Lý do khiến thanh long Việt mất vị trí dẫn đầu

Trong thời gian dài, Việt Nam luôn đứng số 1 về cả diện tích trồng và sản lượng thanh long xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ năm 2021, Việt Nam chuyển xuống vị trí thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.
Trái cây tỷ đô giờ bán rẻ bèo ngoài chợ đã tới lúc tìm hướng đi mới cho thanh long? Văn phòng SPS đề xuất gì trước thông tin một số siêu thị tại Anh dừng bán thanh long Việt Thách thức bủa vây trái thanh long Việt khi một số siêu thị tại Anh bất ngờ dừng bán do dư lượng thuốc trừ sâu
Nguyên nhân khiến thanh long Việt đi lùi
Nguyên nhân khiến thanh long Việt "đi lùi"

Tại Hội nghị “Phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam”, do Bộ NN-PTNT và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức ngày 29/9, các chuyên gia đã chỉ ra những hạn chế khiến ngành hàng tỷ USD thanh long thụt lùi.

Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Trưởng phòng Cây ăn quả và cây công nghiệp, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cho hay, trong thời gian dài, Việt Nam luôn đứng số 1 về cả diện tích trồng và sản lượng thanh long xuất khẩu. Tuy nhiên, kể từ năm 2021, Việt Nam chuyển xuống vị trí thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.

Hiện, Việt Nam có 55.000ha trồng thanh long, sản lượng đạt khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Trong khi, Trung Quốc có 67.000ha thanh long, sản lượng đạt 1,6 triệu tấn.

Cũng theo ông Mạnh, thời kỳ đỉnh cao của quả thanh long đã qua. Loại nông sản tỷ USD này đang có xu hướng đi xuống cả về diện tích và sản lượng.

Cụ thể, nếu như năm 2020, Việt Nam có trên 65.000ha thanh long thì đến năm 2022 chỉ còn 55.000ha (giảm gần 10.000ha). Sản lượng thanh long năm 2022 giảm tới 110.000 tấn so với năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu thanh long cũng giảm mạnh, từ mức đỉnh đạt 1,27 tỷ USD năm 2018 còn khoảng 663 triệu USD vào năm 2022. 8 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu chỉ ở mức 350 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, năm 2011, Trung Quốc chỉ có 3.400ha thanh long thì tới năm 2021 đã có 67.000ha, vượt Việt Nam.

Đồng tình với số liệu từ Bộ NN-PTNT, bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ ra các lý do khiến thanh long Việt "đi lùi".

Thứ nhất, hiện 80 - 85% sản lượng thanh long hàng năm phục vụ xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long chủ lực, chiếm tỷ trọng trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long. Trung Quốc giảm nhu cầu khiến việc xuất khẩu thanh long giảm mạnh.

Thứ hai, đã có thay đổi lớn trong cơ cấu mặt hàng trái cây xuất khẩu Việt Nam.

Năm 2021, thanh long chiếm 43% trong cơ cấu các mặt hàng, sầu riêng là 7,5%. Năm 2023, tỷ trọng thanh long đã giảm xuống còn 17,7%, trong khi sầu riêng vươn lên 46,9%.

Đây cũng là một lý do khác cho thấy sự ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc, người dân chuyển từ tiêu thụ thanh long sang sầu riêng. Rõ ràng, trong một thời gian dài, xuất khẩu thanh long phụ thuộc lớn vào thị trường nước láng giềng.

ngành nông nghiệp tập trung tổ chức lại sản xuất thanh long
Ngành nông nghiệp tập trung tổ chức lại sản xuất thanh long

Hiện, thanh long Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt. Trung Quốc đang đẩy mạnh sản lượng, tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam.

Về việc này, ông Nguyễn Quốc Mạnh - Trưởng phòng Cây ăn quả - Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho biết, Việt Nam từng là nước dẫn đầu thế giới về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thanh long.

Tuy nhiên, sau thời gian chiếm lĩnh được một số thị trường, thanh long Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức. Theo đó, yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã thanh long quả tươi xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Giống chủ lực của Việt Nam là thanh long vỏ đỏ ruột trắng có kích cỡ, mẫu mã đẹp và ấn tượng, nhưng vị nhạt, không giòn và ngọt như thanh long vỏ vàng.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu dẫn đến sự phát sinh, phát triển của nhiều loại sâu bệnh, dịch hại cùng với giá vật tư phân bón tăng cao ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, giá thành, an toàn thực phẩm và sức cạnh tranh.

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao khi chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch. Trong khi đó, xuất khẩu thanh long Việt Nam sang các thị trường mới như Ấn Độ và các thị trường tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, châu Mỹ... cũng như tiêu dùng trong nước và công nghiệp chế biến tăng trưởng không cao.

Song song đó, diện tích trồng thanh long thế giới có xu hướng tăng; đặc biệt Trung Quốc thị trường truyền thống, chủ lực đã tăng nhanh, vượt quy mô diện tích, sản lượng của Việt Nam. Ấn Độ, thị trường lớn, tiềm năng cũng có chủ trương tăng diện tích trồng thanh long phục vụ nhu cầu trong nước từ 3.000 ha hiện nay lên 50.000 ha trong 5 năm tới.

