Siêu thị khẳng định thiếu rau chỉ là cục bộ, mang tính thời điểm

Do ảnh hưởng bão lũ khiến nguồn cung lương thực, thực phẩm ở các tỉnh phía bắc tăng gặp khó khăn, các nhà cung cấp đang tích cực tăng cường đưa hàng từ miền Nam ra miền Bắc để đảm bảo nhu cầu thị trường.
Hàng không, đường sắt vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc Thần tốc phủ sóng di động Viettel ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn Nguồn cung thực phẩm cho thị trường phía Bắc không thiếu
Rau xanh được bày bán tại siêu thị Winmart + sáng 12/9.
Rau xanh được bày bán tại siêu thị Winmart + sáng 12/9.

Hết hàng chỉ diễn ra cục bộ

Hoàn lưu của cơn bão số 3 đang gây mưa lớn và ngập cục bộ tại một số địa bàn của thành phố Hà Nội, gây khó khăn cho việc di chuyển các phương tiện, ảnh hướng đến việc cung ứng hàng hóa.

Tối 10/9, trên một số trang mạng xã hội, người dân Hà Nội phản ánh việc thiếu hàng tươi sống tại một số điểm bán, chủ yếu rau ăn củ ở một số cửa hàng, siêu thị nhỏ vào buổi tối.

Trả lời báo Tuổi Trẻ, đại diện WinMart cho biết việc thiếu hàng mà người dân phản ánh chủ yếu rơi vào buổi tối, cuối ngày, và việc hết hàng nếu có cũng chỉ diễn ra cục bộ tại một số thời điểm nhất định, tại điểm bán nhỏ.

Còn thời điểm này, hàng hóa tại các điểm bán ở Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung cơ bản đầy đủ, hàng được châm lên quầy kệ liên tục với giá bán bình ổn, thậm chí áp dụng nhiều khuyến mãi.

"Hiện tại, hoạt động vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến các siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN đang gặp trở ngại do tình trạng ngập lụt và sạt lở tại các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên chúng tôi đã triển khai một số giải pháp để cung ứng hàng hóa kịp thời phục vụ người dân", đại diện đơn vị này khẳng định.

Tương tự, đại diện các siêu thị MM Mega Market, Lotte Mart... khẳng định việc thiếu hụt hàng nếu có cũng chỉ là cục bộ, mang tính thời điểm, còn lại lượng hàng đơn vị vẫn khá dồi dào, đặc biệt ở các điểm bán lớn.

Thậm chí nhiều mặt hàng thiết yếu được người dân mua nhiều trước đó như bánh mì, nước suối, trái cây, thịt... đang được tăng cường lên quầy kệ liên tục nên nguồn cung nhiều thời điểm vượt nhu cầu.

Tuy vậy, nhiều đơn vị bán lẻ cho biết giao thông đi lại khó khăn, bị chia cắt ở nhiều vùng khiến công tác giao nhận hàng hóa từ kho đến một số điểm siêu thị, cửa hàng nhỏ, ở vị trí xa đang gặp khó khăn, vì thế việc hàng đến điểm bán có thể bị chậm hơn bình thường, nhất là sản phẩm tươi sống.

"Nhìn chung việc thiếu hàng cục bộ sẽ được khắc phục sớm nhờ nhiều giải pháp được đưa ra, đặc biệt ưu tiên tính toán chuyển từ nơi dư sang nơi thiếu trong khu vực lân cận để kịp thời phục vụ người dân", đại diện một đơn vị bán lẻ khẳng định.

Tăng cường hàng hóa cho miền Bắc

Siêu thị khẳng định thiếu rau chỉ là cục bộ, mang tính thời điểm
Người dân mua hàng tích trữ tại siêu thị.

Trong những ngày qua, chuỗi cung ứng hàng hóa của các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Central Retail, MM Mega Market cũng như nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh đã tập trung nguồn lực nhằm tiếp ứng hàng hóa cho các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi) và mưa lũ sau bão. Các DN cam kết giữ nguyên giá bán, không tăng giá.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho hay, trước khi bão Yagi đổ bộ, các siêu thị Co.opmart ở phía Bắc đã chủ động tăng lượng hàng dự trữ lên gấp 3 so với ngày thường, tập trung vào các loại rau củ quả, gạo, mì ăn liền, bún ăn liền, đường, dầu ăn, bột ngọt…

