển dịch sang mô hình kinh doanh bền vững hơn.
Điểm sáng lớn nhất của ngành bán lẻ năm 2023 là sự chuyển dịch sang mô hình kinh doanh bền vững hơn.

Trong khó khăn vẫn có nhiều điểm sáng

Kết quả khảo sát thường niên 15.000 khách hàng của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo cho thấy, doanh thu trung bình năm 2023 của phần lớn cửa hàng sụt giảm trên 30% so với năm 2022 (chiếm tỷ lệ 28,5%). Tuy nhiên, trong bức tranh kinh tế khó khăn, biến động của năm 2023 vẫn còn nhiều điểm sáng lạc quan.

Điểm sáng lớn nhất của ngành bán lẻ năm 2023 là sự chuyển dịch sang mô hình kinh doanh bền vững hơn. Một số nhà bán hàng đã chuyển dịch từ mô hình cá nhân (không đăng ký kinh doanh) sang mô hình hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty (giảm từ 35% năm 2022 còn 29% năm 2023).

Điểm sáng thứ hai là nhóm nhà bán hàng có doanh thu trung bình 2023 ở mức 500 triệu đến 1 tỷ và trên 2 tỷ đã tăng 3% so với năm 2022. Tuy giá trị đơn hàng trung bình có dấu hiệu sụt giảm (phổ biến ở mức dưới 300.000 đồng/đơn), nhưng nhóm có doanh thu cao trong ngành bán lẻ lại tăng lên. Điều này cho thấy một số nhà bán hàng đã áp dụng thành công chiến thuật mở rộng kinh doanh, bán thêm các sản phẩm mới và chuyển dịch sang tệp khách hàng có khả năng chi trả tốt hơn.

Điểm sáng thứ ba, một mô hình kinh doanh đang trở thành điểm nhấn là quán bida (Billiards). Thực tế cho thấy, người kinh doanh có sự đầu tư lớn về mặt cơ sở vật chất cho quán bida theo hướng tổ hợp giải trí, tạo chương trình gắn kết thân thiết với tệp khách hàng trẻ tuổi, làm nội dung sáng tạo và thời thượng.

Bên cạnh đó, số liệu khảo sát của Sapo còn cho thấy, xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ rệt: 55,4% nhà bán hàng đang kinh doanh trên ít nhất hai kênh - tại cửa hàng và một số kênh online. Sàn thương mại điện tử tiếp tục là kênh bán hàng online được sử dụng nhiều nhất trong ngành bán lẻ.

“Bán hàng đa kênh được xác định là “cứu cánh" trong tình hình kinh tế nhiều biến động, giá thuê mặt bằng tại các thành phố lớn đang có sự trồi sụt thất thường, sự siết chặt quy định trên sàn thương mại điện tử lớn, sự thay đổi về thuật toán trên các mạng xã hội - ảnh hưởng đến quá trình tiếp thị, chào bán sản phẩm của ngành bán lẻ”, báo cáo của Sapo đưa ra.

Bán hàng đa kênh là "cứu cánh"

Xu hướng mở rộng bán hàng đa kênh vẫn được thể hiện rõ rệt. 55,4% nhà bán hàng đang kinh doanh trên ít nhất hai kênh - tại cửa hàng và một số kênh online. Sàn thương mại điện tử tiếp tục là kênh bán hàng online được sử dụng nhiều nhất trong ngành bán lẻ. Điểm nhấn đặc biệt trong năm 2023, các nhà bán hàng có xu hướng mở rộng thêm kênh TikTok Shop (tỷ lệ người kinh doanh bán chủ yếu trên kênh TikTok chiếm 5,9%, tăng nhẹ so với năm 2022).

Bán hàng đa kênh được xác định là "cứu cánh" trong tình hình kinh tế nhiều biến động, giá thuê mặt bằng tại các thành phố lớn đang có sự trồi sụt thất thường, sự siết chặt quy định trên các sàn thương mại điện tử lớn, sự thay đổi về thuật toán trên các mạng xã hội - ảnh hưởng đến quá trình tiếp thị, chào bán sản phẩm của ngành Bán lẻ.