Do vậy, dự báo thị trường thanh long sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới nếu Việt Nam tăng diện tích thanh long, không nỗ lực cải thiện nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.

Theo ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, muốn thanh long phát triển bền vững chúng ta phải thực hiện quy trình sản xuất an toàn, giảm phát thải. Song song đó là nâng cao chất lượng giá trị của sản phẩm. Đồng thời, để phát triển bền vững cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết. Bởi dù giống tốt, trái tốt, nhưng tổ chức không tốt thì không hiệu quả, không đem lại giá trị gia tăng.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, đề xuất ngành nông nghiệp tập trung tổ chức lại sản xuất thanh long, đi vào chiều sâu trên diện tích còn lại, không mở rộng thêm diện tích mới. Đồng thời, các địa phương không để thanh long bị cây trồng khác thay thế.

Giải pháp nào cứu vùng thành long Bình Thuận khi tới nay đã giảm hơn 1.350ha diện tích? Giải pháp nào cứu vùng thành long Bình Thuận khi tới nay đã giảm hơn 1.350ha diện tích?
Tìm lại vị thế cho thanh long từ vườn tới chợ bằng giải pháp nâng chất liên kết sản xuất Tìm lại vị thế cho thanh long từ vườn tới chợ bằng giải pháp nâng chất liên kết sản xuất
Thanh long ruột đỏ chính vụ giá cao gấp đôi năm trước, có đủ sức hấp dẫn nông dân khôi phục vùng trồng? Thanh long ruột đỏ chính vụ giá cao gấp đôi năm trước, có đủ sức hấp dẫn nông dân khôi phục vùng trồng?
Anh Minh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá xăng giảm nhẹ, về sát 20.500 đồng/lít

Giá xăng giảm nhẹ, về sát 20.500 đồng/lít

Giá bán lẻ RON 95-III giảm 79 đồng/lít, về còn 20.528 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 giảm 109 đồng/lít, về còn 19.343 đồng/lít.
Redmi A4 5G - tân binh 5G giá rẻ của Xiaomi ra mắt

Redmi A4 5G - tân binh 5G giá rẻ của Xiaomi ra mắt

Xiaomi mới đây đã ra mắt thiết bị điện thoại thông minh giá rẻ Redmi A4 5G hỗ trợ kết nối mạng 5G, màn hình lớn, viên pin dung lượng lên đến 5.160mAh.
Giá tiêu bất ngờ giảm mạnh, mất mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu bất ngờ giảm mạnh, mất mốc 140.000 đồng/kg

Giá tiêu đầu giờ sáng nay giảm 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về kinh doanh cà phê và đồng USD neo ở mức cao.
Giá cà phê vọt tăng đến 3 con số

Giá cà phê vọt tăng đến 3 con số

Giá cà phê bất ngờ tăng mạnh đến 3 con số trên cả 2 sàn London và New York. Trong khi đó, giá cà phê trong nước quay đầu giảm, hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 113.500 đồng/kg.
ASUS trình làng siêu phẩm gaming phone ASUS ROG Phone 9 Series

ASUS trình làng siêu phẩm gaming phone ASUS ROG Phone 9 Series

ASUS ROG Phone 9 Series là dòng điện thoại cao cấp hỗ trợ chơi game của ASUS với chip đầu bảng, hệ thống tản nhiệt vượt trội, hệ thống AI thông minh hỗ trợ.
Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn sáng nay, 20/11, tiếp tục tăng theo đà đi lên của giá vàng thế giới. Xu hướng tăng đã trở lại với mặt hàng kim loại quý.
Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về cà phê

Giá tiêu đầu giờ sáng nay tăng nhẹ ở Đắk Lắk, giữ ổn định tại các địa phương còn lại so với cùng thời điểm hôm qua. Hồ tiêu vẫn đang chịu sức ép khi dòng tiền đổ mạnh về kinh doanh cà phê.
Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Tăng liên tục rồi lại đồng loạt giảm, vì sao giá cà phê lại có diễn biến lạ như vậy?

Thị trường cà phê trong nước đầu giờ sáng nay giảm nhẹ, giao dịch trong khoảng 113.300 - 113.800 đồng/kg. Sau khi tăng liên tục vào tuần trước thì trong tuần này, giá cà phê lại đồng loạt giảm, vì sao lại có diễn biến như vậy?
Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Sầu riêng nghịch mùa 200.000 đồng/kg, thương lái lùng khắp các vườn để mua

Hiện Việt Nam "một mình một chợ" về sầu riêng nên được giá, sầu Thái hàng loại A thu mua tại vựa đã vọt lên 190.000-200.000 đồng/kg.
Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng đồng loạt tăng mạnh, người dân phản ánh có tiền nhưng khó mua

Giá vàng quốc tế quay đầu tăng dựng đứng do xung đột Nga-Ukraine leo thang và giá USD ngừng tăng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh cả triệu đồng/lượng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động