Ngành bảo hiểm tất bật sau bão Yagi
Khu phố Cổ, sát công viên Hạ Long, tan hoang sau bão, ngày 8/9 . |
Giám định viên khẩn trương vào vùng rốn bão lũ
Sau trận bão, các công ty bảo hiểm đã khẩn trương triển khai ngay các hoạt động nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng, bao gồm cả hoạt động tạm ứng bồi thường. Với cam kết đảm bảo quyền lợi bảo hiểm và hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, Bảo Hiểm Bảo Việt đã huy động đội ngũ chuyên viên giám định hiện trường, giám định tổn thất đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ bồi thường trên địa bàn các tỉnh/thành phố bị ảnh hưởng. Đồng thời, Bảo Hiểm Bảo Việt cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng địa phương và làm việc trực tiếp với khách hàng để ghi nhận, xác định mức độ thiệt hại.
Ngay sau khi nhận tin báo bão Tổng Công ty Bảo hiểm BSH đã khẩn trương triển khai các hoạt động truyền thông cảnh báo giúp khách hàng phòng tránh và giảm thiểu tổn thất. Ngay sau khi cơn bão qua đi BSH đã huy động tối đa nguồn lực chuyên môn để hỗ trợ và giám định tổn thất cho khách hàng tại các tỉnh có bão quét qua. Đội ngũ giám định viên của BSH đã trực tiếp đến tận hiện trường bất chấp điều kiện vô cùng khó khăn và nguy hiểm, để đảm bảo các thiệt hại được ghi nhận chính xác và kịp thời, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.
Những hình ảnh từ thực địa cho thấy các giám định viên của BSH phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi thực hiện nhiệm vụ. Các con đường ngập sâu trong nước khiến việc di chuyển trở nên hết sức khó khăn. Một số khu vực bị ngập lụt nặng nề, giám định viên phải sử dụng các phương tiện tạm thời, tự chế như bè hoặc các tấm ván để có thể tiếp cận những địa điểm bị ảnh hưởng. Nhiều nơi nước ngập đến đầu gối, thậm chí sâu hơn, nhưng đội ngũ BSH vẫn không quản ngại nguy hiểm, lội nước và di chuyển qua những con đường lầy lội để đến với khách hàng.
Một giám định viên chia sẻ: “Chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong công tác giám định lần này. Không chỉ là vấn đề di chuyển khó khăn trong khu vực bị ngập lụt mà còn là việc xử lý hồ sơ ngay tại hiện trường, trong điều kiện thiếu thốn các trang thiết bị".
Đại diện hãng bảo hiểm BSH cho biết, giám định viên của văn phòng Tổng công ty đã được cử đi các tỉnh hết để hỗ trợ, bảo hiểm BSH cũng đang lên phương án điều giám định viên từ các tỉnh ít bị ảnh hưởng để đến các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều để hỗ trợ thêm.
Đại diện của bảo hiểm PTI cho biết, đã tăng cường thêm nhận sự bám địa bàn, hiện tổng số giám định viên đã hiện diện tại khắp các tỉnh thành có thiệt hại, bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội… và cả các địa phương bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu sau bão như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang…
“Đội ngũ GĐV gần 300 người của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng và tiến hành công tác giám định thiệt hại một cách nhanh chóng ngay khi điều kiện cho phép”, vị đại diện PTI nói thêm.
Theo anh Duy Nguyễn, PTI Lào Cai, khó khăn lớn nhất đang gặp phải trong công tác giám định là mất điện và mất sóng viễn thông làm gián đoạn thông tin liên lạc, gây ảnh hưởng đến quá trình hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, hiện đã kịp thời ứng phó bằng cách ghi nhận hiện trạng thiệt hại nhanh chóng qua ảnh chụp và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tổn thất ngay sau khi bão qua.