"Hiện nay, Saigon Co.op đã tăng cường dự trữ hàng hóa tại miền Bắc gấp 3 lần so với bình thường, đồng thời duy trì hoạt động 24/24 của trung tâm phân phối tại Bắc Ninh. Số lượng xe được Saigon Co.op điều hướng từ các trung tâm khác đến phục vụ riêng cho thị trường miền Bắc đã tăng gấp 3 lần so với ngày thường. Ngoài xe chuyên dụng, Trung tâm phân phối Saigon Co.op đã linh động sử dụng xe tải gọn nhẹ nhằm có thể di chuyển nhanh chóng trên đường. Ngoài ra, các mặt hàng rau củ từ Đồng Nai, Lâm Đồng và các tỉnh miền Tây cũng được vận chuyển ra miền Bắc để đáp ứng nhu cầu, bao gồm hơn 200 tấn rau quả như rau muống, cải thảo, dưa leo, cà chua và nhiều loại trái cây khác", ông Nguyễn Ngọc Thắng cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, hiện nay, tại từng siêu thị ở các tỉnh miền Bắc, nhu cầu mua sắm tăng 50% so với ngày thường. Các đơn hàng đặt trực tuyến tăng gấp 2 - 3 lần, tập trung vào nhóm thực phẩm khô như mì, bún, miến phở ăn liền, lương khô, sữa, bánh kẹo... Những đơn hàng này được nhân viên sắp xếp, nỗ lực giao trong ngày.

Đối với những khu vực đang bị giao thông chia cắt, Co.opmart trao đổi với khách hàng nhằm tìm kiếm giải pháp giao nhận thuận tiện nhất. Ngoài việc đảm bảo nguồn cung, Co.opmart còn tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mãi lớn cho các sản phẩm thiết yếu. Các mặt hàng được giảm giá từ 15 - 35% bao gồm mì, phở, thịt hộp, sữa, bánh kẹo cùng với chương trình mua 1 tặng 1; hoặc ưu đãi khi mua nhiều sản phẩm gia dụng như nước giặt, giấy vệ sinh và rau củ quả.

Tương tự, hệ thống siêu thị GO!, Big C tại các tỉnh phía Nam cũng đã tăng cường 100% sản lượng cung ứng rau củ các loại so với ngày thường cho các tỉnh miền Bắc. Theo đó, trung bình mỗi chuyến xe từ Đà Lạt giao cho miền Trung và miền Bắc là 40 tấn/chuyến, nay tăng lên 75 - 80 tấn. Tính đến ngày 11/9, Central Retail Việt Nam (chủ hệ thống siêu thị GO!, Big C) đã vận chuyển 3 chuyến hàng đến các siêu thị GO!, Big C miền Bắc với khoảng 150 tấn rau củ quả.

Hệ thống MM Mega Market cũng đang tăng dự trữ nguồn hàng thực phẩm do lo ngại sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xảy tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ, bảo đảm có đủ nguồn hàng tươi sống như rau củ quả, thịt lợn… đi khắp các tỉnh, thành Bắc Bộ; đặc biệt là Quảng Ninh, Hải Phòng...

Đại diện MM Mega Market cho biết, đơn vị đã tăng lên 2 chuyến xe vận chuyển rau củ, quả từ Bình Dương và Lâm Đồng đến Hà Nội mỗi ngày (tương đương 16 tấn). Đơn vị vẫn nỗ lực duy trì nguồn cung ổn định nhất có thể với cam kết không tăng giá hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống như rau củ quả, thịt cá...

Trong khi đó, để đáp ứng hàng hóa cho các siêu thị, nhà phân phối, các DN sản xuất của TP. Hồ Chí Minh cũng đã đẩy mạnh tăng tốc sản xuất hàng hóa. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA) cho biết, ngay khi nhận được thông tin bão Yagi gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc, lãnh đạo FFA đã làm việc với các đơn vị sản xuất chủ lực thuộc Hiệp hội để đánh giá tình hình cung ứng và tăng cường sản xuất trong tình hình miền Bắc thiếu hàng tạm thời.

Hiện các doanh nghiệp ngành thực phẩm TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng tăng ca, tăng cường sản xuất, đưa thực phẩm ra miền Bắc để bình ổn thị trường, không để thiếu hàng và không tăng giá. Ngoài ra, các doanh nghiệp hội viên FFA cũng đang quyên góp, hỗ trợ người dân miền Bắc gặp khó khăn do bão lũ thông qua ủng hộ cá nhân, các chương trình thiện nguyện hay lời kêu gọi của Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh.

Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ Tạm dừng hoạt động Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu do mưa lũ
Siêu thị tích cực tăng cung, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá Siêu thị tích cực tăng cung, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá
Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân vùng lũ Khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ người dân vùng lũ
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2025–2026 dự báo đạt mức cao kỷ lục, trong khi áp lực dư cung từ Brazil và xu hướng tiêu thụ chững lại khiến giá cà phê tiếp tục trong đà điều chỉnh nhẹ trên thị trường quốc tế.
Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Giá xăng dầu điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7

Trên cơ sở diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới và thực hiện Nghị quyết 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng 2%, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm từ 0h00 ngày 1/7.
Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

Gạo và rau quả “hụt hơi”: Cảnh báo chiến lược hay cơ hội tái cấu trúc?

6 tháng đầu năm 2025, trong khi xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, thì gạo và rau quả – hai ngành hàng chủ lực – lại ghi nhận mức giảm đáng kể về giá trị. Tình trạng này không chỉ phản ánh khó khăn trước mắt từ thị trường, mà còn là dấu hiệu cho thấy cần sớm điều chỉnh chiến lược phát triển, tái cấu trúc mô hình xuất khẩu để thích ứng với yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác quốc tế.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư 40/2025/TT-BCT chính thức có hiệu lực, thiết lập quy định mới về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ. Quy trình được số hóa hoàn toàn qua hệ thống eCoSys, góp phần bảo đảm quản lý thống nhất, minh bạch và thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế.
Cà phê  – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Cà phê – “bài thuốc từ thiên nhiên” giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài hơn 30 năm của Đại học Harvard hé lộ: thói quen uống cà phê mỗi ngày có thể là một trong những yếu tố góp phần làm chậm quá trình lão hóa và duy trì thể chất lẫn tinh thần ở phụ nữ. Không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo, cà phê còn được ví như “người bạn đồng hành” trong hành trình sống khỏe, sống thọ.
Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Sầu riêng Việt: Làm sao giữ thị phần ngay trên “sân nhà”?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, trái với thành công trên thị trường quốc tế, thị trường nội địa lại chứng kiến nghịch lý: người Việt ngày càng chuộng sầu riêng nhập khẩu, đặc biệt là các giống cao cấp từ Malaysia và Thái Lan. Giữ vững thị phần trong nước đang trở thành bài toán cấp thiết đối với ngành sầu riêng Việt Nam.
Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu trong nước đi ngang, triển vọng dài hạn vẫn tích cực

Giá tiêu hôm nay (29/6) ổn định ở mức 128.000 – 133.000 đồng/kg sau chuỗi tăng nhẹ trong tuần. Dù thị trường thế giới đang chịu sức ép từ thuế quan và nguồn cung eo hẹp, nhiều dự báo vẫn lạc quan về xu hướng giá tiêu trong trung và dài hạn.
Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Giá cà phê giảm sâu kỷ lục: Nông dân Tây Nguyên đối mặt áp lực kép

Sau hơn hai tháng liên tục giảm, giá cà phê trong nước đã mất gần 30% giá trị, xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua. Trong khi đó, áp lực từ thị trường thế giới và vụ thu hoạch tại Brazil đang khiến triển vọng phục hồi giá trở nên mong manh.
Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Chỉ dẫn địa lý – “Hộ chiếu” giúp nước mắm Phú Quốc vươn tầm quốc tế

Nước mắm Phú Quốc, được công nhận chỉ dẫn địa lý từ năm 2012, không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là “tấm hộ chiếu” quan trọng để bảo vệ thương hiệu và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững vị thế và chống lại hàng giả, hàng nhái, Phú Quốc cần tiếp tục hoàn thiện quy chuẩn địa phương và ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý sản phẩm.
Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Nguy cơ cung vượt cầu và bài toán xây dựng tên tuổi ngành cau Việt Nam

Việt Nam từ lâu được biết đến là một quốc gia xuất khẩu cau lớn trên thế giới. Tuy nhiên, gần đây thị trường cau nội địa lại chứng kiến sự tăng đột biến trong nhập khẩu và phát triển trồng mới cau ồ ạt, dẫn đến nguy cơ cung vượt cầu. Vấn đề này đặt ra thách thức lớn trong việc xây dựng tên tuổi, nâng cao giá trị cho ngành cau Việt Nam nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động