Sự sụt giảm về doanh thu cũng được thể hiện qua các hoạt động marketing. Các nhà bán hàng tập trung tối ưu chi phí, hầu hết chỉ sẵn sàng chi trả dưới 10% doanh thu cho marketing. Tuy được đánh giá là xu hướng chung trên toàn cầu nhưng tiếp thị qua người nổi tiếng, người ảnh hưởng (KOL, Influencers) vẫn nhận nhiều sự dè dặt từ phía người kinh doanh trong ngành Bán lẻ. Tỷ trọng chi phí marketing cho kênh này chỉ chiếm 5,24% - xếp sau cả hình thức tiếp thị truyền thống là SEO website. Nhà bán hàng đang tận dụng KOL/influencers phần lớn đang kinh doanh lĩnh vực nước hoa, mỹ phẩm; đồ mẹ & bé; đồ gia dụng; thời trang, quần áo, phụ kiện.

Tạo chương trình khuyến mại giảm giá vẫn là phương thức thúc đẩy doanh thu hiệu quả nhất, chiếm đến 41,12% tỷ trọng các hình thức thúc đẩy doanh thu được nhà bán hàng ưa chuộng.

Về vận chuyển, có thể thấy hai đặc điểm nổi bật. Trong lĩnh vực vận chuyển hỗ trợ bán lẻ, đã xác lập các tên tuổi lớn, phổ biến như giao hàng tiết kiệm, giao hàng nhanh, J&T Express. Sử dụng trực tiếp các hãng vận chuyển lớn vẫn đứng đầu hình thức giao vận phổ biến nhất trong ngành Bán lẻ (năm 2023 có 51,71% nhà bán hàng đang sử dụng).

Sự tăng trưởng đặc biệt của hình thức Ship nhanh trong 1 - 4 giờ qua Grab, Ahamove Be bike…. Tính cơ động, nhanh gọn và đáp ứng linh hoạt của hình thức này đã giải quyết đa dạng nhu cầu vận chuyển đơn hàng của chủ shop.

Về thanh toán, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang chiếm lĩnh ngành bán lẻ. Chuyển khoản qua số tài khoản ngân hàng đứng top 1 phương thức thanh toán được ưa chuộng của nhà bán hàng trên mạng xã hội, bán hàng trên website và bán hàng đa kênh.

Dấu ấn đáng ghi nhận nhất trong năm 2023 của hình thức thanh toán trong ngành bán lẻ là sự bùng nổ của chuyển khoản ngân hàng, bao gồm chuyển khoản bằng số tài khoản và chuyển khoản qua quét mã VietQR. Có tới 43,8% nhà bán hàng đang chấp nhận phương thức thanh toán qua chuyển khoản, trong đó 15,33% nhà bán hàng chuyển khoản qua hình thức quét mã VietQR.

Về nguồn vốn, 67% nhà bán hàng chủ động được vốn tự có, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm đang kinh doanh trên đa kênh (54%); thời gian kinh doanh trên 3 năm (58%). 11% nhà bán hàng gặp hạn chế khi vay ngân hàng và đang cần những giải pháp khác để đáp ứng được nhu cầu vay vốn, phần lớn là loại hình hộ kinh doanh. Có 7% nhà bán hàng không thể tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng dù muốn; phổ biến nhất là loại hình công ty.

3 xu hướng sẽ dẫn đầu ngành bán lẻ trong năm 2024

3 điểm sáng của thị trường bán lẻ năm 2023 và xu hướng trong thời gian tới
Bán hàng đa kênh được xác định là "cứu cánh" trong tình hình kinh tế nhiều biến động.

Có tới 75% nhà bán hàng lạc quan và kỳ vọng thị trường bán lẻ năm 2024 phục hồi và tăng trưởng.

Nhiều nhà bán lẻ cho biết có dự định mở rộng kênh bán trên các nền tảng trực tuyến, phổ biến nhất là mở rộng lên các mạng xã hội (Facebook, Zalo); sau đó là các sàn thương mại điện tử; và TikTok Shop. Trong ngành FnB, các chủ nhà hàng, quán cafe lại phần lớn lựa chọn việc Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh (40,9%); kênh bán hàng được lựa chọn mở rộng nhiều nhất là mạng xã hội (33,3%).

Có 3 xu hướng được dự đoán sẽ dẫn đầu ngành bán lẻ trong năm 2024 được Sapo Việt Nam đưa ra từ khảo sát của 15.000 nhà lẻ.