7.000 tỷ đồng yêu cầu bồi thường bảo hiểm sau bão Yagi
Hiện trường cần cẩu tại cảng Mipec, Hải Phòng đổ sụp do chịu tác động của bão số 3. |
Theo số liệu được Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) công bố tính đến 17 giờ chiều 12/9, qua số liệu báo cáo từ doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp đã tiếp nhận thông tin khoảng hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới; ghi nhận 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây là những số liệu sơ bộ ban đầu trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra, do số liệu về số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ.
Với số liệu được Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) công bố, tốc độ ghi nhận các vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản đang tăng nhanh theo diễn biến phức tạp sau bão, trong đó có lũ lụt tại rất nhiều tỉnh thành phía Bắc với các trung tâm kinh tế lớn.
Trước đó, cập nhật đến chiều 11/9, Tổng công ty Bảo hiểm PVI ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất về bảo hiểm tài sản, ước tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng. Con số này vẫn chưa bao gồm bồi thường bảo hiểm xe cơ giới và con người.
Đại diện Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội (MIC) cũng nhận định thiệt hại do bão Yagi gây ra là tổn thất rất lớn do thiên tai của ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và doanh nghiệp này nói riêng. Thống kê sơ bộ đến ngày 11/9, MIC ghi nhận khoảng 900 vụ tổn thất bao gồm tài sản, xe cơ giới và hàng hải, ước tính tổng bồi thường 230 tỷ đồng.
Tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) tính đến 10/9, doanh nghiệp này có gần 500 vụ tổn thất, trong đó có 16 vụ về bảo hiểm hàng hải, hơn 250 vụ bảo hiểm tài sản kỹ thuật, hơn 180 vụ tổn thất bảo hiểm xe cơ giới. Tổng số tiền bồi thường ước tính gần 200 tỷ đồng. Số liệu thiệt hại đang được BIC tiếp tục cập nhật.
Với các doanh nghiệp bảo hiểm lớn khác như Bảo hiểm Agribank tính đến ngày 11/9 có 400 yêu cầu bồi thường với giá trị khiếu nại bồi thường 100 tỷ đồng. Đến ngày 9/9, Bảo hiểm PTI cũng đã nhận 340 yêu cầu bồi thường với giá trị yêu cầu bồi thường 150 tỷ đồng. Bảo hiểm VietinBank đã ghi nhận trên 400 vụ tổn thất trên các nghiệp vụ tài sản, hàng hải và xe cơ giới, số tiền bồi thường ước tính hàng trăm tỷ đồng. Tương tự Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH – BHI) cũng đã tiếp nhận 350 yêu cầu bồi thường. Trong khi Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) cũng tiếp nhận khoảng hơn 500 vụ tổn thất, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng...
Với nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, tính đến chiều muộn 10/9, đã có 6 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm nhân thọ có ghi nhận về các vụ tổn thất về người là khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt tại các tỉnh, thành miền Bắc gây ra. Cập nhật con số tổng hợp tại 6 doanh nghiệp trên có 15 vụ, 15 người thương vong và số tiền ước chi trả và hỗ trợ ban đầu khoảng 9,72 tỷ đồng.
Cụ thể, tại AIA Việt Nam, cập nhật nhanh tính đến 13h30, ngày 9/9/2024, ghi nhận có 5 khách hàng đã tử vong do Bão số 3 gây ra, trong đó có 4 khách hàng tại Hải Dương và 1 khách hàng tại Quảng Ninh. Tổng quyền lợi bảo hiểm của 5 khách hàng này tại AIA Việt Nam là khoảng 6,5 tỷ đồng.
Tại Bảo hiểm Daiichi xác định có 6 nạn nhân tử vong trong vụ sạt lỡ ở Yên Bái. Số tiền ước tính chi trả là 2,7 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các DN bảo hiểm khác như Manulife, Prudential, Chubb, Shinhan, Phú Hưng, MAP, FWD, FWDA, MB Ageas, Hanwha, Fubon cũng đang rà soát những khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 vừa qua.
Thần tốc phủ sóng di động Viettel ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn |
Nguồn cung thực phẩm cho thị trường phía Bắc không thiếu |
Siêu thị khẳng định thiếu rau chỉ là cục bộ, mang tính thời điểm |