Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), lễ hội diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9.
Sắp diễn ra Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 Lễ hội trái cây Hà Nội quảng bá sản phẩm đặc trưng của 6 vùng, miền Rộn ràng Lễ hội trái cây Thành phố Hà Nội năm 2023
Khai mạc Lễ hội Trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Khai mạc Lễ hội Trái cây Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Lễ hội diễn ra tại Trung tâm phân phối nông sản Tân Phát Địa, chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Bắc Kinh, nơi không chỉ phục vụ nhu cầu của hơn 22 triệu người dân thủ đô, mà còn cả các địa phương lân cận như Hồ Bắc, Thiên Tân…

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam là đối tác lớn thứ 3 thế giới của Trung Quốc về cung cấp trái cây và sản phẩm từ trái cây, tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và thế mạnh của mỗi bên.

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: “Đây là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm trái cây tiêu biểu, cũng như gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng, tăng cường hoạt động giao thương, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc”.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết: “Sự kiện này nhằm quảng bá rộng rãi hơn về những tên tuổi và hương vị đặc sắc của trái cây Việt Nam đến người dân Trung Quốc, đặc biệt là người dân ở sâu trong miền Bắc và miền Trung Trung Quốc, nơi có thu nhập cao và giá trị thị trường cao”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cũng cho rằng, sự kiện lần này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu kết quả hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại nông sản giữa hai quốc gia. Đây cũng là cơ hội rất quý để các doanh nghiệp của cả hai bên kết nối, giao thương, thúc đẩy hợp tác phát triển ngành hàng trái cây của hai nước.

Lễ hội thu hút, quy tụ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn trái cây tươi và sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam.

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ: “Lễ hội này chúng tôi đã mong muốn từ nhiều năm. Trung Quốc giờ đã có những tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe hơn trước. Do vậy, chúng ta cần có sự chuẩn bị sẵn sàng và đặt ra mục tiêu lớn lao hơn, đó là chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Đó cũng là mục tiêu chúng tôi đến đây, để giới thiệu chất lượng sản phẩm không chỉ của sầu riêng, mà còn nhiều sản phẩm khác đến với người tiêu dùng Trung Quốc”.

Người tiêu dùng, các đối tác tại TP Bắc Kinh (Trung Quốc) tham quan các gian hàng trái cây Việt Nam, sáng 29-9
Người tiêu dùng, các đối tác tại TP Bắc Kinh (Trung Quốc) tham quan các gian hàng trái cây Việt Nam, sáng 29/9.

Phía Trung Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc Lý Ngạn phát biểu, nhấn mạnh quan hệ "núi liền núi, sông liền sông" giữa hai nước, và sự phát triển không ngừng của hợp tác kinh tế thương mại. Ông cho biết, từ tháng 1-8/2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt gần 170 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, ông cũng nhắc đến những thành tựu trong xuất khẩu trái cây của Việt Nam vào Trung Quốc, với các sản phẩm nổi tiếng như sầu riêng, thanh long, xoài và chuối ngày càng được ưa chuộng. Ông bày tỏ hy vọng rằng Lễ hội Trái cây Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Trung Quốc, đồng thời khuyến khích người dân Bắc Kinh trải nghiệm hương vị trái cây đặc trưng của Việt Nam.

Ông Hoàng Hương Mẫn, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Freshcare Bắc Kinh cho biết, công ty ông chuyên nhập khẩu sầu riêng nhưng đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam.

“Hôm nay tôi rất vinh dự được tham dự Lễ hội Trái cây Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với doanh nghiệp trái cây đông lạnh của Việt Nam, cảm thấy rất vui. Tiếp theo, chúng tôi có kế hoạch tìm hiểu thêm về sầu riêng đông lạnh Việt Nam. Có thể nói, tiêu thụ sầu riêng ở Trung Quốc những năm gần đây tăng trưởng rất nhanh. Trong khi đó, nhiều thành phố cấp 3, 4 vẫn chưa có cơ hội được ăn sầu riêng. Do vậy, tôi cho rằng, lượng nhập khẩu loại trái cây này có thể tăng tới hàng chục, thậm chí hàng trăm lần trong tương lai” - ông Hoàng Hương Mẫn nói.

Ông Trương Ngọc Tỷ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Trung tâm Phân phối Nông sản Tân Phát Địa, bày tỏ: "Mong chờ sẽ có thêm nhiều loại rau quả Việt Nam chất lượng cao có mặt trên thị trường Trung Quốc, góp thêm sắc màu phong phú cho bữa ăn của người dân thủ đô Bắc Kinh".

Thời gian qua, Tân Phát Địa đã đẩy mạnh mở rộng cơ sở trồng trọt tại Việt Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia, Philippines, Malaysia và các nước khác, với tổng diện tích 325.000 mẫu Anh. Trong đó, thanh long, chuối, xoài, dưa hấu, khoai lang tím được trồng chủ yếu ở Việt Nam, với diện tích hơn 20.000 mẫu Anh. Trong tương lai, Tân Phát Địa sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác về sầu riêng, mít, nhãn, chanh leo, măng cụt và các giống cây trồng khác.

Nhiều hoạt động tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam tại Sơn La Nhiều hoạt động tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam tại Sơn La
Sắp diễn ra Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 Sắp diễn ra Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2
Lễ hội trái cây Hà Nội quảng bá sản phẩm đặc trưng của 6 vùng, miền Lễ hội trái cây Hà Nội quảng bá sản phẩm đặc trưng của 6 vùng, miền
Anh Minh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Gạo Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Philippines, bỏ xa Thái Lan

Tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines nhập khẩu 2,91 triệu tấn gạo từ Việt Nam, chiếm hơn 79% trong tổng số 3,68 triệu tấn gạo nhập khẩu của Philippines.
Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận vụ việc điều tra chống trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh từ Việt Nam

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp (CTC) đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Hàng hóa Việt Nam sẽ tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam, từ ngày 12 - 14/10, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản, tiến sâu hơn vào thị trường tỉ dân.
Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Danh sách thương nhân được cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có tổng số 163 thương nhân tại 23 tỉnh, thành phố được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

EC sẽ tới Việt Nam xem xét khả năng gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong tháng 10

Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam trong tháng 10 để kiểm tra công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo đối với Việt Nam

Cuối tuần qua, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo số một thế giới đã chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu với gạo trắng phi basmati. Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ, ông Bùi Trung Thướng, đã có những nhận định về tác động của quyết định này đối với thị trường gạo thế giới nói chung và thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về gần 4.000 tỷ đồng. Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD.
Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động