Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Nông sản đang là “bức tranh sáng” trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Mừng - lo khi nông sản đua nhau tăng giá Cơ hội rộng mở cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Trung Quốc
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?
Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi xuất sang Trung Quốc cần đáp ứng yêu cầu gì?

Rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh

Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố; các cơ quan chuyên môn của địa phương về việc rà soát, tổng hợp các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo đó, để đẩy nhanh quá trình mở cửa thị trường cho mặt hàng quả dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho việc đăng ký mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi Nghị định thư được ký kết, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các cơ quan chuyên môn của các tỉnh, thành phố thông báo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký vùng trồng, cơ sở đóng gói 2 mặt hàng trên để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, các đơn vị rà soát, kiểm tra, đánh giá thực địa, tổng hợp danh sách các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi (quả có vỏ xanh, dừa gọt vỏ) và cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh (quả sầu riêng có vỏ, sầu riêng xay nhuyễn và cơm sầu riêng không có vỏ) nhằm đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Các đơn vị gửi kết quả tổng hợp danh sách về Cục Bảo vệ thực vật chậm nhất trước ngày 01/4/2024 để tổng hợp.

Sầu riêng chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc từ tháng 7/2022 và liên tục tăng mạnh trong thời gian qua. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng kỷ lục khi đạt 2,3 tỷ USD. Tuy nhiên, trong số này chủ yếu mới chỉ xuất khẩu trái tươi.

Đánh giá về triển vọng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam -cho rằng, năm 2024 xuất khẩu sầu riêng tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh. Số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho thấy, 2 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đạt 172,2 triệu USD, tăng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng tươi đạt 158,4 triệu USD, và sầu riêng đông lạnh đạt 13 triệu USD.

"Nếu sầu riêng đông lạnh Việt Nam được cấp phép, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 30% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này mỗi năm", ông Nguyên dự báo.

Nếu nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký kết sớm trong năm nay thì sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh sẽ mang về khoảng 3,5 tỉ USD.

Tương tự, trái dừa nếu ký được nghị định thư thì hứa hẹn năm nay sẽ mang về từ 500 - 600 triệu USD.

Cơ hội tăng thị phần xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt
Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt.

Nhờ mở cửa thị trường, tổng doanh thu xuất khẩu rau quả năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, trong đó, riêng xuất sang Trung Quốc đạt 3,6 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu hàng rau quả tăng chủ yếu do xuất khẩu quả sầu riêng (mã HS 0810.60.00) tăng cao đột biến. Trong năm 2023, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 2,1 tỷ USD, tăng tới 1,82 tỷ USD so với con số 288 triệu USD của năm trước đó. Trong đó, sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc (đạt 2,03 tỷ USD, chiếm 99,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước).

Diện tích sầu riêng cho trái của Việt Nam năm 2024 đang tăng mạnh. Một số chuyên gia lạc quan dự báo, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2024 có thể đạt 3,5 tỷ USD, tăng 55% so với năm ngoái.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2023 xấp xỉ 171,2 tỷ USD, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2022 (tương ứng tăng thêm 3,5 tỷ USD). Trong đó, có 12 nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.

Tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực sụt giảm.

Năm 2024 và những năm tiếp theo, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu. Với lợi thế gần về địa lý, giao thương thuận lợi, am hiểu thị hiếu tiêu dùng, nhiều nhóm hàng nông sản nước ta có thể ghi điểm tại thị trường tỷ dân này.

Tuy nhiên, thách thức với các doanh nghiệp trong nước là thị trường này ngày càng khó tính, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam.

Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
Cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản Cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản
Nông sản Việt có nhiều cơ hội gia tăng thị phần tại thị trường Anh Nông sản Việt có nhiều cơ hội gia tăng thị phần tại thị trường Anh
Phạm Khải

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Canada siết chính sách thuế quan: Ngành sắt thép Việt đối diện thách thức lớn

Việc Canada thay đổi chính sách thương mại đối với ngành sắt thép – thông qua cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) và áp thuế bổ sung cao (lên tới 50–75%) – có tác động đa chiều đến xuất khẩu sắt thép của Việt Nam, bao gồm cả thách thức tức thời và cơ hội chiến lược dài hạn.
Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống

Kiến nghị thống nhất thuế VAT với thức ăn chăn nuôi truyền thống

Các hiệp hội ngành chăn nuôi vừa kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành hướng dẫn thống nhất về thuế VAT với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi truyền thống. Hiện nay, sự không đồng nhất trong cách hiểu và áp dụng tại các địa phương đang gây thiệt hại lớn về chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi trong nước.
Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Thị trường bất động sản chờ “phanh”: Thuế 20% lãi chuyển nhượng có đủ sức hạ nhiệt?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến cho dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, trong đó đề xuất mức thuế 20% đối với phần lãi từ chuyển nhượng bất động sản. Trong khi kỳ vọng chính sách sẽ giúp kìm hãm đà tăng giá nhà, nhiều ý kiến lo ngại người mua thực sẽ là bên gánh chịu chi phí cuối cùng, còn thị trường khó có khả năng giảm nhiệt nếu không xử lý tận gốc tình trạng đầu cơ, bỏ hoang bất động sản.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội lớn để hàng Việt vươn ra thị trường quốc tế, từ việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu đến nâng cao năng lực cạnh tranh. Với các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2025 sắp tới, doanh nghiệp Việt được kỳ vọng sẽ tận dụng “bệ phóng số” để tăng trưởng xuất khẩu bền vững.
Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp nóng trở lại, doanh nghiệp tăng tốc đón đơn hàng cuối năm

Thị trường sản xuất công nghiệp đang sôi động trở lại với chỉ số IIP 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,2% - mức cao nhất kể từ 2020. Các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, thép, điện tử… ghi nhận mức tăng trưởng tích cực khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu hồi phục. Doanh nghiệp tranh thủ tăng tốc sản xuất để đón sóng đơn hàng cuối năm, trong khi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đang tiếp thêm dư địa tăng trưởng cho toàn ngành công nghiệp.
Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Thị trường gạo thế giới và Việt Nam tháng 6/2025: Giá giảm sâu, áp lực nguồn cung chưa dứt

Nguồn cung dồi dào trên toàn cầu khiến giá gạo thế giới tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 6/2025, kéo theo mặt bằng giá tại Việt Nam cũng biến động trái chiều. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tăng trưởng về lượng nhưng kim ngạch lại sụt giảm mạnh do giá xuất khẩu lao dốc.
Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Người Việt mua gần 5 xe máy mỗi phút: Thị trường tăng tốc trong xu hướng xanh hóa giao thông

Trong bối cảnh cả nước từng bước hướng tới giao thông xanh và phát triển bền vững, thị trường xe máy Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025, với hơn 1,28 triệu xe được tiêu thụ – trung bình gần 5 xe mỗi phút.
Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Giá vàng bứt tốc mạnh tuần qua: chuyên gia dự báo xu hướng nào cho tuần tới?

Giá vàng trong nước tuần qua ghi nhận đà tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, với vàng SJC bật lên mốc 121,5 triệu đồng/lượng. Chuyên gia nhận định tuần tới, thị trường vàng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là chính sách thuế quan Mỹ và xu hướng đồng USD. Vàng sẽ tiếp tục bứt phá hay điều chỉnh tích lũy?
Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện phá kỷ lục giữa nắng nóng, NSMO kêu gọi tiết kiệm điện

Giữa đợt nắng nóng gay gắt kéo dài, sản lượng và công suất tiêu thụ điện toàn quốc liên tục phá kỷ lục trong tháng 6 và 7/2025. Trước áp lực lớn lên hệ thống điện quốc gia, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) khuyến cáo người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, chủ động điều chỉnh phụ tải để bảo đảm an toàn, ổn định vận hành hệ thống, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm nắng nóng và mưa bão.
Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Việt Nam - Pakistan hướng tới kim ngạch 10 tỷ USD: Dệt may, Halal, thủy sản vào “trục chính”

Kỳ họp lần thứ năm Tiểu ban Hỗn hợp Thương mại Việt Nam - Pakistan vừa diễn ra tại Hà Nội đã đạt nhiều kết quả thiết thực, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Hai bên thống nhất thúc đẩy đàm phán Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi (PTA), mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, thủy sản, thương mại Halal, đồng thời hướng tới mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD trong tương lai gần.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

tap-doan-son-ha
partner-vingroup
partner-shb
partner-hdbank
partner-bivaco
partner-tan-hoang-minh-group
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động