Thứ nhất, mở rộng kênh bán, đưa sản phẩm lên nhiều nền tảng kinh doanh khác nhau, tận dụng sức mạnh của các kênh bán hàng trực tuyến. Trong đó, các nhà bán lẻ sẽ tập trung khai thác hiệu quả thị trường trong nước với hơn 100 triệu dân nhờ sự thúc đẩy của các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy thương mại điện tử và các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa.

Thứ 2, Shoppertainment & Edutainment là xu hướng không thể bỏ qua trong ngành bán lẻ. Mua sắm tích hợp với trải nghiệm giải trí, sáng tạo nội dung số mang tính chất giáo dục sẽ đi kèm với tiếp thị sản phẩm. Người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu coi việc mua sắm là hoạt động giải trí, các nhà bán hàng không chỉ thuyết phục được khách hàng xuống tiền nhờ công năng sản phẩm, mà còn dựa vào các hình thức tiếp thị sáng tạo, hấp dẫn, thu hút. Mặt khác, nội dung tiếp thị sản phẩm ngày càng cần gia tăng hàm lượng chất xám, mang tính chất giáo dục và cung cấp thông tin hữu ích cho người tiêu dùng.

Ba là, hình thức thanh toán qua mã QR sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong số các hình thức thanh toán không tiền mặt. Các doanh nghiệp công nghệ như Sapo sẽ phối hợp chặt chẽ với mảng bán lẻ của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính để bắt nhịp xu hướng thanh toán của thị trường, đưa ra các giải pháp hỗ trợ toàn diện cho nhà bán hàng và người mua hàng.

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024 Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024
Năm 2024 tiếp tục là năm bùng nổ của thương mại điện tử Năm 2024 tiếp tục là năm bùng nổ của thương mại điện tử
Giáp Tết, hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động Giáp Tết, hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 61.000-63.000 đồng/kg, tại chợ truyền thống nhiều tiểu thương bán giá bình ổn nhưng thịt heo vẫn ế. Trong khi đó doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng vì giá heo được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Sau khi hủy 2 phiên đấu thầu vàng do không đủ số lượng đơn vị tham gia, các chuyên gia cho rằng cần tăng cung vàng bằng cách cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng theo hạn ngạch. Tuy nhiên, khi tỷ giá đang cao thì chuyện cho nhập khẩu khó được chấp nhận.
Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Thái Lan mới chớm vụ thu hoạch nhưng đã xuất hiện tràn ngập thị trường Việt Nam. Mặc dù mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch nhưng Thái Lan tham vọng thu 27 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp quan trọng để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Giá vàng tăng như vũ bão, nhiều nhà đầu tư đổ xô bán chốt lời

Sáng nay (27/4), vàng miếng SJC vượt mốc lịch sử lên 85,2 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn lên hơn 76 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.
Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng SJC “lên đồng” vượt 85 triệu đồng/lượng, cách nào ghìm cương?

Giá vàng trong nước liên tục "tăng nóng", thời điểm hiện tại giá vàng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp "ghìm cương con ngựa bất kham".
Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại

Các chuyên gia cho rằng, khó hy vọng chung cư ở Hà Nội giảm giá trở lại vì sự đổ vỡ của thị trường thời gian qua, nhà đầu tư gặp khủng hoảng thừa tiền, cũng như lãi suất cho vay mua nhà giảm.
Tiệm vàng ngưng bán vẫn có thể bị kiểm tra, xử lý

Tiệm vàng ngưng bán vẫn có thể bị kiểm tra, xử lý

“Doanh nghiệp đang kinh doanh hay đóng cửa tạm ngừng bán cũng có thể bị kiểm tra”, Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP HCM Nguyễn Quang Huy cho biết.
Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê tăng như vũ bão, lái buôn lùng sục vét sạch cây giống ở các vườn ươm

Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước và thế giới tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới. Giá cà phê tăng cao, người dân tích cực tái canh nên nguồn cung cây giống cà phê trở nên khan hiếm.
Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai (25/4) tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC, khối lượng chào thầu vẫn là 16.800 lượng, giá tham chiếu là 82,3 triệu đồng/lượng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động